Đẩy nhanh tiến độ thi công QL15 đoạn từ thị trấn Hồi Xuân đến thị trấn Ngọc Lặc
Dự án nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa (Thuộc tiểu dự án 3 nâng cấp Quốc lộ 15, đoạn từ Km 53 – Km 109 qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa) có chiều dài 53,3 km.
Tuyến đường được triển khai thi công từ tháng 8-2020 với tổng mức đầu tư 1.051 tỷ đồng, quy mô đường cấp III miền núi, do Sở Giao thông – Vận tải làm chủ đầu tư.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu thi công bạt núi đoạn qua dốc Sáp Ong đoạn tiếp giáp giữa hai huyện Lang Chánh và Bá Thước.
Đến nay, sau 6 tháng thi công, Dự án đã giải phóng và bàn giao 26 km/33,5 km mặt bằng sạch cho nhà thầu, đoạn từ ngã ba Đồng Tâm (Bá Thước) đến thị trấn Ngọc Lặc. 7 km còn lại đang được UBND các huyện tập trung giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thi công theo đúng kế hoạch.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi, đến nay đã thảm được 5 km đoạn từ Km 56 – Km 59 đoạn qua thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) và từ Km 106 – Km 108 đoạn qua thị trấn Ngọc Lặc (Ngọc Lặc); triển khai thi công 6/6 cây cầu, móng, nền đường, cống thoát nước… giá trị công việc hoàn thành ước đạt 40% khối lượng công việc.
Thi công cầu Chiềng Khạt đoạn qua xã Đồng Lương (Lang Chánh).
Nhà thầu tập trung phương tiện, máy móc lu lèn nền đường đoạn qua thị trấn Ngọc Lặc.
Video đang HOT
Một đoạn quốc lộ 15 đoạn qua thị trấn huyện Ngọc Lặc đã được mở rộng, thảm nhựa.
Tuy nhiên, tiến độ thi công vẫn chưa đáp ứng kế hoạch đề ra do một số vị trí đã bàn giao mặt bằng đang còn vướng mắc cục bộ, một số công trình thiết yếu như: đường điện, viễn thông, cáp quang… vẫn chưa được di dời.
Để tháo gỡ vấn đề trên, Sở Giao thông – Vận tải đang tích cực phối hợp với UBND các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đường, phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng đoạn từ Km 75 – Km 109 vào tháng 12-2021, hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 10-2022.
Thưởng Tết giáo viên cắm bản xứ Thanh: Khi chai nước mắm, lúc măng rừng
Những giáo viên cắm bản nơi vùng cao xứ Thanh trải lòng về chuyện thưởng Tết khi hàng chục năm công tác trong nghề.
27 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Lê Văn Linh (Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Giao An, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) chưa một lần biết đến thưởng Tết. Dẫu biết nơi mình công tác đều là vùng cao khó khăn, nhưng mỗi khi nhắc đến chuyện thưởng Tết thầy Linh lại chạnh lòng.
Thầy Linh nhớ mãi những năm tháng dạy học tại xã biên giới Yên Khương (Lang Chánh). Người thầy trẻ ngỡ ngàng khi mỗi dịp lễ Tết được các em học sinh hái hoa rừng đem tặng. Đôi lúc, thương các thầy cắm bản vất vả, nhiều phụ huynh mang chút ít măng rừng, khi chai mật ong tặng thầy làm quà ngày Tết.
Suốt 15 năm gắn bó với nghề giáo viên, chưa một lần cô Hoa nghĩ đến chuyện thưởng Tết.
Hàng chục năm trôi qua, đến bây giờ chuyện thưởng Tết cũng chẳng khác là bao. "Trải qua những tháng ngày ăn rau rừng cắm bản dạy học, tôi hiểu được nỗi vất vả của giáo viên vùng cao. Những ngày Tết, các thầy cô chỉ biết động viên nhau bằng ít lá dong hay chai nước mắm, măng rừng", thầy Linh nói.
Có thời điểm khó khăn, để khích lệ giáo viên những ngày Tết, nhà trường phải ký chịu các hàng quán để mua chút quà gọi là cho giáo viên. Nói là quà chứ thực chất đó chỉ là chai nước mắm, khi thì gói mỳ chính hay ít bánh kẹo gọi là.
Những năm gần đây, tuy đời sống vật chất có phần thay đổi, nhưng câu chuyện thưởng Tết vẫn còn là vấn đề nan giải với giáo viên nơi đây.
"Theo quy định, ngành giáo dục không có quỹ thưởng Tết dành cho giáo viên. Một số trường được duyệt chi tạm ứng trước hai tháng lương để giáo viên có chút kinh phí chi tiêu vào dịp Tết. Để có chút quà thưởng Tết cho giáo viên, chúng tôi chủ yếu dựa vào nguồn tiết kiệm chi tiêu. Năm nào tiết kiệm được nhiều thì mỗi giáo viên cũng được 100 - 200 nghìn đồng quà thưởng Tết, năm nào không tiết kiệm được thì gần như không có", thầy Linh bộc bạch.
"Được ngắm các con chăm ngoan học giỏi đã là món quà ý nghĩa nhất rồi", cô Hoa tâm sự.
Tết đến gần, ký ức về những tháng ngày cắm bản gieo chữ trên non của cô giáo Vũ Thị Kim Hoa (trường Tiểu học và THCS Trí Nang, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) lại ùa về. Ngót cũng 15 năm cô gắn bó cùng những đứa trẻ nơi đây.
Năm 2006, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, giáo viên trẻ vùng biển Hoằng Hóa (Thanh Hóa) ngược ngàn để gieo chữ. Ngày ấy phải quyết tâm lắm cô Hoa mới lên vùng cao công tác. Nơi đây trước kia là vùng đặc biệt khó khăn, không điện, không đường, đời sống người dân khốn khó trăm bề, đêm đến các giáo viên phải ngồi bên ngọn đèn dầu để soạn giáo án.
Cô Hoa chạnh lòng khi nói đến chuyện thưởng Tết. "Nhiều khi xem báo đài xôn xao việc thưởng Tết, có những nơi thưởng vài chục triệu đồng tôi khá buồn. Nhưng không vì thế mà những người làm giáo viên như tôi thấy ghen tỵ với nghề. Với chúng tôi được ngắm các con chăm ngoan học giỏi đã là món quà ý nghĩa nhất rồi", cô Hoa nói.
Nữ giáo viên nhẩm tính chi phí một chuyến về quê chơi Tết cũng 10- 15 triệu đồng. Thưởng Tết không có, lương thì vài triệu đồng khiến cô buồn phiền.
Một điểm trường tại huyện miền núi Thanh Hóa.
Cũng như cô Hoa và thầy Linh, thầy Nguyễn Văn Quảng (trường Tiểu học và THCS Trí Nang) 30 năm gắn bó với nghề và quá quen với việc không có thưởng Tết. Nhiều giáo viên khác cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Ong Le Minh Thu - Truong phong GD-ĐT huyen Lang Chanh cho biet, theo quy đinh cua nganh giao duc, khong co quy chi cho thuong Tet giao vien. Chu yeu cac truong tiet kiem chi tieu tu cac chi phi hang nam đe co chut qua cho giao vien ngay Tet. Lang Chanh la mot trong nhung huyen mien nui o Thanh Hoa con kho khan, viec thuong Tet voi can bo giao vien cung chi đuoc phan bo tu nhung khoan tiet kiem hang nam.
Thanh Hóa: Doanh nghiệp làm đường vùi lấp kênh mương Hơn 24 ha đất trồng lúa tại thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá) có nguy cơ thiếu nước tưới do kênh mương bị vùi lấp khi sửa chữa QL 15. Khoảng 1,2 km kênh mương bị vùi lấp do thi công sửa chữa QL 15 khiến 24 ha đất lúa của người dân thị trấn Ngọc Lặc có nguy cơ...