Đẩy nhanh tiến độ Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu đoàn công tác của Bộ giao thông vận tải đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về việc hỗ trợ, giải quyết và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Australia tài trợ trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc là một dự án hết sức quan trọng đối với các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Tuy nhiên thời gian qua, tiến độ triển khai Dự án còn chậm so với kế hoạch; việc phối hợp chưa chặt chẽ; quản lý, tư vấn thiết kế dự án còn chậm, còn lung túng, chưa tổng thể…
Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới, Ban Quản lý dự án 2 – Bộ Giao thông vận tải cần nghiêm túc khắc phục những hạn chế, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án. Ban Quản lý dự án 2 cần xây dựng tiến độ chi tiết của từng gói thầu gửi cho các địa phương của tỉnh Yên Bái để triển khai thực hiện; đồng thời bám sát tiến độ, tiến hành rà soát kỹ từng hạng mục của các gói thầu, rà soát kỹ những hạng mục điều chỉnh, đồng thời rà lại toàn bộ kinh phí để cân đối bố trí vốn đảm bảo Dự án triển khai đúng tiến độ; kiện toàn lại Ban Quản lý dự án 2 và phân công cán bộ tiến hành kiểm đếm tại thực địa.
Cùng với đó, Ban Quản lý dự án 2 cần phối hợp với tư vấn, với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với các địa phương thực hiện Dự án để rà soát hiện trạng đất rừng trồng và diện tích bị ảnh hưởng, báo cáo với UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, giải quyết.
Video đang HOT
Thứ trưởng cũng yêu cầu việc khảo sát thực hiện tái định cư phải tiến hành rà soát, chốt lại thời gian cụ thể để làm việc với đơn vị tư vấn; tăng cường làm việc với các cơ quan có liên quan của tỉnh triển khai thực hiện đúng tiến độ.
Riêng đối với tỉnh Yên Bái, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để Ban Quản lý dự án 2 tiếp tục thực hiện dự án theo kế hoạch; các sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Ban Quản lý dự án trong các lĩnh vực có liên quan đến đất đai, rừng trồng… Đồng thời quan tâm phối hợp với Hội đồng giải phóng mặt bằng các huyện để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn.
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái – ông Nguyễn Thế Phước mong muốn, Dự án sớm được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
Đồng thời, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái đề nghị Ban Quản lý dự án 2 cần thành lập Văn phòng đại diện tại tỉnh để thuận lợi cho trao đổi, làm việc, hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và thuận lợi cho việc tham gia chỉ đạo tại hiện trường. Ban Quản lý dự án 2 cần phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh để tiến hành rà soát, hoàn thiện các thủ tục về chuyển đổi đất rừng trồng để UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh.
Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Australia tài trợ, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 5.339 tỷ đồng; trong đó, tuyến Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, với tổng chiều dài trên 54 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
Tuyến đường có điểm đầu tại nút giao IC14 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, điểm cuối giao với quốc lộ 32 tại Km209 500, địa phận thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Yên Bái theo tổng mức đầu tư được phê duyệt trên 168 tỷ đồng.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm sẽ được trình phê duyệt trong tháng 10
Thông tin mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện tại đơn vị này đã hoàn thiện xong hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi một loạt dự án giao thông trọng điểm như: Đường vành đai 4 vùng Thủ đô, 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông còn lại; đồng thời, chuẩn bị xong hồ sơ thêm 2 tuyến tại TP Hồ Chí Minh.
Tính tới cuối tháng 8, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, gồm: Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị); Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau. Như vậy, với 3 đoạn này, cùng 11 đoạn đang thi công, các đoạn đã đưa vào sử dụng sẽ cơ bản khép kín đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Bên cạnh đó, một số dự án giao thông đường bộ khác cũng xong thủ tục báo cáo tiền khả thi, gồm: cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề; vành đai 4 Vùng Thủ đô.
Riêng đường vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh, tuyến Tp. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp, đôn đốc địa phương khẩn trương hoàn thành báo cáo tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền.
Về tiến độ 11 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đang triển khai, tới nay đã giải phóng mặt bằng đạt trên 98%, chậm so với tiến độ Chính phủ đặt ra và còn vướng tại 6 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai. Tới nay đã khởi công 10 đoạn, dự kiến tháng 9 tới sẽ khởi công đoạn cuối là Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Đối với các dự án đang thi công, có 2 dự án đáp ứng tiến độ là đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Cầu Mỹ Thuận 2; 4 đoạn mới khởi công và có 4 đoạn chậm tiến độ là Mai Sơn - Quốc lộ 45; Cam Lộ - La Sơn; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây
Lý giải nguyên nhân các dự án đang thi công chậm tiến độ, đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, bên cạnh lý do vướng mặt bằng thì việc nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg dẫn đến nhà thầu khó khăn trong huy động nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu. Thậm chí, nhiều gói thầu của các dự án có người nhiễm bệnh như: dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây...
Về giải ngân vốn đầu tư, lũy kế đến hết tháng 8, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân được 22.386 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt gần 53% kế hoạch vốn cả năm 2021.
Hà Nội khởi công xây cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch Cầu vượt với kết cấu thép lắp ghép, trực thông dạng chữ C được xây hướng từ phố Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022. Ngày 10/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã tiến hành khoan mũi cọc nhồi tại công...