Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành
Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công suất 450 tấn/ngày tại xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu) nếu hoàn thành và đưa vào vận hành vào cuối năm nay sẽ đưa tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của toàn tỉnh về dưới 15% theo Nghị quyết số 14/NQ-TU năm 2020 của Tỉnh ủy.
Thi công xưởng chứa chất thải tinh chế tại Khu xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp ở xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu). Ảnh:H. Lộc
Hiện tại, chủ đầu tư đang cho thi công ngày đêm để kịp đưa nhà máy vào vận hành theo yêu cầu của tỉnh.
* Vận hành nhà máy xử lý rác vào cuối tháng 11-2020
Dự án Khu xử lý (KXL) chất thải sinh hoạt và công nghiệp ở xã Vĩnh Tân được tỉnh giao cho Công ty CP Môi trường Sonadezi làm chủ đầu tư từ năm 2014. Sau khi thực hiện điều chỉnh vào năm 2018, dự án có diện tích 21,7ha, tổng công suất chôn lấp 1,2 triệu tấn chất thải, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt là 450 tấn/ngày.
Tháng 8-2020, chủ đầu tư đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt làm phân compost công suất 450 tấn/ngày. Việc khởi công nhà máy xử lý chất thải này có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ góp phần đưa tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt về dưới 15% theo nghị quyết của Tỉnh ủy.
Ông Đặng Minh Đức, Giám đốc Sở TN-MT cho rằng, với một tỉnh đông dân như Đồng Nai việc đảm bảo thu gom 100% rác thải sinh hoạt, trong đó phải xử lý để giảm tỷ lệ chất thải trơ chôn lấp về dưới 15% là rất khó. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ chôn lấp đã về dưới 30%, một tỷ lệ khá so với các tỉnh đông dân. Cũng theo ông Đức, nếu nhà máy xử lý rác thành phân compost công suất 450 tấn/ngày ở H.Vĩnh Cửu đi vào hoạt động vào cuối năm nay như cam kết của chủ đầu tư thì tỷ lệ chôn lấp rác thải sinh hoạt sẽ về dưới 15% theo nghị quyết Tỉnh ủy. Hiện Sở TN-MT và các đơn vị liên quan đang theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện công trình.
Video đang HOT
Ông Trần Anh Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Môi trường Sonadezi, chủ đầu tư dự án cho biết, đến thời điểm hiện tại, nhà máy đã hoàn thành được khoảng 3/4 khối lượng xây lắp. Trong đó, một xưởng tinh chế và lưu phân đã hoàn thành. Các xưởng còn lại, KXL nước rỉ rác dự kiến hoàn thành trong năm nay. Máy móc, thiết bị đã nhập về và thực hiện lắp đặt từ ngày 27-10 chuyên gia nước ngoài cũng đã hoàn thành cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Dự kiến, đến ngày 20-11 sẽ vận hành thử nghiệm và đầu tháng 12 có thể chạy chính thức. Khi đó, 450 tấn chất thải/ngày (khoảng 400 tấn của TP.Biên Hòa và 100 tấn của H.Vĩnh Cửu) sẽ được xử lý làm phân compost, tỷ lệ chôn lấp chất thải trơ dưới 15%.
Theo ông Dũng, tương lai KXL này có thể tăng khả năng tiếp nhận 700 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Việc tăng công suất tiếp nhận nhằm giảm áp lực rác thải sinh hoạt dồn về nhà máy xử lý ở xã Quang Trung (H.Thống Nhất) và giữ tỷ lệ chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt dưới 15% theo yêu cầu của tỉnh.
* Đầu tư khu bùn thải hầm cầu theo quy chuẩn
Bên cạnh nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, KXL chất thải sinh hoạt và công nghiệp ở xã Vĩnh Tân cũng đầu tư hệ thống xử lý bùn thải hầm cầu công suất 100m3/ngày đêm.
Lắp ráp dây chuyền xử lý rác thải thải làm phân bón tại KXL chất thải sinh hoạt và công nghiệp ở xã Vĩnh Tân. Ảnh:H. Lộc
Ông Trần Anh Dũng cho rằng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khá nhiều doanh nghiệp, tư nhân kinh doanh dịch vụ thu gom bùn thải hầm cầu, tuy nhiên chưa có đơn vị nào (kể cả đơn vị được cấp phép) đứng ra xử lý loại chất thải này. Chất thải hầm cầu vừa có yếu tố chất thải nguy hại vừa có yếu tố dịch tễ, nên quy trình xử lý khá phức tạp và tốn kém. Nếu không được xử lý đúng theo quy trình, chất thải này dễ phát sinh dịch bệnh và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Dự kiến KXL bùn thải hầm cầu sẽ hoàn thành và vận hành cùng với nhà máy xử lý rác thải làm phân bón. Đây sẽ là KXL bùn thải hầm cầu theo quy chuẩn của Bộ TN-MT đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, đơn vị sẽ liên hệ xử lý bùn thải hầm cầu các khu công nghiệp để giảm khí thải nitơ. Sau đó sẽ thu gom loại chất thải này ở các cơ quan, khu chung cư, bệnh viện, hộ gia đình và xử lý lại cho các đơn vị thu gom nhằm hạn chế tình trạng đổ trộm bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước của MTTQ Việt Nam: 'Áo mới' cho nông thôn Bắc Giang
Bắc Giang đã "khoác áo mới" kể từ khi xây dựng nông thôn mới. Đó không chỉ là câu chuyện hạ tầng, là những con đường đi vào ngõ ngách, ra tận cánh đồng, là những ngôi trường mới khang trang... nông thôn còn "mới" cả ở tư duy, nhận thức, cách làm.
Kết quả đó có được là một phần rất lớn từ nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác Mặt trận.
Đó là chia sẻ của ông Trần Công Thắng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang về những kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bắc Giang trong những năm qua.
Ông Trần Công Thắng. Ảnh: Quang Vinh.
PV: Thưa ông, Bắc Giang là một trong những địa phương rất chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Xin ông cho biết kết quả nổi bật nhất mà tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới là gì?
Ông Trần Công Thắng: Bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với đặc thù là tỉnh miền núi, xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chí trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay, nông thôn Bắc Giang đã "khoác chiếc áo mới". Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục, y tế hiện đại, mang lại sự hài lòng cho nhân dân. Toàn tỉnh có 115/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3 huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên đạt huyện nông thôn mới. Dự kiến, hết năm 2020, tỉnh có 124/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí đạt 16,2 tiêu chí/xã; có 8 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Khoảng mười năm trước, không ai có thể tưởng tượng được hôm nay toàn tỉnh đã "cứng hóa" được trên 7.000 km đường giao thông. Nhiều người nói vui, con số đó bằng nửa đường kính Trái đất. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Các công trình thủy lợi; hệ thống kênh, mương được đầu tư, nâng cấp đảm bảo chủ động tưới, tiêu trên 80% diện tích...Thành công đó được phải kể đến sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và hệ thống Mặt trận các cấp.
Vai trò của người Mặt trận đã được thể hiện như thế nào, thưa ông?
- Để thành công trong xây dựng NTM, khâu đầu tiên và quan trọng nhất là thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức thành viên đổi mới công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM. Phát huy vai trò chủ thể của người dân gắn với thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cho người dân tham gia từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi".
Bên cạnh đó, Mặt trận còn thực hiện việc trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng để họ thực sự là chủ thể trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Nhất là xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa ở khu dân cư. Hơn 10 năm qua, các cấp Mặt trận đã tuyên truyền, vận động gần 50 nghìn hộ tham gia hiến trên 334 ha đất các loại; vận động người dân đóng góp trên 3 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 25% tổng nguồn vốn huy động) để xây dựng nông thôn mới.
Vậy việc giám sát xây dựng nông thôn mới đã được Mặt trận triển khai ra sao để chất lượng các tiêu chí ngày càng được nâng cao?
- Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 2 cuộc giám sát độc lập về thực hiện các quy định về hỗ trợ và huy động xây dựng NTM; sau giám sát đã có 15 ý kiến, kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền về xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, các cấp Mặt trận và tổ chức thành viên trong tỉnh đã tổ chức giám sát nhiều nội dung liên quan như: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh, vật tư, nông nghiệp; bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng đường giao thông; chính sách hỗ trợ, ưu đãi nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân nghèo... Ngoài ra, MTTQ Việt Nam các cấp cũng tích cực tuyên truyền cho cán bộ, bà con nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai phạm, bất cập và phản ánh với cấp có thẩm quyền.
Người dân xã Xương Lâm (Lạng Giang, Bắc Giang) làm đường giao thông nông thôn.
Có thể nói rằng, để đạt được thành tích đó, Bắc Giang đã phải nỗ lực hơn cả sức mình để vượt khó. Vậy cho đến thời điểm này, Bắc Giang còn những vướng mắc gì trong xây dựng NTM, thưa ông?
- Mặc dù đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, nhưng xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn như: Kết quả xây dựng NTM giữa các đơn vị còn chênh lệch, tại 4 huyện miền núi chỉ đạt 19,1%; các huyện đồng bằng đạt 75,2% và đang trong quá trình thực hiện xã NTM nâng cao. Chất lượng đạt chuẩn tiêu chí ở một số địa phương còn thiếu bền vững; bình quân tiêu chí tại các xã nghèo, đặc biệt khó khăn thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh.
Tiêu chí Môi trường vẫn là tiêu chí khó đối với các xã nhất là chất thải sinh hoạt, hiện còn gần 70 xã chưa có điểm thu gom rác tập trung của xã; tỷ lệ xã tổ chức thu tiền dịch vụ xử lý rác thải đạt thấp; mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, liên kết 4 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu tính bền vững... Nhưng chúng tôi tin rằng, Bắc Giang sẽ từng bước gỡ được những khó khăn này, trong đó có trách nhiệm rất lớn của người Mặt trận.
Trân trọng cảm ơn ông!
Gỡ vướng cho khu xử lý chất thải ở xã Bàu Cạn Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại tại xã Bàu Cạn, H.Long Thành (Khu xử lý (KXL) chất thải ở xã Bàu Cạn) do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Phúc Thiên Long làm chủ đầu tư đã ngưng tiếp nhận và xử lý rác sinh hoạt từ tháng 1-2020. Đoàn giám sát HĐND...