Đẩy nhanh tăng trưởng khách du lịch hai chiều Việt Nam – Pháp
Với mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, hợp tác trong lĩnh du lịch giữa Việt Nam và Pháp đang không ngừng phát triển tích cực, góp phần củng cố thêm mối quan hệ song phương của hai bên.
Pháp hiện đang là một điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu và có tốc độ tăng trưởng khách du lịch cao nhất trên thế giới. Thông tin từ Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, năm 2018 nước này đã đón được hơn 9,1 triệu lượt khách du lịch. Dự kiến năm 2019 con số này sẽ tăng trên 100 triệu lượt khách.
Pháp đang là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu thế giới
Đại sứ Pháp tại Hà Nội – ông Bertrand Lortholary cho biết, du lịch được coi là ngành công nghiệp có đóng góp quan trọng đối với kinh tế Pháp thời gian qua. Vì vậy, Pháp đang không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cũng như các yêu cầu về thủ tục visa sẽ thông thoáng hơn nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách khắp nơi trên thế giới.
Theo ông Bertrand Lortholary, hiện chiến lược khai thác thị trường khách du lịch của Pháp đó là lựa chọn thị trường ưu tiên, trong đó khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ là thị trường được quan tâm đẩy mạnh khai thác, triển khai các hoạt động xúc tiến, quáng bá du lịch của Pháp thời gian tới. Việc xây dựng thị trường mục tiêu này dựa trên cơ sở về mối tương quan giữa văn hóa, lịch sử, nhu cầu và xu hướng du lịch của người dân Việt Nam. “ Mặt khác còn trên tốc độ tăng trường không ngừng khách du lịch Việt Nam đến Pháp, năm 2018 đã có 100 nghìn khách du lịch Việt Nam, lượng visa du lịch được đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cung cấp tăng nhanh trên 50%/năm“- ông Bertrand Lortholary cho hay.
Trên cơ sở tiềm năng của thị trường khách du lịch Việt Nam, nhân chuyến thăm Việt Nam trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa TP Hà Nội và Vùng Thủ đô Paris (Pháp) – Chủ tịch Vùng Thủ đô Paris – bà Valérie Pecresse đã có cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam để giới thiệu tiềm năng, chiến lược thị trường du lịch của Vùng Thủ đô Paris, qua đó nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch Việt Nam – Pháp thời gian tới.
Hiện lĩnh vực du lịch chiếm 10% GDP Vùng Thủ đô Paris, đây là vùng phát triển du lịch nhất thế giới, với 50 triệu khách du lịch năm 2019. Du lịch đã tạo ra 21,7 tỷ EUR năm 2018, tăng 5,7% so với năm 2017 và tạo ra hơn 50 nghìn việc làm. Trong đó, bà Valérie Pecresse thông tin, lượng khách du lịch Việt Nam đến Vùng Thủ đô Paris đạt gần 85 nghìn lượt trong năm 2017-2018, tạo ra 74 triệu EUR doanh thu từ du lịch trong hai năm vừa qua.
Trong bài giới thiệu du lịch đầy hấp dẫn về Vùng Thủ đô Paris, bà Valérie Pecresse cho biết, mức độ hài lòng của du khách là 93,7%, 64% trong số đó đã quay trở lại, vì thế nhằm tạo thêm sức hấp dẫn cho du lịch Pháp, Vùng Thủ đô Paris đang không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Video đang HOT
Theo đó, thời gian tới, Vùng Thủ đô Paris sẽ nỗ lực cải thiện và đưa vào nhiều sản phẩm phục vụ du khách, trong đó sẽ đa dạng các điểm đến để du khách có thể khám phá trọn vẹn về văn hóa nghệ thuật, thời trang, hệ thống bảo tàng, khu triển lãm, cung điện, ẩm thực đặc sắc nhất của Pháp… Cùng với nỗ lực đó, Vùng Thủ đô Paris còn xây dựng, cung cấp các phương tiện vận chuyển công cộng, hệ thống wifi thuận lợi phục vụ du khách; huy động lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn, cung cấp thông tin tới du khách; an ninh được tăng cường, đảm bảo an toàn cao nhất cho du khách.
Chủ tịch Vùng Thủ đô Paris – bà Valérie Pecresse giới thiệu tiềm năng, cơ hội hợp tác du lịch Vùng Thủ đô Paris với doanh nghiệp Việt Nam
Về phía Việt Nam, ông Vũ Thế Bình – Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam đánh giá, dù tăng trưởng khách hai chiều rất tích cực, tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng, hiện mới có gần 300 nghìn lượt khách du lịch Pháp đến Việt Nam và 100 nghìn khách du lịch Việt Nam đến Pháp. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường khách du lịch outbound của Việt Nam đang tăng nhanh từ 10-20% người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, đạt 10 triệu khách năm 2018. Trong đó, Hàn Quốc tăng 46%, Nhật Bản tăng 43%, Việt Nam đang là thị trường khách du lịch đầy tiềm năng đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhờ kinh tế, xã hội phát triển, thu nhập, đời sống được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Hiện người dân Việt Nam rất quan tâm và có nhu cầu du lịch cao đối với các điểm đến Đông Nam Á, Bắc Á, Tây Âu, cũng như châu Âu. “ Với Pháp, bất cứ một người dân Việt Nam nào cũng mong muốn một lần được đặt chân đến để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, khám phá vùng đất sở hữu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử châu Âu. Vì vậy, Pháp là điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu đối với khách du lịch từ Việt Nam. Thời gian tới hai nước cần cần thúc đẩy nhanh dòng khách Việt Nam từ 100 nghìn lên gấp 2 lần như lượng khách Việt Nam đã đến với các quốc gia khác“- ông Bình nhấn mạnh.
Để khách du lịch có thể đến Pháp cũng như Vùng Thủ đô Paris, ông Vũ Thế Bình đề nghị, phía Pháp cần tạo điều kiện thuận lợi hơn về visa, tổ chức các đoàn khảo sát sản phẩm cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy hợp tác về du lịch giữa hai bên, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ để doanh nghiệp đưa khách đến Pháp và Vùng Thủ đô Paris và ngược lại; qua đó góp phần tăng trưởng khách du lịch hai chiều Việt Nam – Pháp.
Trước cơ hội thị trường tiềm năng và đầy rộng mở từ Việt Nam, sắp tới, bà Valérie Pecresse cho biết, Ủy ban Du lịch Vùng Thủ đô Paris – cơ quan Nhà nước hàng đầu về phát triển du lịch của Pháp sẽ đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch tại Đông Nam Á và đặc biệt là tại Việt Nam vào năm 2020 với sự hợp tác của các công ty lữ hành, hãng du lịch.
Hoa Quỳnh
Theo Congthuong
Đại sứ Pháp Robby Judes tại Vanuatu bị cách chức vì tấn công tình dục
Đại sứ Pháp tại Vanuatu , bị buộc tội tấn công tình dục và đã bị cách chức. Một người phụ nữ đã trách mắng ông vì vuốt ve mông cô nhiều lần tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế.
Đại sứ Robby Judes và người tố cáo
Thông báo chính thức được đưa ra: Các chức năng của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp đến Cộng hoà Vanuatu, thực hiện bởi ông Robby Judes đã bị chấm dứt.
Trước đó, ông Robby Judes đã được triệu tập vào tháng 2 tới Bộ Ngoại giao tại Paris , để được các cơ quan giám sát lắng nghe về khiếu nại đối với ông tại Noumea, New Caledonia.
Người khiếu nại là bà Chérifa Linossier, doanh nhân và chủ tịch của Liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Bà khẳng định đã bị đại sứ vuốt ve mông nhiều lần và hỏi thông tin liên lạc.
"Đại sứ đi qua ngay sau lưng tôi, anh chạm vào mông tôi. Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng chúng tôi đang thiếu một chút không gian nên tôi đã không chú ý nhiều hơn thế. Anh quay lại và ngay lúc đó, anh vuốt ve lưng và mông tôi, nói rằng anh muốn gặp lại tôi" - B à Cherifa Linossier phát biểu.
Trong một tuyên bố chung về khiếu nại mà AFP có thể tham khảo ý kiến, nạn nhân tuyên bố rằng "một nạn nhân khác cũng đã nộp đơn khiếu nại" .
Theo Cherifa Linossier, bảy phụ nữ khác đã bị Robby Judes lạm dụng tình dục hoặc bằng lời nói trong những tháng gần đây. Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương mô tả những sự thật này là "không thể chấp nhận được" và hy vọng rằng những phụ nữ không dám nói có thể làm chứng. Cô tuyên bố rằng "một nạn nhân khác cũng đã nộp đơn khiếu nại cho cùng một sự kiện vào tháng 12 năm ngoái".
Ngược lại, đại sứ Robby Judes được cho là "choáng váng" bởi những lời buộc tội . Ông nói: "Bà Cherifa Linossier đến muộn vào buổi tối và khi cô ấy rời đi, tôi đã chào cô ấy và cô ấy thậm chí còn đưa cho tôi danh thiếp của cô ấy". Ông cho rằng mình bị buộc tội vì động cơ chính trị.
Robby Judes đã làm đại sứ tại Vanuatu kể từ tháng 11 năm 2018. Ông giữ vị trí tương tự tại Comoros (2014-2017) sau khi làm cố vấn ngoại giao cho Bộ trưởng hải ngoại Victorin Lurel (2012-2014).
Robby Judes là một công chức cấp cao, một cựu kỹ sư hóa học, và tốt nghiệp chương trình khuyến mãi của Copernicus tại École nationalale d'ad dùng (ENA), Robby Judes đã làm việc từ năm 2005 với tư cách là Cố vấn Hợp tác và Hành động Văn hóa tại Đại sứ quán Đại sứ quán Pháp. Pháp ở Hoa Kỳ ở Washington. Năm 2007, ông đứng đầu bộ phận chịu trách nhiệm về khu vực "Địa Trung Hải và Cận Đông" và sau đó là "Ai Cập, Levant và Sừng châu Phi" trong Cơ quan Giảng dạy Pháp ở nước ngoài.
Năm 2011, ông chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc tế, châu Âu, thể chế và tài trợ cho Văn phòng ở nước ngoài. Năm 2012, ông gia nhập nội các của cựu Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Victorin Lurel với tư cách cố vấn ngoại giao.
Năm 2014, anh được bổ nhiệm làm đại sứ của Comoros. Một vị trí mà ông sẽ chiếm giữ trong ba năm trước khi trở thành cố vấn ngoại giao và ở nước ngoài cho Phái đoàn Liên bang trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, chống Do Thái và chống ghét LGBT (Dilcrah).
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2018, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Pháp tại Vanuatu.
Kim Dung
Theo PLVN
HĐBA LHQ chưa thảo luận dỡ bỏ lệnh cấm vận Triều Tiên Đài TNHK cho biết, Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Christoph Heusgen, Chủ tịch Ủy ban cấm vận Triều Tiên thuộc Liên hợp quốc (LHQ), cho biết sẽ không thảo luận về việc dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên trong thời gian tới. Theo TNHK, trong cuộc hội đàm với Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre cùng ngày, Đại sứ...