Đây mới là idol đầu tiên có fancam viral nhất Kpop thời internet còn chưa phổ biến, tạo nền móng cho văn hoá fancam sau này
Chiếc fancam đặc biệt của cô nàng này đã mở ra trào lưu cho các fancam focus của idol Kpop khác sau đó.
Fancam là một “đặc sản” rất đỗi quen thuộc với người hâm mộ Kpop. Thuật ngữ này chỉ những đoạn phim do fan quay và đăng tải trên các trang mạng xã hội mà không phải chủ đích của công ty hay nhà đài. Các fancam có thể phong phú từ cảnh chung, xuất hiện tất cả các thành viên của nhóm nhạc trên sân khấu trình diễn, ở fansign hay sân bay… Vì vậy, để phân biệt, thuật ngữ fancam focus đã ra đời. Đây là loại fancam đặc biệt chỉ chú trọng vào một idol duy nhất, lột tả cận cảnh từ nhan sắc, nét mặt đến những chuyển động của idol.
Fancam đã xuất hiện từ rất sớm, nhưng chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ của cá nhân hoặc trong fandom. Chiếc fancam được biết đến nhiều nhất đầu tiên trong lịch sử Kpop và tạo nền móng cho văn hóa fancam sau đó chính là của cô nàng Yuri ( SNSD).
Fancam Oh! của Yuri vào năm 2010
Video được người hâm mộ ghi lại màn trình diễn ca khúc Oh! của Yuri vào năm 2010 tại sân vận động Trung tâm Namyangju. Yuri được mệnh danh là “viên ngọc trai đen” bởi khí chất quyến rũ và tràn đầy năng lượng của mình. Fancam focus này của cô nàng được quay rất chắc tay, ghi lại rõ nét từ vũ đạo dứt khoát đến thần thái tự tin, tươi trẻ của cô nàng. Video cũng chính là fancam đầu tiên của Yuri và hiện đang sở hữu gần 270 nghìn lượt xem trên YouTube. Đừng so con số này với các idol thế hệ ngày nay, thời Yuri nổi đình đám với SNSD, internet đâu có phổ biến như bây giờ!
Màn trình diễn ca khúc Oh! của Yuri vào năm 2010 tại sân vận động Trung tâm Namyangju
Video ghi lại rõ nét từ vũ đạo dứt khoát đến thần thái tự tin, tươi trẻ của cô nàng
Trước những thước phim đẹp mắt ấy, fancam của “ngọc trai đen” SNSD đã nhanh chóng viral trong cộng đồng fan Kpop. Tuy đây không phải là fancam idol đầu tiên từ trước đến nay nhưng đây là fancam đầu tiên được nhiều người biết đến như vậy.
Fancam của Yuri chính là fancam focus đầu tiên được nhiều người biết đến như vậy
Có thể nói, chiếc fancam của Yuri đã đặt một nền móng cho văn hóa fancam sau này, cũng như tạo ra một trào lưu cho trong các fandom Kpop của idol khác. Trên thực tế, chính nhờ fancam này của thành viên SNSD mà các fancam được quay trước đó cũng mới được chú ý nhiều hơn.
Yuri đã đặt một nền móng cho văn hóa fancam sau này
Giờ đây, fancam focus đã trở thành một phần không thể thiếu với người hâm mộ Kpop. Không chỉ các fan mà gần đây, các nhà đài cũng đã có sự đầu tư hơn trong hình thức fancam này thông qua các sân khấu biểu diễn trên show âm nhạc. Thậm chí, hàng năm đều có những topic hay những trang báo đưa ra các bảng xếp hạng idol có fancam mãn nhãn nhất.
Vì sao các công ty chủ quản không cho idol Kpop comeback thường xuyên, câu trả lời nằm ở đây!
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao idol của mình mãi chưa thấy comeback dù đã "hàng vạn năm" trôi qua? Câu trả lời nằm ngay dưới bài viết này.
Dragon J - tác giả quyển sách "How to Become a K-Pop Star" (tạm dịch: Làm thế nào để trở thành một ngôi sao Kpop) đã từng đảm nhiệm qua những công việc như quản lý nghệ sĩ, quản lý đào tạo nhóm nhạc nữ, trưởng phòng phát triển kinh doanh tại một công ty giải trí... Trong khi đó, YouTuber In Ji Woong được biết đến là một cựu huấn luyện viên và thầy hướng dẫn vũ đạo cho các thần tượng Kpop.
Cùng xuất hiện trong một buổi phỏng vấn của kênh AYO, cả hai đã mang đến những chia sẻ chân thật nhất về tình trạng idol không thường xuyên được comeback - một trong những vấn đề mà người hâm mộ Kpop rất quan tâm. Nhóm nhạc nữ LOONA từng trải qua khoảng thời gian không quảng bá dài 351 ngày, Black Pink từng nghỉ ngơi đến 1 năm 84 ngày, Red Velvet cũng gặp tình trạng tương tự với 1 năm 94 ngày... Ngoài ra, còn vô vàn thần tượng khác phải đối mặt với chuyện không được phát hành sản phẩm mới trong một thời gian dài.
LOONA từng không có kế hoạch comeback đến gần một năm.
Là người từng chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh cho một công ty, Dragon J tiết lộ rằng việc trì hoãn comeback một phần là do các công ty Kpop luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Nếu việc chuẩn bị cho một nhóm nhạc nổi tiếng trở lại và quảng bá thường xuyên sẽ mang về nhiều lợi nhuận hơn thì công ty sẵn lòng làm điều đó. Ngược lại, các thần tượng không mang về lợi nhuận hoặc có nhưng rất ít hầu như sẽ phải nhường cơ hội đó cho người khác.
Những nhóm nhạc mang về nhiều lợi nhuận sẽ được công ty ưu ái cho comeback thường xuyên.
Ngoài ra, anh cũng cho biết rằng có một số trường hợp công ty không cho nghệ sĩ comeback là vì họ không thể tin tưởng. Trong một ví dụ được đưa ra, nếu như ngôi sao đó hay có nhiều hành động khó lường, thường gặp rắc rối, không tuân thủ các quy tắc công ty, hay tự làm theo ý mình... công ty chủ quản sẽ nghĩ đến việc đóng băng hoạt động của họ.
Brave Girls từng có thời gian gián đoạn giữa hai đợt comeback "Rollin" và "We Ride" dài đến 3 năm.
Tiếp lời giải thích những lý do idol khó có thể quảng bá liên tục, YouTuber In Ji Woong cho biết việc comeback 4 lần trong 1 năm là bất khả thi, dù đó có là yêu cầu của người hâm mộ đi chăng nữa. Bởi một khi đã ra mắt bài hát mới, các thần tượng phải biểu diễn trên những chương trình âm nhạc và tham gia nhiều hoạt động quảng bá khác trong vòng một hoặc hai tháng... Nếu trở lại liên tiếp 4 lần trong 1 năm, In Ji Woong cho rằng các nghệ sĩ có thể kiệt sức đến mức sẽ phải nghỉ ngơi tận 2 năm sau đó.
Bị chê vì sao chép Jennie, Joy và Yeri liệu có bản sắc nào riêng biệt? Joy và Yeri (Red Velvet) là hai nữ idol thường xuyên bị tố sao chép phong cách của Jennie. Dẫu vậy, Joy vẫn sở hữu bản sắc riêng. "Jennie Effect" (tạm dịch: Hiệu ứng Jennie) là cách mà người hâm mộ gọi các sao nữ hiện nay bị ảnh hưởng ít nhiều bởi phong cách thời trang và makeup của cô gái nhà...