Dạy tiếng Nhật cho công ty XKLĐ, cô nàng bị sếp “củ hành” liên tục: Hết dịch bài với thù lao 100K lại phải đi “hầu rượu” khách hàng
Trần đời mới thấy một vị sếp quá quắt đến mức khó tin như vậy, rõ ràng ép nhân viên dịch thêm tài liệu với mức trợ cấp 100k/tháng đã đành, đằng này còn bắt cô nàng kiêm nhiệm luôn vị trí “ quan hệ đối tác” phải “hầu rượu” khách hàng.
Đi làm với vị trí A nhưng bị sếp bắt làm thêm các việc B, C, D mà không có trợ cấp là chuyện vốn không hiếm và đã gây ám ảnh cho khá nhiều dân công sở từ bao lâu nay. Thẳng thắn mà nói, những câu chuyện này vốn thuộc vào đề tài “ bóc lột sức lao động” gây nhức nhói. Cũng xoay quanh đề tài ấy, mới đây, một nàng giáo viên dạy tiếng Nhật cũng đã đăng đàn chia sẻ về tình cảnh “thê lương” của mình khi bị sếp “củ hành” liên tục như sau:
“Mọi người ơi em có nên nghỉ việc không ạ? Em là giáo viên dạy tiếng Nhật trong 1 công ty xuất khẩu lao động, với số lương là 7,5 triệu (không phụ cấp bất cứ khoản gì), em làm đến bây giờ là được 9 tháng.
Vì em còn trẻ, nên cũng không muốn đòi hỏi nhiều, nên em chấp nhận mức lương như thế mà không đòi hỏi gì. Nhưng nếu chỉ có việc dạy học thôi thì sẽ không vấn đề gì. Đằng này em phải vừa dạy học và vừa kiêm quá nhiều việc mà không có bất cứ khoản hỗ trợ hay đãi ngộ nào.
Ví dụ ngoài thời gian dạy, sếp bắt em phải dịch tài liệu, dịch hồ sơ gửi gấp. Có những lần đang dạy học, bên phòng dịch hồ sơ làm chậm không kịp gửi thì sếp sẽ yêu cầu em bỏ lớp đó và sang dịch. Có những ngày, em dạy xong, thì sếp yêu cầu ở lại thêm 2 tiếng để dịch. Liên tục 1 tuần em phải ở lại làm thêm từ 2 tiếng trở lên nhưng cuối tháng chỉ cộng thêm cho 100k.
Chưa kể những hôm em phải đi sớm để “giúp” sếp mang giấy tờ cho khách, mang hồ sơ lên đại sứ quán, lên cục,…đại loại việc gì cũng là em làm. Khách Nhật sang thăm công ty, sếp lại chỉ định em bỏ lớp để tiếp khách, đồng nghĩa với việc em sẽ phải uống rượu mà em lại không uống được. Nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ khoản hỗ trợ nào kể cả xăng xe cũng không.
Chưa kể đến việc sếp thường xuyên thay đổi lịch nghỉ của nhân viên để phù hợp cho lịch riêng của sếp. Ví dụ cho nghỉ thứ 6 và bắt đi làm vào chủ nhật chỉ vì thứ 6 là ngày kỷ niệm ngày cưới của sếp. Khi mà bọn em ý kiến về các vấn đề trên, thì sếp em luôn nói kiểu “còn trẻ thì phải cống hiến hết mình cho công ty và đừng đòi hỏi gì”.
Video đang HOT
Cũng vì nghĩ mình làm nhiều việc, biết nhiều hơn thì sẽ tốt cho mình mà em cố gắng ở lại làm việc nhưng đến bây giờ thì em cảm thấy khá mệt mỏi, từ khi đi làm ở công ty em có quá ít thời gian dành cho bản thân và gia đình. Em có nên nghỉ và chuyển sang 1 công ty khác chỉ chuyên về dạy học không ạ?”.
Quả thật, trần đời mới thấy một vị sếp quá quắt đến mức khó tin như vậy, rõ ràng ép nhân viên dịch thêm tài liệu với mức trợ cấp 100k/tháng đã đành, đằng này còn bắt cô nàng kiêm nhiệm luôn vị trí “quan hệ đối tác” phải “hầu rượu” khách hàng. Xét về tình về lý, có sếp kiểu này thử hỏi ai mà chả phát điên.
Chính bằng tính chất quá sức tưởng tượng, câu chuyện của nàng giáo viên tiếng Nhật sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Bên dưới phần bình luận, loạt ý kiến ném đá vị sếp, khuyên nhủ cô nàng cũng đã được viết ra như sau:
“Đến lạy, nghỉ đi còn hỏi cái gì, còn trẻ ham học hỏi không có nghĩa là chấp nhận để người khác đè đầu cưỡi cổ muốn mình làm cái gì thì mình phải làm cái đó. Giáo viên tiếng Nhật bây giờ có giá lắm, bạn dại đến thế nào mà cam chịu như thế?”.
“Ôi, đọc được màn ép bạn dịch tài liệu mà trả thêm có 100k là mình đã muốn khuyên nghỉ rồi huống gì đọc tới hết bài. Nghỉ khỏe đi, tìm chỗ khác mà làm, áp lực kiểu này còn cố chấp có ngày phát điên đấy”.
“Sếp khôn 1 thì bạn dại đến 10, phải là mình mình bóc phốt khắp mạng xã hội luôn ấy chứ chẳng phải nhẹ nhàng hỏi có nên nghỉ hay không đâu. Nghỉ ngay và luôn, không nói nhiều, kẻo có ngày ‘được’ giao luôn vị trí sales thì khổ”.
Quả thật, đọc các bình luận trên mới thấy được dân mạng phẫn uất đến cỡ nào về trường hợp của nàng giáo viên tiếng Nhật. Hy vọng qua những lời khuyên dù có phần hơi gay gắt trên, cô nàng sẽ sớm đưa ra quyết định để “cao chạy xa bay” tìm chốn bình yên mới. Ai đời trình độ dạy được tiếng cho người đi xuất khẩu lao động mà lại đầu quân dưới trướng một vị sếp không xem mình ra gì, phải không?
Theo Trí Thức Trẻ
Vào công ty gia đình cô nàng bỗng trở thành "chân sai vặt", hết bán hàng đến lau dọn, sếp mạt sát đều lĩnh trọn
Bị bóc lột sức lao động và bị xem như chân sai vặt khi đi làm chính là hình thức phổ biến nhất khiến dân công sở có cái nhìn ác cảm chung chung dành cho các công ty gia đình.
Dù khá phổ biến ở châu Á nhưng dường như mô hình công ty gia đình từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít dân công sở với nhiều lý do khác nhau. Tất nhiên, nói thế không phải "quơ đũa cả nắm", chỉ là có những trường hợp "người thật việc thật" mà chúng ta không thể không có cảm giác... nổi da gà.
Đơn cử như trường hợp của nàng công sở trong câu chuyện dưới đây. Cô đăng đàn khóc kể trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH về tình cảnh khá bi kịch của mình khi sa chân vào một công ty gia đình như sau:
"Chào mọi người, em viết vài dòng mong được mọi người lắng nghe. Hiện tại, em đang làm nhân viên bán hàng cho một công ty kiểu gia đình, quy mô nhỏ, nên công việc của em không chỉ là bán hàng đơn thuần.
Em kiêm luôn nhiều vị trí như bán online, offline, đăng sản phẩm lên website, facebook, chỉnh sửa hình ảnh, lau dọn, nói chung là vân vân mây mây tất tần tận. Mặc dù cũng có 2 nhân viên nhưng em cảm thấy công việc rất áp lực, sếp thì đòi hỏi em phải xong cái này xong cái kia, trả lời khách như này, như kia, cái gì cũng phải hoàn hảo nhưng em thấy không có gì em làm được công nhận cả.
Em cảm giác mình như con bù nhìn, con sai vặt thôi, có những lúc em không thể đưa ra quyết định trong công việc của mình, khi gọi điện cho khách hàng nhưng sếp ngồi sát bên kêu em nói thế này thế kia, nên em mất tập trung, ấp úng nên ăn combo chửi tá lả. Em luôn bị đánh giá là tệ cái này tệ cái kia, em có nên nghỉ không ạ, em làm cũng được 1,5 năm.
Em muốn tìm một công việc mà em có thể đưa ra được ý kiến của mình, có thể đóng góp, có thể trình bày suy nghĩ của mình. Em rất hoang mang, em sợ nghỉ rồi không tìm được việc khác, em sợ thất nghiệp. Anh chị có kinh nghiệm cho em chút lời khuyên ạ".
Quả thật, công ty dù bất kỳ mô hình nào cũng có công ty "this", công ty "that"; ấy thế vấn nạn bị bóc lột sức lao động và bị xem như chân sai vặt khi đi làm chính là hình thức phổ biến nhất khiến dân công sở có cái nhìn ác cảm chung chung dành cho các công ty gia đình.
Với tính chất ấy, bài viết trên sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Bên dưới phần bình luận, loạt ý kiến xoay quanh cũng đã được viết ra như sau:
"Không phải công ty gia đình nào cũng thế nhưng rõ ràng mấy vấn đề bạn gặp phải luôn làm mình e dè khi muốn vào công ty gia đình làm. Thôi thì lỡ xui rồi thì không thể để người khác nói mình dại, tình cảnh như bạn nên ra đi càng sớm càng tốt".
"Thật ra có là công ty gia đình hay không có gì quan trọng đâu mà các bạn nhắm vào để xoáy thế, công ty nào cũng thế mà, rơi vào cảnh bị bóc lột, bị hà hiếp thì cỡ nào cũng phải dứt áo ra đi".
"Cấp trên mà như thế có ở lại dài lâu em cũng không học hỏi hay phát triển được gì đâu, kiểu nào cũng bị kiềm kẹp ức hiếp thôi. Thanh xuân sự nghiệp để trôi qua như vậy phí quá, may mới chỉ 1,5 năm, nghỉ khỏe, xả stress tìm việc mới thôi".
Thế đấy dân công sở ạ, dù cho mô hình công ty gia đình gây ác cảm thật nhưng cái chúng ta cần quan tâm đó là hiện thực. Mà đã là hiện thực thì tình cảnh như nàng công sở trên ở bất kỳ công ty xấu nào thuộc bất kỳ mô hình nào cũng đều có khả năng xảy ra. Cho nên, cái quan trọng là lỡ chọn sai phải biết chọn lại, chẳng ngại gì mà không nhảy việc đi tìm chốn bình yên, nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Cho rằng dân công sở Việt đang dần "quen mùi" với việc bị bóc lột, chàng trai được dân mạng ủng hộ nhiệt liệt "Dường như dân công sở Việt đang tự đánh giá thấp chính mình, tự mình bỏ qua quyền được nghỉ ngơi, được sống đúng nghĩa rồi cứ thế xem việc bản thân bị bóc lột sức lao động là bình thường". Giữa hàng loạt các bài viết than khóc kể khổ của dân công sở về môi trường làm việc tệ hại như...