Đẩy nhanh lộ trình thanh toán viện phí không dùng tiền mặt
Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và các cơ sở y tế, giúp giảm thủ tục, thời gian chờ đợi cho người bệnh, giảm áp lực cho nhân viên y tế.
Tuy nhiên, hiện cả người bệnh và cơ sở y tế còn dè dặt trong việc triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham quan quy trình cấp thẻ điện tử. Ảnh: DN.
Vẫn dè dặt
Nói về việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trong ngành Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hiện có tới 50% người dân Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ thanh toán điện tử. Bản thân người dân khi sử dụng các dịch vụ y tế cũng chưa mặn mà với việc dùng thẻ thanh toán viện phí.
Đến thời điểm hiện tại cả nước có khoảng 30 bệnh viện triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Chỉ có số ít bệnh viện đạt 35% số lượng giao dịch thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, giảm quá tải khu vực xếp hàng chờ thanh toán viện phí, góp phần tăng sự hài lòng của người bệnh.
Còn theo báo cáo của Vietcombank, trong số các bệnh viện đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, hầu hết chỉ triển khai thử nghiệm tại một số khoa, nên chỉ phục vụ được một số lượng nhỏ khách hàng đến khám, chữa bệnh. Đối với một số hình thức thanh toán trực tuyến, có kết nối dữ liệu bệnh nhân, hồ sơ thanh toán, các bệnh viện chưa đáp ứng điều kiện kết nối.
Video đang HOT
“Bên cạnh đó, chưa có tài liệu liên quan đến quy định chuẩn thông tin thanh toán y tế, chuẩn kết nối giữa hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) với ngân hàng hoặc với các trung gian thanh toán. Do đó, số lượng các bệnh viện kết nối với ngân hàng chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với số lượng bệnh viện trên toàn quốc”, đại diện Vietcombank nêu.
Về phía các cơ sở y tế, theo đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt đã được thực hiện từ năm 2013. Người dân có thể sử dụng thẻ ATM để thanh toán viện phí và thực hiện các giao dịch khác thông qua máy bán hàng chấp nhận thẻ ngân hàng, để thanh toán hóa đơn dịch vụ (gọi tắt là máy POS) hoặc chuyển khoản.
Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện, việc thanh toán bằng thẻ hiện chỉ mới triển khai được tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và Khoa Khám bệnh dịch vụ. Còn lại, phần lớn người bệnh vẫn thanh toán viện phí bằng tiền mặt.
Tình trạng người dân không mặn mà với thanh toán bằng thẻ cũng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng. Từ cách đây 1 tháng, bệnh viện đã áp dụng thanh toán qua điện thoại di động bằng mã vạch ma trận (QR code). Tuy nhiên, người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, chưa thực sự quan tâm tới việc áp dụng công nghệ nhằm thanh toán dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn.
Những trở ngại từ “3 bên”
Nguyên nhân của việc áp dụng thanh toán điện tử còn khó khăn đến từ “3 bên: bệnh viện, người bệnh và ngân hàng. Nói về việc người dân khá dè dặt khi thanh toán viện phí bằng thẻ, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, việc kết nối phần mềm thanh toán với hệ thống chương trình còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết sự cố nạp tiền, rút tiền và hoàn tiền vào thẻ chưa nhanh chóng kịp thời, mâu thuẫn với mục tiêu giảm thủ tục, giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, vướng mắc không chỉ xuất phát từ thói quen của người dân mà còn đến từ mức phí giao dịch của ngân hàng cao, tới 0,8%. “Phí này Bệnh viện phải gánh mà không thu được của người bệnh, nên phần nào ảnh hưởng tới công tác triển khai của Bệnh viện”, vị đại diện cho biết.
Về phía Bộ Y tế, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết, triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt tại các bệnh viện chưa đạt được hiệu quả cao do chưa có tính đồng bộ, giải pháp thanh toán còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân.
“Chưa kể, phí thanh toán các giao dịch điện tử không dùng tiền mặt còn cao và bệnh viện chưa có các cơ chế chi trả phí. Các ngân hàng, cổng thanh toán, ví điện tử, … chưa kết nối liên thông với nhau, nên chưa tạo điều kiện dễ dàng thanh toán viện phí giữa các phương thức thanh toán của các đơn vị khác nhau khi cùng cung cấp dịch vụ thanh toán trong cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin nêu.
Để đẩy nhanh lộ trình thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, theo ông Tường, các bệnh viện phải xây dựng quy trình nghiệp vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và phổ biến cho các khoa phòng, bộ phận liên quan trong đơn vị. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông về thanh toán toán viện phí không dùng tiền mặt tới bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trên các phương tiện truyền thông tại bệnh viện như xây dựng các tài liệu hướng dẫn thanh toán viện phí tại bệnh viện, phát các tờ rơi hướng dẫn cách thức, quy trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại bệnh viện, đăng tải tài liệu lên website bệnh viện, ..
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho rằng, các bệnh viện cần phải bố trí, sắp xếp bộ phận tiếp đón, hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện các bước thanh toán viện phí không dùng tiền mặt một cách thuận tiện, dễ dàng. Ngoài ra, các bệnh viện cũng cần lựa chọn các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán có các điều kiện đảm bảo về an toàn, có cam kết về bảo mật thông tin thanh toán, thông tin bệnh nhân, thông tin người đến khám, đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu triển khai như trang thiết bị công nghệ thông tin, hạ tầng mạng nội bộ, đường truyền kết nối internet, an toàn thông tin, nhân sự tham gia triển khai, nguồn lực tài chính triển khai…
Đối với người dân, theo ông Tường, Bộ Y tế mong nhận được sự ủng hộ từ nhân dân về thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Đây là bước tiến bộ, hiện đại và người dân chắc chắn được thụ hưởng dịch vụ tốt nhất. Khi thanh toán không dùng tiền mặt người dân không phải chờ đợi xếp hàng, rút ngắn thời gian thanh toán viện phí, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí và đảm bảo sức khỏe tinh thần. “Đặc biệt, người dân không cần phải mang tiền mặt, giảm nhẹ áp lực mất mát tiền khi đi lại trên đường và trong quá trình nằm điều trị; người bệnh có thể tự thanh toán khi xuất viện mà không cần phải có người nhà đi cùng để làm các thủ tục thanh toán”, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin nêu.
D.Ngân
Theo HQ Online
Chữa ung thư, người bệnh bảo hiểm y tế được quyền vượt tuyến
Theo hướng dẫn mới nhất, tại Hà Nội, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khi mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, ung thư, bệnh về máu, miễn dịch, nội tiết dinh dưỡng chuyển hóa, thai sản... có quyền được chuyển thẳng lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến 1.
Hà Nội ban hành hướng dẫn mới về chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT
Liên ngành Sở Y tế - Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn số 3968/HD-YT-BHXH về việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố.
Theo hướng dẫn mới này, người có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.
Cụ thể, có 3 hình thức chuyển tuyến, gồm: Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên; chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới; chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Với chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên được thực hiện theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.
Trong đó, tuyến 4 là những người đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại xã, phường, thị trấn và tương đươn; tuyến 3 tuyến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế huyện, quận, thị xã và tương đương; tuyến 2 là tuyến tỉnh và tương đương; tuyến 1 là tuyến trung ương và tương đương.
Đối với trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện.
Đáng chú ý, tai hướng dẫn mới này chỉ rõ một số trường hợp người bệnh BHYT sẽ được chuyển thẳng lên tuyến trên mà vẫn được coi là đúng tuyến. Cụ thể, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.
Cùng đó, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến 3 hoặc cơ sờ khám chữa bệnh tuyến 4 khi mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, ung thư các loại, bệnh về máu, miễn dịch, nội tiết dinh dưỡng chuyển hóa, thai sản, hệ tuần hoàn, hô hấp... được chuyển thẳng lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến 1 hoặc cơ sở khám chữa bệnh tuyến 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Theo ANTD
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong cơ sở y tế Hôm qua (20/9), tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong y tế, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh phải đẩy mạnh công tác truyền thông tới bệnh nhân và người nhà về những lợi ích của việc...