Đẩy nhanh thi hành án các vụ liên quan đến ngân hàng, tham nhũng
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tập trung mọi nguồn lực, tăng cường đôn đốc chấp hành viên và các đơn vị trực thuộc chú trọng cao độ cho việc giải quyết án, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ tổ chức thi hành các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng, án tham nhũng, các vụ việc phức tạp, kéo dài.
Số tiền phải thi hành án trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank) rất lớn.
Ông Hoàng Sỹ Thành – Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) vừa ký văn bản gửi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chỉ đạo tập trung thực hiện chỉ tiêu thi hành án năm 2017.
Theo chỉ tiêu mà Tổng cục Thi hành án dân sự giao cho các cơ quan thi hành án dân sự thì toàn hệ thống thi hành xong đạt trên 70% về việc và trên 30% về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành; giảm ít nhất 8-10% số việc và 6-8% số tiền có điều kiện chuyển kỳ sau và bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong việc xác minh, phân loại việc, tiền có điều kiện thi hành, chưa có điều kiện thi hành.
Kết quả thi hành án 5 tháng qua, toàn hệ thống thi hành án dân sự đạt tỉ lệ thi hành xong trên 44,9% về việc, 15,8% về tiền và như vậy còn thiếu trên 25% về việc và trên 14% về tiền thi hành xong so với chỉ tiêu.
Kết quả thi hành xong về việc có 27 tỉnh/thành phố, về tiền có 49 tỉnh/thành phố thấp hơn mặt bằng chung toàn quốc.
Video đang HOT
Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2017, Tổng cục Thi hành án dân sự đã yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung mọi nguồn lực tăng cường chỉ đạo, đôn đốc Chấp hành viên và các đơn vị trực thuộc chú trọng cao độ cho việc giải quyết án, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ tổ chức thi hành các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng, án tham nhũng, các vụ việc phức tạp, kéo dài.
“Thực hiện tốt việc rà soát, phân loại việc, tiền thi hành án, bảo đảm chính xác, thực chất; số liệu báo cáo các kỳ phải bảo đảm chính xác, trung thực, thống nhất, nghiêm cấm chạy theo thành tích. Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ tổ chức kiểm tra nếu phát hiện đơn vị nào không thực hiện đúng chỉ đạo của Tổng cục, cố ý làm sai lệch số liệu, chạy theo thành tích sẽ xử lý nghiêm lãnh đạo, công chức liên quan của đơn vị đó theo quy định của pháp luật”- ông Hoàng Sỹ Thành nhấn mạnh.
Đồng thời, Tổng cục Thi hành án dân sự yêu cầu chú trọng việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, bảo đảm công khai 100%. Việc công khai của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành thông tin phải đảm bảo trung thực, chính xác, kịp thời, đúng quy định, phục vụ có hiệu quả công tác thi hành án dân sự, góp phần minh bạch hóa công tác thi hành án dân sự và tạo điều kiện thuận lợi trong việc giám sát của xã hội đối với công tác thi hành án dân sự.
Thế Kha
Theo Dantri
Lên kế hoạch thi hành án nợ xấu của nhiều ngân hàng lớn
Tổ xử lý nợ xấu của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đang rà soát, tổng hợp danh sách các vụ việc thi hành án có số tiền chưa thi hành lớn của các ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, SHB, DAB, Công ty Quản lý tài sản (VAMC),...
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank) có số tiền phải thi hành án rất lớn (Ảnh: Trung Kiên)
Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) vừa ban quyết định kiện toàn Tổ công tác chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (gọi tắt là Tổ xử lý nợ xấu). Theo đó, Tổ xử lý nợ xấu sẽ rà soát, tổng hợp danh sách các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng; tập trung vào các tổ chức tín dụng, ngân hàng có số việc, số tiền chưa thi hành lớn như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, SHB, DAB, Công ty Quản lý tài sản (VAMC),...
Trên cơ sở kế hoạch, Tổng cục Thi hành án dân sự đã yêu cầu Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nhiệm vụ được giao và đề nghị Vụ Pháp chế, Thanh tra Giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp thực hiện, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên chủ động rà soát, lập danh sách các vụ việc liên quan đến thi hành án, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc để phối hợp với các Cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết hoặc báo cáo hội sở đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo, giải quyết.
Đối với các vụ việc thi hành án tồn đọng như tài sản bán đấu giá đã giảm giá nhiều lần không có người mua, yêu cầu của người phải thi hành án về việc miễn, giảm lãi suất chậm thi hành án..., Tổng cục Thi hành án đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án tạo điều kiện thi hành án dứt điểm.
Mặt khác, Tổ xử lý nợ xấu sẽ chủ động hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, chỉ đạo giải quyết việc thi hành án tại một số địa phương. Qua kiểm tra nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi tiền cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng và hoàn thành chỉ tiêu thi hành án năm 2017. Dự kiến sẽ kiểm tra tại Đà Nẵng, Đăk Lăk, Cần Thơ, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Thanh Hóa.
Tổ xử lý nợ xấu cũng sẽ tổ chức phúc tra việc thực hiện chỉ đạo, kết luận của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng; kiểm tra, làm việc đối với những vụ việc thi hành án lớn và giá trị phải thi hành cao hoặc có vướng mắc, khó khăn, phức tạp liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng tại một số địa phương như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long An.
Như Dân trí đã từng phản ánh, đến giữa năm 2016, trên toàn quốc, số việc còn tồn đọng chưa thi hành lên tới gần 15.200 việc, số tiền trên 52.280 tỷ đồng.
Một số địa phương có số tiền phải thi hành liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn như TPHCM (1.886 việc, trên 13.700 tỷ đồng), Hà Nội (2.097 việc, trên 8.100 tỷ đồng), Đồng Nai (659 việc, trên 1.550 tỷ đồng), Long An (807 việc, trên 1.800 tỷ đồng), Cần Thơ (737 việc, trên 1.160 tỷ đồng), Hải Phòng (321 việc, trên 2.400 tỷ đồng).
Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có 3.577 việc, tương ứng số tiền phải thi hành án gần 9.500 tỷ đồng.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) có tới 1.220 việc, tương ứng số tiền phải thi hành án trên 5.600 tỷ đồng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) co 1.529 việc, tương ứng số tiền phải thi hành trên 3.960 tỷ đồng.
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có khoảng 973 việc, tương ứng số tiền khoảng 4.400 tỷ đồng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 433 việc và tương ứng trên 4.360 tỷ đồng.
Ngoài 5 ngân hàng nói trên, còn khoảng trên 60 tổ chức tín dụng, ngân hàng khác có số việc, số tiền phải thi hành án đang được các cơ quan thi hành án tổ chức thi hành.
Thế Kha
Theo Dantri
Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của đối tượng liên quan án tham nhũng Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra Công an các cấp kịp thời xác minh, truy tìm tài sản, áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản của bị can và các đối tượng có liên quan trong các vụ án tham nhũng để đảm bảo...