Đẩy nhanh tiến độ bảo dưỡng tổng thể lần 4 NMLD Dung Quất
Hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia và công nhân Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cùng các nhà thầu đang thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 4 Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất.
Trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, BSR và các nhà thầu đang nỗ lực thực hiện bảo dưỡng công trình trọng điểm quốc gia với mục tiêu về đích đúng hẹn, an toàn, chất lượng và tiết kiệm chi phí.
BSR vừa lo chống dịch vừa thực hiện bảo dưỡng.
Tổng lực cho đại công trường trọng điểm
NMLD Dung Quất đi vào vận hành hơn 10 năm, với ba lần bảo dưỡng tổng thể. Theo khuyến cáo nhà sản xuất, định kỳ ba năm một lần, nhà máy phải được bảo dưỡng tổng thể (BDTT) nhằm bảo đảm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả. Đợt bảo dưỡng này diễn ra trong 51 ngày, từ ngày 12-8 đến ngày 1-10, bao gồm bảy gói thầu chính và BSR tự chủ trì thực hiện ba gói công việc lớn như thiết bị quay, thiết bị điện và thiết bị tự động hóa, với tổng khối lượng công việc hơn 5.000 đầu mục.
Các nhà thầu tham gia đợt bảo dưỡng đều kinh nghiệm BDTT Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoặc các nhà máy lọc dầu trên thế giới có quy mô tương đương. Để chuẩn bị cho chiến dịch BDTT lần này, BSR phải chuẩn bị từ hai năm trước, với khối lượng công việc khổng lồ, phải huy động 256 chuyên gia nước ngoài đến từ nhiều nước vẫn đang còn dịch Covid như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Hà Lan, Đức, Anh, Nhật Bản… và khoảng hơn 4.500 nhân sự trong nước, bao gồm cả BSR.
Tại phân xưởng Cracking xúc tác (RFCC), được xem là trái tim NMLD Dung Quất, gần 400 kỹ sư, công nhân liên tục làm việc ngày đêm. Để bảo đảm kiểm tra kỹ các khu vực phân xưởng, cụm công nghệ, đơn vị thi công lắp giàn giáo khoảng 60m, dọc theo tháp từ dưới đáy lên đỉnh tháp và bên trong tháp để kỹ sư, công nhân thao tác kỹ thuật. Tất cả các thiết bị, các lối ra vào của phân xưởng được công nhân mở ra để kiểm tra bên trong. Do điều kiện vận hành khắc nghiệt nên thiết bị hay tuổi thọ của “trái tim NMLD Dung Quất” suy giảm, đòi hỏi công tác bảo dưỡng cẩn trọng. Đây là hạng mục bảo dưỡng nhiều nhất, khó khăn nhất, phức tạp nhất.
Phân xưởng Cracking Xúc tác – “trái tim” Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có khoảng 400 kỹ sư, công nhân làm việc ngày đêm bảo dưỡng tất cả thiết bị cụm phân xưởng quan trọng này.
Kỹ sư Phạm Minh Hải – Tổ trưởng giám sát an toàn tại Cụm phâm xưởng Crackinh Xúc tác, BSR cho biết: “Phía bên trong phân xưởng cứ tưởng tượng như có một lớp tường gọi là gạch chịu nhiệt chịu nhiệt độ cao. Dòng xúc tác và dòng công nghệ di chuyển liên tục, độ mài mòn cao. Vì vậy, chuyên gia, kỹ sư phải kiểm tra tất cả những vị trí có khả năng bị ăn mòn gây hậu quả lủng, rò rỉ. Thận trọng, kỹ thuật an toàn để tầm soát được hết hiện trạng thiết bị. Chúng tôi phải bảo đảm khi bảo dưỡng xong và được đóng lại thì nhà máy vận hành liên tục trong vòng ba năm tiếp theo ổn định, an toàn”.
Vừa lo chống dịch vừa lo bảo dưỡng
Video đang HOT
So với những lần trước, BDTT lần này khó khăn, cam go hơn trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề của “khủng hoảng kép”: đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu.
Công tác chuẩn bị gặp vô vàn trở ngại từ việc mua sắm, vận chuyển trang thiết bị đến việc huy động chuyên gia từ nhiều quốc gia khác nhau trong hoàn cảnh Việt Nam đang hạn chế nhập cảnh, một số quốc gia không có chuyến bay đến Việt Nam.
“Để đưa chuyên gia nước ngoài sang tham gia công tác bảo dưỡng nhà máy chúng tôi gặp nhiều khó khăn chưa từng có như tìm kiếm, ghép chuyến bay, thủ tục xin visa. Thủ tục cách ly y tế, xét nghiệm cho các chuyên gia theo đúng quy định phòng chống dịch; bố trí hậu cần vừa bảo đảm yêu cầu nhưng tiết kiệm chi phí cũng là vấn đề nan giải. Được sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các bộ ngành, tỉnh Quảng Ngãi, đến nay chúng tôi đã đưa được 249 chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại BSR an toàn. Dự kiến giữa tháng 9 chúng tôi đón thêm sáu chuyên gia nữa đến làm việc để hỗ trợ khởi động lại nhà máy sau khi hoàn thành công tác BDTT” – ông Bùi Xuân Dương, Chánh Văn phòng BSR cho biết.
Đáng nói, chỉ hơn hai tuần trước ngày dừng máy để bảo dưỡng, làn sóng thứ hai dịch bệnh bùng phát ở trong nước và vẫn đang diễn biến phức tạp khi từ ổ dịch Đà Nẵng đã lan ra Quảng Ngãi và nhiều tỉnh, thành phố.
Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác bảo dưỡng tổng thể tại Cụm phân xưởng RFCC.
Nhận diện được các khó khăn, BSR và các nhà thầu đã xây dựng nhiều phương án và giải pháp cụ thể để vừa lo chống dịch vừa thực hiện bảo dưỡng như bắt buộc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn, khai báo y tế bắt buộc… với quyết tâm thực hiện BDTT lần bốn đạt bốn mục tiêu chính: Bảo đảm an toàn, chất lượng, vượt tiến độ và tiết kiệm chi phí tối đa.
Bảo đảm an toàn, về đích đúng tiến độ
BDTT lần này sẽ thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhiều hạng mục quan trọng, phức tạp hơn BDTT lần 3 như cải tiến hệ thống tách xúc tác của tháp tái sinh tầng 2 phân xưởng RFCC; cải tiến và bổ sung hệ thống giám sát, chẩn đoán máy nén, bơm; nâng cấp hệ thống điều khiển phân tán DCS, hệ thống dừng khẩn cấp ESD, hệ thống quản lý và giám sát điện EMCS, hệ thống điều khiển CRCS; đại tu phao nổi SPM, phóng PIG thông minh để kiểm tra hệ thống đường nhập dầu thô dưới biển; sửa chữa các lớp cách nhiệt gây nóng cục bộ, sơn hệ thống đường ống ngầm, ăn mòn tại các tháp, dưới gối đỡ, bảo ôn; kiểm tra hệ thống bảo vệ sốc cho cụm máy nén; làm sạch hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt, van điều khiển và hơn 120 cải tiến khác nhằm nâng công suất, hiệu quả vận hành của Nhà máy. Đến thời điểm này, công tác bảo dưỡng NMLD Dung Quất đạt khoảng 50% tiến độ.
Ông Trần Tấn Chức – Trưởng ban Bảo dưỡng Sửa chữa, BSR cho biết, lần bảo dưỡng tổng thể này diễn ra trong thời tiết có lúc không thuận lợi, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp nhưng tất cả các nhân sự BSR, nhà thầu, các hạng mục công việc được tích cực triển khai đạt hoặc vượt tiến độ đề ra. Những khó khăn trong chiến dịch lần này đã được nhận diện và từng bước được khắc phục.
“Chúng tôi tăng số lượng công việc do BSR tự đảm nhận như đại tu các máy nén chính, kiểm tra các hệ thống điều khiển, thực hiện thay thế với sự hỗ trợ từ xa của chuyên gia, thay vì thuê họ đến công trường. BSR tự chủ trì thực hiện ba gói công việc lớn như thiết bị quay, thiết bị điện và thiết bị tự động hóa. Sự kết nối thường xuyên với các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ kỹ thuật trong khu vực và thế giới rất quan trọng, giúp chúng tôi xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh một cách nhanh nhất, bảo đảm chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí” – Trưởng ban Bảo dưỡng Sửa chữa khẳng định.
Kỹ sư Việt Nam và nước ngoài trao đổi công việc tại công trường.
“Hàng nghìn nhân sự trên công trường NMLD Dung Quất, có cả chuyên gia nước ngoài, trong nước nên chúng tôi phối hợp với các công ty, đơn vị thực hiện bảo dưỡng để bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình bảo dưỡng. Chúng tôi theo dõi, giám sát hoạt động, tiếp nhận thông tin từ các nhà thầu ở từng khu vực, phối hợp chính quyền địa phương để bảo đảm an ninh trật tự địa bàn, an toàn trong phòng chống dịch Covid 19 hiện nay” – Thượng tá Đào Minh Thiện, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi khẳng định.
Người dân Vân Đồn than thở số điện cao bất thường
Tháng 8/2020, khách du lịch đến Vân Đồn giảm, nhiều khách sạn thường xuyên không hoạt động nhưng số điện bỗng nhiên cao ngất.
Ngày 26/8/2020, trao đổi với Đất Việt, anh Lê Bá Thắng (ngụ thị trấn Cô Tô, Quảng Ninh) xác nhận, gia đình anh là một trong 167 hộ dân có kiến nghị gửi tới Điện lực Vân Đồn khiếu nại về tiền điện sử dụng trong tháng 8/2020 có dấu hiệu không chính xác.
Theo anh Thắng, nhà anh sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh khách sạn. Nhưng từ cuối tháng 7/2020 đến nay, do tình hình dịch Covid-19 nên ít khách tới thuê phòng. Thế nhưng, gia đình anh được thông báo tiền điện sử dụng trong tháng 8/2020 phải nộp lên tới 15 triệu đồng, cao gấp 3 lần những tháng bình thường.
"Thời điểm này là mùa du lịch, như mọi năm lượng khác đến đông nhất thì tháng cao điểm gia đình tôi cũng chỉ phải trả từ 11 - 12 triệu đồng tiền điện. Còn những tháng bình thường ít khách, tiền điện cũng chỉ vào khoảng từ 5 - 7 triệu đồng.
Khi nhận được thông báo tiền điện tháng 8/2020 lên tới 15 triệu đồng, tôi nhận thấy có sự bất thường nên khiếu nại, cho rằng không hợp lý bởi trong tháng này nhà tôi thường xuyên trống phòng, không sử dụng điện nhiều, tại sao số điện vẫn tăng cao?" - anh Thắng cho biết.
Nhiều hộ dân huyện Cô Tô - Quảng Ninh phản ánh tiền điện tháng 8/2020 cao bất thường (Ảnh VNE).
Theo người dân huyện Vân Đồn, tiền điện hàng tháng được tính từ ngày 13 tháng trước đến ngày 13 tháng sau. Với cách tính này thì trong tháng 8/2020, huyện Vân Đồn mất tới nửa tháng có lượng khách du lịch sụt giảm vì dịch Covid-19 nên các dịch vụ đều bị trững lại, không sử dụng điện nhiều.
Gia đình chị Hoàng Thị Hợp (thị trấn Cô Tô) kinh doanh dịch vụ cung cấp đá lạnh nên phải sử dụng tủ cấp đông nhiều. Tháng 8/2020, gia đình chị nhận được thông báo nộp 23 triệu đồng tiền điện.
"Điều này là vô lý khi mà, từ ngày 26/7 đến ngày 9/8 do tủ cấp đông bị hỏng. Trong lúc hỏng tủ, chúng tôi đều rút hết thiết bị điện. Như vậy gia đình chỉ sử dụng được gần 20 ngày nhưng số điện tháng 8 lại tăng gần gấp 3 lần tháng 7/2020" - chị Hợp cho biết.
Theo lời chị Hợp, tháng 7/2020, khi ngành du lịch trở lại sau dịch bệnh, nhiều khách du lịch tới huyện Vân Đồn, gia đình chị hoạt động hết công suất cũng chỉ hết gần 5.000 số điện. Nhưng tháng 8/2020 lại tăng vọt lên gần 12.500 số.
"Tôi có khiếu nại, ngành điện cũng có xuống kiểm tra nhưng cho đến nay vẫn chưa giải thích được lý do tại sao" - chị Hợp cho hay.
Trước đó, vào tháng 6/2020, một hộ nghèo ở huyện Vân Đồn cũng được thông báo sử dụng hết hơn 89 triệu đồng tiền điện. Sau đó, ngành điện lực có xuống kiểm tra, nhận thấy công tơ vẫn hoạt động bình thường nhưng phát hiện ra sai sót của Điện lực Vân Đồn trong quá trình kinh doanh, ra hóa đơn việc chốt chỉ số công tơ điện tử bằng thiết bị cầm tay HHU.
Chính vì thế, nhiều người dân huyện Vân Đồn cho rằng, việc nhiều hộ gia đình có số điện cao bất thường trong tháng 8/2020 cũng có sự sai sót dẫn tới nhầm lẫn.
Tiếp nhận phản ánh từ người dân, ông Trần Như Long, Bí thư huyện Cô Tô đã yêu cầu phía điện lực kiểm tra, tổ chức họp với bà con.
"Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, khách du lịch ra đảo Cô Tô tương đối tốt, nhưng từ cuối tháng 7 đến nay kém đi rất nhiều, mỗi ngày có 20-30 khách, có những ngày không có khách nào", ông Long nói.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với báo chí, ông Đặng Thành - Giám đốc Điện lực Vân Đồn cho biết, đơn vị đã nhận được phản ánh của 167 hộ dân phản ánh về số điện tăng bất thường trong tháng 8/2020. Đơn vị đã kiểm tra được 116 hộ dân.
"Đa số khách hàng đã đồng ý với việc ghi chỉ số công tơ và kiểm tra công. Có ba khách hàng đồng ý với việc ghi chỉ số công tơ, nhưng chưa đồng ý với việc kiểm tra công tơ. Chúng tôi sẽ phối hợp với những hộ dân này tháo công tơ để đi kiểm định ở đơn vị thứ ba cho khách quan", ông Thành nói.
Theo ông Thành, một số hộ dân khác cũng đề nghị được lắp thêm công tơ để đối chứng với công tơ của ngành điện. Việc này ngành điện không cấm, nhưng công tơ hộ dân đi mua về lắp phải có kiểm định của cơ quan chức năng.
Hiện lãnh đạo Công ty Điện lực Quảng Ninh cũng đã cử đoàn công tác ra Cô Tô để kiểm tra sự việc.
Vị lãnh đạo này cho biết, theo thống kê của huyện Cô Tô, từ ngày 13/6 đến 13/7, huyện đón khoảng 49.000 khách du lịch. Tuy nhiên trong 18 ngày từ ngày 13/7 đến 31/7, lượng khách lên đến 50.000 người, do vậy nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
Cùng thời điểm này, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, các thiết bị điện sử dụng như điều hòa, tủ đông, tủ lạnh, kho lạnh, máy làm đá cũng làm tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Công ty điện lực Quảng Ninh, tiền điện người dân nộp qua ngân hàng và chuyển trực tiếp về Tổng công ty điện lực miền Bắc.
"Địa phương không quản lý nên không có chuyện trục lợi ở đây" - vị lãnh đạo Công ty Điện lực Quảng Ninh khẳng định.
Văn phòng Chính phủ cần tập trung tham mưu để thực hiện thành công 'mục tiêu kép' Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu, với tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, VPCP cần tập trung tham mưu, đôn đốc triển khai hiệu quả các giải pháp đã đề ra nhằm thực hiện thành công "mục tiêu kép". Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Đại hội. (Ảnh: VGP) Ngày...