Đây mới là chiến hạm mang BrahMos Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam?
Sau khi xuất hiện thông tin Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam tàu chiến mang tên lửa BrahMos, nhiều ý kiến nhận định rằng đó sẽ là lớp Talwar hoặc Đô đốc Grigorovich, tuy nhiên…
Đây mới là chiến hạm mang BrahMos Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam?
Như đã từng phân tích trước đó, các khinh hạm thuộc lớp Đô đốc Grigorovich (Dự án 11356M) hay Talwar (Dự án 11356) tỏ ra quá tầm với của Hải quân Việt Nam, trong đó nhược điểm nổi bật nhất là giá thành rất cao (trên 600 triệu USD/chiếc), đi kèm chi phí khai thác và bảo dưỡng cũng ở mức rất “khủng”.
Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ đang trên con đường xây dựng lực lượng với mục tiêu vươn lên thành đối trọng ngang hàng Trung Quốc, họ có kinh nghiệm vận hành nhuần nhuyễn 6 chiếc Talwar từ nhiều năm nay, mua lại 3 khinh hạm đang đóng dở của Nga sẽ là phương án nhanh nhất lấp đầy khoảng trống của hạm đội tàu mặt nước trong lúc tình hình đang ngày càng tăng nhiệt.
Với những lý do trên, khả năng Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam một khoản kinh phí lớn để mua các tàu chiến Dự án 11356/11356M là rất khó xảy ra, nhất là khi nhìn lại quá khứ, họ tỏ ra rất chi li và dè xẻn trong hợp tác quân sự với nước ngoài (từng “treo” lời đề nghị chuyển giao tàu chiến cỡ trung bình cho Việt Nam mặc dù chúng sắp hết hạn sử dụng).
Khinh hạm Đô đốc Grigorovich (Dự án 11356M) của Hải quân Nga
Video đang HOT
Nếu vậy, chiến hạm mang sẵn tên lửa BrahMos mà Ấn Độ muốn cung cấp cho Việt Nam sẽ thuộc loại nào? Với truyền thống của quốc gia Nam Á, không loại trừ bạn sẽ bán lại cho chúng ta một vài khu trục hạm Rajput sắp hết hạn sử dụng.
Rajput là một biến thể dựa trên Kashin của Liên Xô/Nga (nó còn được gọi là Kashin II), có tất cả 5 chiếc loại này được Ấn Độ đóng từ nửa đầu thập niên 1980, đánh số hiệu từ D51 tới D55, tàu đầu tiên vào biên chế năm 1983 còn chiếc “trẻ” nhất cũng đã trên 28 năm phục vụ, tất cả đều đã đến tuổi “nhận sổ hưu”.
Vũ khí nguyên bản của lớp khu trục hạm có lượng giãn nước đầy tải 4.974 tấn này bao gồm tên lửa hành trình chống hạm SS-N-2D Styx, tên lửa phòng không SA-N-1 (S-125M), pháo hạm 76 mm, pháo phòng không AK-230 cỡ 30 mm, cùng các ống phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm.
Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến, Hải quân Ấn Độ đã tích hợp tên lửa hành trình BrahMos lên tàu đi kèm với việc vẫn giữ lại tên lửa Styx đời cũ (cấu hình có thể là 2 Styx – 4 BrahMos hoặc 4 Styx – 8 BrahMos), hay trang bị tên lửa phòng không Barak-1 và pháo AK-630M cho chiếc Ranvir cùng với Ranvijay.
Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos được phóng đi từ khu trục hạm INS Rajput (D51)
Do đã đến lúc bị loại biên để nhường chỗ cho những lớp tàu chiến mới và hiện đại hơn, nhưng thay vì dỡ bỏ, Ấn Độ rất muốn bán lại những khu trục hạm lạc hậu này cho nước ngoài, mục đích vừa để có thêm tiền tái đầu tư cho các dự án vũ khí mới lại vừa đỡ phải tốn kinh phí tháo dỡ.
Chính vì thế, khả năng rất cao đây mới là lớp chiến hạm mang sẵn tên lửa BrahMos mà Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam chứ không phải những khinh hạm tàng hình thuộc Dự án 11356 hiện đại. Nếu đúng như vậy, lời đề nghị này sẽ rất khó được Việt Nam thông qua, trừ khi chúng là hàng “cho không”.
Theo Soha News
Việt Nam vắng bóng trong danh sách mới mua BrahMos
Theo Financial Express ngày 28/6, các quan chức quốc phòng Ấn Độ sẽ công du Thái Lan, Myanmar và Malaysia trong tháng tới với mục đích chào hàng tên lửa BrahMos.
Chuyến công du các nước tại Đông Nam Á lần này được cho rằng nằm trong nỗ lực triển khai cấp tập Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ kế hoạch của Ấn Độ trong các chuyến thăm này, nhưng nhiều khả năng có kèm theo các hợp đồng chào bán tên lửa BrahMos, trang Financial Express nhận định.
Theo nguồn tin này, việc Việt Nam không nằm trong bản danh sách mới tại Đông Nam Á được Ấn Độ chào mời mua tên lửa BrahMos là do 2 bên đã được thỏa thuận và Việt Nam sẽ được tiếp nhận loại tên lửa này trước khi kết thúc năm 2016.
Tên lửa BrahMos.
Thông tin này cũng đã được tạp chí Janes Defence Weekly dẫn nguồn quân sự Ấn Độ cho biết. Ngày 22/6, các cuộc đàm phán với Việt Nam vể cung cấp tên lửa Brahmos đang trong giai đoạn tiến triển tốt, Bộ Trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã thảo luận về hợp đồng mua sắm vũ khí với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Các cuộc đàm phán ở Hà Nội diễn bao gồm tùy chọn một đội kỹ sư Ấn Độ thường trú để giúp Hải quân Việt Nam sử dụng hệ thống vũ khí. Việc chuyển giao BrahMos có thể diễn ra trong thời gian ngắn.
Trước tạp chí Janes, hãng thông tấn TASS cũng đã cho rằng Việt Nam sẽ nhận được tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới này ngay trong năm 2016. Tuyên bố này được ông Manohar Parrikar đưa ra hôm 17/6 nhân chuyến thị sát buổi cất cánh thử nghiệm loại máy bay huấn luyện HTT-40 do Tập đoàn hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) chế tạo.
Tại sự kiện này, ông Parrikar cho biết chính phủ Ấn Độ đã quyết định xuất khẩu tên lửa sang các nước bạn bè của Ấn Độ, trong đó có loại tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác chế tạo.
Về việc xuất khẩu tên lửa sang Việt Nam, Bộ trưởng Parrikar trả lời báo chí rằng Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam loại tên lửa diệt hạm siêu thanh có tầm bắn xa 290 km này, và Việt Nam sẽ là nước đầu tiên nhận được vũ khí tiên tiến do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất này.
"Chúng tôi đã có các cuộc đàm phán với Việt Nam, và với khả năng cao nhất thì hợp đồng cung cấp vũ khí sẽ đạt được trước cuối năm nay", Bộ trưởng Parrikar cho biết đồng thời nói thêm rằng.
"Sau chuyến thăm của tôi tới Việt Nam, chúng tôi đã quyết định thành lập một nhóm công tác xem xét các khía cạnh của việc xuất khẩu vũ khí", ông Parrikar nói.
Trước đó, hãng tin Reuters cho biết chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu BrahMos Aerospace, liên doanh sản xuất tên lửa siêu thanh BrahMos, đẩy nhanh việc bán tên lửa cho 5 nước.
Trong danh sách này, Việt Nam đứng ở vị trí ưu tiên số một. Tiếp theo là Indonesia, Nam Phi, Chile, Brazil. Trong khi đó Thái Lan, và Myanmar là cái tên khá mới được Ấn Độ chào mời mua BrahMos.
Tuấn Hưng (Nguồn Đất Việt)
Ấn Độ muốn bán tàu chiến mang tên lửa BrahMos cho Việt Nam Ấn Độ đang xem xét đề nghị bán cho Việt Nam tàu chiến được trang bị tên lửa BrahMos thay vì bán các hệ thống riêng lẻ. Hai tàu khau trục mang tên lửa INS Satpura và INS Ranvijay của Ấn Độ tại cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng). Ảnh: VnEpress Ấn Độ đang tăng cường nỗ lực nhằm bán các hệ thống...