‘Dậy sóng’ khi truyền thông Anh đưa tin 2 du khách chê khu cách ly Việt Nam ‘bẩn thỉu’
Cộng đồng mạng Việt Nam lại ‘dậy sóng’ khi 2 du khách người Anh chê khu cách ly tại Việt Nam không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Thông tin này được trang Sky News đăng tải gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Hai du khách Anh gây chú ý vì lên tờ Sky News chê khu cách ly Việt Nam – Ảnh: Chụp màn hình Sky News
Cơ sở vật chất tệ
Ngày 10.3, trang Sky News gây chú ý khi đăng tải bản tin với nhan đề: “Coronavirus: British couple say they’ve been abandoned in ‘filthy’ Vietnamese hospital” (tạm dịch: Dịch Covid-19: Cặp đôi người Anh nói rằng họ bị bỏ rơi trong một bệnh viện “bẩn thỉu” ở Việt Nam). Cụ thể, hai du khách được nhắc đến có tên là Glenys và Eric Holmes, họ rời sân bay Heathrow của London đến thủ đô Hà Nội ngày 1.3. Đáng chú ý, cặp đôi này đi chung chuyến bay với những hành khách dương tính với dịch Covid-19 được báo chí đưa tin.
Sau khi phát hiện sự việc, cơ quan chức năng Việt Nam đã đưa họ đi cách ly. Tuy nhiên, phía du khách này tỏ ra không chấp thuận với điều kiện hiện tại. Chia sẻ trên tờ Sky News, họ cho biết đang bị mắc kẹt trong một bệnh viện bẩn thỉu và mất vệ sinh tại Việt Nam. Ngoài ra, hai người cũng bức xúc cho rằng chính phủ Anh đã “bỏ rơi” họ khi không đưa phiên dịch viên đến hỗ trợ trước tình trạng bất đồng ngôn ngữ.
Nghi vấn nhà vệ sinh chuyến bay VN0054 là tụ điểm lây lan Covid-19
Glenys và Eric Holmes tham quan vui vẻ trước khi thất vọng vì bị đưa đi cách ly – Ảnh: Chụp màn hình Sky News
Trước đó, cặp đôi người Anh đã đón chuyến tàu đêm đến một khách sạn ở Sapa sau khi rời Hà nội. Tuy nhiên, sau đó họ được thông báo phải kiểm tra sức khỏe khi cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện 9 người chung chuyến bay đã nhiễm bệnh. “Chúng tôi được thông báo rằng cần phải cách ly nên đã ở trong phòng khoảng 2 ngày. Đó là nơi có dịch vụ 5 sao và rất đẹp”, ông Holmes nói với Sky News. Đến ngày 9.3, cả hai được tiếp tân gọi điện thoại thông báo đưa đi xét nghiệm, nhưng không nói rõ địa điểm.
Phản ánh trên Sky News, ông Holmes cho biết: “Trước đây, chúng tôi đã kiểm tra sức khỏe đầy đủ cả, nhưng rồi cả hai bị đưa lên xe cứu thương và chở thẳng tới bệnh viện”. Sau đó, cặp đôi người Anh được thông báo phải ở đây để chờ kết quả xét nghiệm tại bệnh viện, nơi họ mô tả khu vực có những căn phòng “hoàn toàn kinh tởm”. “Có những con gián trên sàn nhà, giường ngủ thì bẩn và ố màu, phòng vệ sinh và sàn đều dơ dáy. Đó thật sự là một sự thiếu tôn trọng. Chúng tôi đã từ chối ở đó”, ông Holmes nói thêm và khẳng định đây là một điều “không thể chấp nhận được”.
Một vài hình ảnh trong phòng cách ly Việt Nam được Sky News đăng tải. Cặp đôi người Anh nhận xét là “hoàn toàn kinh tởm” và “không thể chấp nhận được” – Ảnh: Chụp màn hình Sky News
Ngoài ra, phía này cũng cho biết lực lượng chức năng ở Việt Nam đã nhiều lần liên hệ với họ để hỏi thông tin. “Họ cứ hỏi chúng tôi “Bạn đã nói chuyện với ai khi ở Hà Nội?” nhưng chúng tôi thậm chí không biết tên của các quán bar mình từng đến. Chúng tôi đã cố nói với họ điều này nhiều lần, nhưng họ chỉ nói rằng họ muốn biết thêm chi tiết”, nam du khách nói. Tờ này cũng đưa ý kiến của cặp đôi khi phê phán bệnh viện không có nước nóng và khẩu trang sạch. Hai du khách trên hầu như không thể hòa nhập với những người xung quanh, ngoại trừ cặp vợ chồng người Anh khác cũng trong tình trạng tương tự.
Đáp lại sự việc “gây bão” này, Bộ Ngoại giao Anh không bình luận cụ thể. Phía này cho rằng đây là động thái chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam nhằm đối phó với dịch Covid-19 liên quan đến chuyến bay của Vietnam Airlines từ London đến Hà Nội vào ngày 2.3.
Nghi ngờ có nguồn lây Covid-19 khác ngoài bệnh nhân số 17 trên chuyến bay VN0054
Dân mạng tranh cãi
Những chia sẻ của ông bà Glenys và Eric Holmes nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng Việt Nam. Trên các diễn đàn, nhiều người bàn tán sôi nổi về phản hồi của cặp du khách Anh với hai luồng ý kiến khác nhau. Không ít người “ném đá” ông bà Holmes vì thái độ chê bai của họ: “Chê thì đưa họ về nước đi. Người ta có câu “nhập gia tùy tục”, qua nước người ta từ vùng dịch rồi được cách ly đàng hoàng, miễn phí còn đòi hỏi”, “Đang mùa dịch còn đi du lịch lung tung, tới dân Việt Nam còn bị chửi huống hồ gì là người Anh. Chấp nhận thôi”, “Nhập gia tùy tục đi. Nhà nước người ta cũng tốn bao nhiêu tiền rồi tìm chỗ cách ly này nọ. Không lẽ bỏ tiền thuê khách sạn làm chỗ cách ly. Việt Nam dĩ nhiên điều kiện vật chất không bằng bên kia rồi, nhưng ít ra vẫn ít ca bệnh thì các bác sĩ vẫn có thể chuyên tâm chữa trị. Giờ trả về nước thì có khi lại kêu gào Việt Nam vô nhân đạo”, “Vậy thì về Anh quốc của mấy người đi”…
Cặp đôi đến từ Manchester cũng phàn nàn trên tờ Sky News rằng chính phủ Anh đã bỏ rơi họ. Trong khi đó, dân mạng Việt đưa ra nhiều ý kiến trái chiều trước những chia sẻ của hai vị khách này – Ảnh: Chụp màn hình Sky News
Ngoài ý kiến khó chịu trước những chia sẻ của ông bà Glenys và Eric Holmes, nhiều người vẫn bày tỏ sự thông cảm, thấu hiểu trước những gì hai vị khách này phải trải qua ở Việt Nam và mong mọi người đừng quá khích. “Thực ra theo mình thấy thì do bên Đại sứ quán Anh không cử người đến phiên dịch làm cho họ không thể nói ra được những nhu cầu của bản thân (có thể rào cản ngôn ngữ làm người khác không hiểu được chính xác những gì họ cần). Bên cạnh đó họ cũng không được trấn an từ những người bên Đại sứ quán nên mới bức xúc. Theo mình nghĩ nếu có người khích lệ và động viên thì họ sẽ cố gắng vượt qua thôi”, một tài khoản mạng tên Thanh Tâm chia sẻ trên mạng xã hội. “Điều kiện của Việt Nam sẽ khác xa nước Anh và có lẽ sẽ làm mất hứng của hai vị nhưng mong hai vị hãy cố gắng vì một cộng đồng sạch dịch bệnh… Mong hai vị hãy bình tĩnh và cố gắng hợp tác”, một cư dân mạng khác bày tỏ.
Nhiều người cũng cảm thông cho hai vị khách này: “Họ nói dơ thì có thể bệnh viện đã cũ và không sạch so với những bệnh viện bên họ nên họ nhìn nhận và nói vậy…”, “Công nhận là nhiều bệnh viện bên mình cũng không sạch sẽ, chắc cũng có gián nhưng không đến nỗi đầy sàn”…
Trước đó, vào hôm 8.3, Telegraph cũng đưa tin về hai du khách trẻ người Anh: Sam Carroll và Ciara Diver nằm trong số những công dân nước này đang bị cách ly tại Việt Nam. Được biết, cặp đôi này đã bay từ London đến Hà Nội và lên kế hoạch thăm quan Vịnh Hạ Long. Theo trang tin này, hai người đã được cách ly tại một bệnh viện địa phương sau khi một hành khách trên chuyến bay của họ dương tính với Covid-19. Sam Carroll đến từ Richmond, London nói rằng điều kiện trong bệnh viện thấp hơn kỳ vọng của họ và hai người không thể giao tiếp với nhân viên y tế tại đây vì những người này không nói được nhiều tiếng Anh.
“Cho đến nay chúng tôi chỉ nói chuyện với một y tá biết một chút tiếng Anh nên chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra và thật khó để hỏi về những thứ như một chai nước chẳng hạn…”, du khách Anh kể.
Sam Carroll và Ciara Diver, hai trong số những hành khách Anh bị cách ly tại Việt Nam – Ảnh: Instagram NV
Dẫu tỏ ra thất vọng trước cơ sở vật chất, hai du khách Anh vẫn ghi nhận nỗ lực của các nhân viên y tế. “Bệnh viện thật sự không thoải mái nhưng nhân viên lại rất tốt và luôn cố gắng giao tiếp với chúng tôi”, một trong hai vị khách kể trên tiết lộ. Telegraph cũng tỏ ra tin tưởng trước công tác phòng bệnh của Việt Nam và nhắc đến việc nước ta không có thêm bất cứ trường hợp nhiễm bệnh nào cho đến khi mọi chuyện bắt đầu tệ đi vì một cô gái Việt bay về từ London. Trang tin cũng nhấn mạnh chuyện 16 trường hợp nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã được chữa khỏi và xuất viện đồng thời chưa có trường hợp nào tử vong.
Ngoài ra, các trang báo Anh khác như: Daily Mail, Mirror, Sky News… cũng có đưa tin liên quan đến chuyện hai cặp đôi nói trên phản hồi về khu cách ly Việt Nam.
Theo Thanh niên
Tìm hiểu về driver, vì sao khi PC bị đơ thì nó thường là cái tên bị nhắc đến đầu tiên
Nếu sử dụng máy tính thì chắc hẳn anh em đã từng nghe về driver rồi đúng không nào. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích công dụng của driver và tạo sao mỗi lần driver bị lỗi thì máy tính sẽ "đơ đơ".
Driver là phiên dịch viên của máy tính
Chắc hẳn các bạn cũng đã biết máy tính thì sẽ có hai thành phần cơ bản là phần cứng và phần mềm đúng không nào. Phần cứng là những thiết bị mà chúng ta có thể cầm nắm bằng tay như chuột, bàn phím, tai nghe,... Còn phần mềm là hệ điều hành, các chương trình, game bạn cài vào máy. Tuy nhiên, nếu không có ai phiên dịch cho phần mềm sẽ không hiểu phần cứng đang muốn gì và ngược lại. Driver sẽ là người đứng ra giúp hai thành phần này hiểu nhau và giúp máy tính hoạt động trơn tru.
Driver do ai tạo ra?
Về cơ bản thì chúng ta sẽ có hai loại driver: một loại driver riêng do mỗi hãng phần cứng tự làm ra hoặc loại driver universal có thể dùng chung cho nhiều hãng. Đa số các hãng phần cứng sẽ dùng driver riêng cho thiết bị họ làm ra để đảm bảo sự ổn định. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp họ sẽ dùng driver universal của Microsoft hoặc một số nhà sản xuất khác để tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu mà thiết bị của họ vẫn hoạt động bình thường. Những driver dùng chung thường đã được kiểm tra và đạt các chứng nhận an toàn cần thiết. Các bạn có thể thấy một số loại chuột, bàn phím cứ cắm vào máy là sử dụng bình thường là do dùng driver universal.
Một số loại phần cứng có thể dùng cả hai loại driver luôn. Chẳng hạn như các loại card màn hình có thể dùng driver chung để xuất hình lên màn hình bình thường. Nhưng nếu chơi game thì các bạn phải tải driver của các hãng sản xuất như Nvidia, AMD hoặc Intel để có thể tối ưu hiệu suất khi chơi các game 3D.
Tác dụng của driver
Các hãng làm phần mềm sẽ là người tận dụng driver của phần cứng các bạn ạ. Chẳng hạn như các chương trình nhập văn bản sẽ dùng driver của bàn phím để biết bạn đang nhấn phím nào, rồi dùng driver card màn hình sẽ hiện chữ lên màn hình, nếu bạn muốn in thì phải dùng driver của máy in để điều khiển. Họ không cần phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của các loại phần cứng từ đầu nữa, chỉ cần dùng các driver có sẵn là có thể dễ dàng điều khiển phần cứng hoạt động theo ý muốn.
Ngoài ra, một số phần mềm sẽ dùng nhiều driver khác nhau để "nói chuyện" với phần cứng. Để dễ hiểu thì các bạn có thể tưởng tượng mình muốn nói chuyện với một bạn Nhật, nhưng phiên dịch viên của mình chỉ biết nói tiếng Việt và tiếng Anh, thế là mình tìm thêm một người nữa biết tiếng Anh và Nhật để dịch thêm một lần nữa.
Tại sao driver lỗi có thể làm máy tính "đơ đơ"?
Bởi vì driver đóng vai trò phiên dịch viên giúp máy phần cứng và phần mềm hiểu nhau nên driver lỗi thì hai phần này cũng không thể hoạt động cho chính xác. Lấy lại ví dụ mình muốn nói chuyện với bạn Nhật, nếu các phiên dịch viên của mình chỉ giỏi một thứ tiếng, tiếng còn lại chỉ biết sơ sơ thì lúc dịch xong có thể sẽ bị "tam sao thất bản".
Về cơ bản là như vậy, đến khi driver bị lỗi thì sẽ còn phức tạp hơn các bạn ạ. Lỗi có thể không chỉ xuất phát từ driver mà còn có thể từ phần cứng và cả phần mềm. Nếu từ đầu đã sai thì dù driver phiên dịch như thế nào cũng cho ra kết quả sai và bạn sẽ thấy máy tính đang bị lỗi.
Nếu chỉ có phần mềm bị lỗi thì khả năng máy vẫn tự động còn sửa được. Nhưng nếu hệ điều hành và driver không tương thích thì còn có thể làm máy bị sập, đứng. Chẳng hạn nếu hệ điều hành yêu cầu driver card màn hình tắt quạt tản nhiệt thì driver sẽ làm theo và không thắc mắc gì cả. Đến lúc bạn dùng lâu quá thì card quá nóng rồi máy tự tắt luôn.
Nếu driver bị lỗi thì nên làm gì?
Thật ra, driver rất ít khi bị lỗi và chúng ta không cần phải thường xuyên cập nhật driver. Nếu máy đang hoạt động ổn định, trơn tru thì bạn cứ để như vậy thôi. Nếu có phần mềm nào bảo rằng driver đang bị lỗi cần cập nhật các thứ thì bạn cứ phớt lờ, vì cập nhật xong thì chưa chắc sẽ sửa lỗi mà có khi còn dính lỗi nặng hơn.
Chỉ có đúng một trường hợp bạn nên cập nhật driver thường xuyên là driver của card màn hình. Thường thì các hãng card sẽ cập nhật các tính năng mới, cải thiện và tối ưu hiệu suất để bạn chơi game mượt mà hơn. Còn các loại phần cứng khác thì không cần cập nhật nhé.
Tuy nhiên, khi máy bị màn hình xanh và hiện một danh sách lỗi thì bạn có thể tìm và tra xem đó là lỗi gì. Nếu là vì driver thì bạn có thể cập nhật driver bằng Windows Update. Nếu trong Windows Update vẫn không tìm được driver thì bạn mở Device Manager để so sánh phiên bản driver mới nhất trong trang web của các hãng phần cứng rồi tài và cài vào máy.
Tóm lại, máy bị đơ lag thì cũng chưa phải là do driver, bạn nên kiểm tra phần cứng và phần mềm trước. Driver thường sẽ âm thầm chạy ngầm, không cần cập nhật và thường là Windows sẽ tự động "chăm sóc" giúp chúng ta.
Theo gearvn
Lên Sapa ngay, "tiểu Bali" chờ đón bạn chụp ảnh sống ảo cháy máy Mới mở cửa nhưng 'tiểu Bali' ở Sapa đã khiến dân tình phát cuồng với góc chụp thần thánh như bàn tay khổng lồ, hồ vô cực, nấc thang lên thiên đường,... Sapa là vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Nơi đây luôn thu hút những vị khách trong và ngoài nước với khí hậu mát mẻ quanh năm...