Dậy sóng chuyện tình cặp đôi U80 vẫn yêu như thủa đôi mươi
Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng ông Dung và bà Vân vẫn dành cho nhau những lời yêu thương ngọt ngào. Hơn 60 năm qua, họ luôn nhường nhịn, cảm thông và xa nhau là ‘em nhớ anh không ngủ được’.
Tình yêu luôn là thứ đẹp nhất trên đời, chính vì thế, chuyện tình của cặp đôi U80 tại Thái Bình ngay khi xuất hiện trên mạng xã hội đã nhận được nhiều chia sẻ, bình luận và bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Bạn trẻ Như Quỳnh (tự giới thiệu là cháu ngoại ông bà – PV) đã chia sẻ việc ông bà mình “nghiện” nhau còn hơn giới trẻ lên mạng xã hội : “Em chẳng biết hai ngoại nhà em có nghiện nhau không? Chỉ thấy rằng hơn 80 tuổi rồi mà vẫn một câu anh hai câu em, ngọt hơn mía. Hai ngoại bảo lấy nhau gần 60 năm, chưa ai to tiếng với ai câu nào. Ngoại bà đi chơi đến tối gọi cho ngoại ông bảo: “Em nhớ anh không ngủ được” có chết không chứ. Rồi ngoại bà ốm, ngoại ông bê bô tận giường bảo:
- Em cứ đi vào đây anh dọn.
- Thôi em đi vào nhà vệ sinh được mà.
- Anh nói có nghe không?
- Vâng, thế anh vất vả rồi. Thương anh.
Ôi giời ạ! Các con các cháu bảo hai cụ có chắt rồi mà không ngượng mồm sao thì cụ quay ra bảo: Cha bố chúng mày không được như bọn tao nên ghen à? Còn lâu mới được như bọn tao!
Ảnh dưới là kỉ niệm ngày cưới của ông bà. Ông bảo con cháu đi mua hoa và bánh để ông tặng bà đấy ạ!”.
Những lời lẽ ngọt ngọt, hạnh phúc của cặp đôi U80 khiến không ít bạn trẻ phải ganh tỵ.
Video đang HOT
Bức ảnh kỷ niệm ngày cưới của cặp đôi U80.
Nói chuyện với PV về chuyện tình của ông bà mình, bạn trẻ Nguyễn Khải (cháu ngoại ông bà – PV) cho hay: “Đây là câu chuyện do tôi và chị gái tôi quyết định chia sẻ. Ông ngoại tôi tên Đỗ Đức Dung (SN 1938), ngoại bà là Nguyễn Thị Hồng Vân (SN 1943) quê tại Thái Bình. Bản thân chúng tôi là con cháu cũng rất ngưỡng mộ chuyện tình của ông bà”.
Theo lời chia sẻ của Nguyễn Khải, ông Dung và bà Vân quen nhau từ thủa đôi mươi. Khi ấy bà Dung đang học tại Quảng Ninh, còn ông Dung làm kế toán trưởng tại xã nhà. Mến thương nhau 3 năm, cả hai đã quyết định tiến đến hôn nhân và có một gia đình hạnh phúc với một trai, một gái.
Ông bà luôn thì thầm to nhỏ cùng nhau.
“Từ bé đến giờ chúng tôi chưa bao giờ thấy ông bà to tiếng với nhau. Và có một điều đặc biệt, ông bà đi đâu cũng phải có nhau, chúng tôi có hỏi vì sao thì ông bà chỉ mỉm cười. Nhìn cách ông bà quan tâm, chăm sóc, vui vẻ bên nhau chúng tôi tin rằng ông bà đang rất hạnh phúc. Ông bà cũng luôn dạy con cháu phải sống đàng hoàng, tử tế với mọi người xung quanh và luôn yêu thương gia đình mình”, Nguyễn Khải cho hay.
Ông bà đi đâu cũng có nhau.
“Ông bà yêu thương nhau như vậy chúng tôi cảm thấy tự hào. Chúng tôi cũng học được từ ông bà lòng chung thủy để sau này có cuộc sống tươi đẹp như ông bà. Ông bà tôi cũng biết câu chuyện của mình được chia sẻ lên mạng và rất vui vì đã lan tỏa được sự yêu thương đến nhiều người”, Nguyễn Khải bày tỏ.
Giải pháp giúp ngăn chặn 'ly hôn thời corona' ở Nhật Bản
Dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng khiến cuộc sống của người dân Nhật Bản bị đảo lộn thậm chí dẫn tới tình trạng 'ly hôn thời corona'.
Hàn Quốc lên phương án giới hạn tiếp xúc lâu dài phòng Covid-19 ra sao?
Hôm 24/4, Hàn Quốc đã ban hành hướng dẫn trong 2 năm tới để đất nước phục hồi trạng thái như khi chưa có dịch Covid-19 gồm làm việc từ xa, đặt vé phương tiện vận tải công cộng và ăn nhanh tại nhà hàng.
Theo Kyodo, để cứu vãn tình hình, một dịch vụ mang tên "nhà cách ly" đã ra đời để giúp các cặp vợ chồng có không gian riêng và thêm thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định ly hôn chính thức trong giai đoạn "nhà nhà, người người" phải ở nhà để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
"Nhà cách ly" ra đời để ngăn chặn "ly hôn thời corona" ở Nhật Bản. (Ảnh minh họa)
Sau khi cụm từ "ly hôn thời corona" xuất hiện trên mạng xã hội vào đầu tháng Tư, Kasoku, một công ty chuyên cung cấp nhà cho thuê thời vụ, đã cho ra đời sáng kiến giúp các cặp đôi đang lục đục có được khoảng không gian riêng để suy ngẫm.
"Mục tiêu là ngăn chặn ly hôn. Chúng tôi hy vọng các vợ chồng được tách biệt nhau và nghĩ thấu đáo về cuộc hôn nhân của mình. Do đó, chúng tôi cung cấp các phòng riêng biệt để họ có thể sống và làm việc từ xa", ông Kosuke Amano, phát ngôn viên của công ty Kasoku nói.
Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia từ ngày 16/4 thay vì trước đó chỉ áp dụng ở thủ đô Tokyo và 6 tỉnh thành khác. Điều này cũng có nghĩa yêu cầu ở trong nhà để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 sẽ chưa thể sớm được gỡ bỏ.
Trước khi tình trạng khẩn cấp quốc gia được chính phủ Nhật Bản ban bố, những chia sẻ tức giận của các cặp vợ chồng do phải ở cùng nhau nhiều giờ và làm việc tại nhà đã xuất hiện trên mạng xã hội.
"Chồng tôi đi tới trung tâm thủ đô Tokyo bằng tàu hỏa, nhưng không hề áp dụng các biện pháp như rửa tay và đeo khẩu trang một cách nghiêm túc, điều đó trở nên vô nghĩa với bọn trẻ dù chúng đã tuân thủ khuyến cáo", một tài khoản chia sẻ trên Twitter kèm hashtag #coronarikon (có nghĩa là 'ly hôn thời corona' trong tiếng Nhật).
Một tài khoản khác cho biết, "chồng tôi không nhận thức được mức độ nguy hiểm và tôi cảm thấy chán nản. Tôi không muốn ở cạnh một người như vậy nữa. Đó là ly hôn thời corona".
Công ty Kasoku hiện có 500 cơ sở cho thuê theo mùa vụ trên khắp cả nước nhưng chủ yếu tại Tokyo. Theo ông Amano, ý tưởng cho thuê các căn phòng cách biệt vợ chồng được hình thành tư chính trải nghiệm của giám đốc công ty, người từng chia tay bạn gái trong quãng thời gian hai người sống chung. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, doanh thu cho thuê phòng du lịch của công ty Kasoku bị sụp giảm mạnh, nhưng nhờ sáng kiến "nhà cách ly", công ty đã phần nào bù lại được khoản thất thu.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều gia đình vẫn phải sống trong cảnh cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người tiếp tục làm việc tại nhà, còn bọn trẻ vẫn phải nghỉ học do các trường học chưa được phép mở cửa trở lại.
Ông Rika Kayama, một bác sĩ tâm thần kiêm giáo sư tại Đại học Rikkyo cho hay, "điều mà tôi thường nghe được là những bất đồng giữa hai vợ chồng về cách nhìn nhận và đối phó với virus corona. Trong khi một số bà vợ cho rằng, đó là vấn đề gây nguy hiểm tới tính mạng thì các ông chồng lại không xem như vậy".
Công ty Kasoku triển khai cho thuê "phòng cách ly" từ ngày 3/4 và đã đón hơn 20 khách hàng mà phần lớn là thuê cả tháng bao gồm cô vợ chạy khỏi ông chồng bạo hành, cũng có khách muốn tìm không gian yên tĩnh để làm việc.
Những "phòng cách ly" này được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết và cả Wi-Fi. Phần lớn các phòng cho thuê ở Tokyo nhưng vẫn có những địa điểm khác như ở Osaka, Kyoto và Fukuoka. Giá thuê phòng là 4.400 yên/đêm bao gồm thuế, trong khi giá thuê cả tháng là 90.000 yên.
Hoạt động tư vấn cũng được công ty Kasoku đảm nhận. Đáng nói, công ty này còn tiếp nhận những yêu cầu tư vấn bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung thông qua điện thoại và email.
Theo ông Amano, số trường hợp đề nghị tư vấn giữa nam và nữ là ngang nhau và trong độ tuổi 30 và 50. Những lời phàn nàn chủ yếu về quãng thời gian dài vợ chồng phải cùng chung sống trong nhà và cảm thấy ngột ngạt.
Còn Giáo sư Kayama nhấn mạnh, ông hy vọng các cặp vợ chồng không vội vàng điền thông tin và ký vào đơn ly hôn mà thay vào đó hai người cần hợp tác và vượt qua những thách thức đang phải đối mặt trong giai đoạn dịch bệnh.
"Đưa ra một quyết định quan trọng trong cuộc đời như việc ly hôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Tại sao chúng ta không suy nghĩ thêm và chờ cho tới khi dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát", ông Kayama nói.
Minh Thu (lược dịch)
'Ly hôn thời corona' ở Nhật Bản khi các cặp đôi 'chán' nhau vì ở nhà 'Ly hôn thời corona' đang trở thành một xu hướng ở Nhật Bản khi thời gian ở nhà cùng nhau trong nhiều ngày khiến các cặp vợ chồng gia tăng mâu thuẫn. Cụm từ "ly hôn thời corona" đang được sử dụng rộng rãi trên các trang mạng xã hội ở Nhật Bản khi các cặp đôi buộc phải ở nhà bởi đại...