Đây mới là cách trồng cây hương thảo hết bị đen lá, xanh mướt, tươi tốt
GĐXH – Tình trạng cây hương thảo bị đen lá rồi sau đó chế.t dần là một nỗi ám ảnh đối với người mới trồng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn về cách khắc phục cây hương thảo bị đen lá và có thể sỡ hữu được những chậu hương thảo xanh mướt, tươi tốt.
Nguyên nhân
Tưới nước quá nhiều/không thoát nước
Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đen lá ở cây hương thảo là việc tưới nước sai cách. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần chú ý tới mức độ thoát nước của chậu cây.
Top các loại hoa hồng dễ trồng, đẹp rực rỡ cho người mới bắt đầu
GĐXH – Được sở hữu một khu vườn hoa hồng là điều mơ ước của rất nhiều người. Nó không chỉ giúp tô điểm cho ngôi nhà thêm đẹp mắt, sang trọng mà loài hoa này còn mang ý nghĩa đặc biệt, như lời nhắn gửi yêu thương tới người thân trong gia đình.
Ý nghĩa phong thủy tuyệt vời, tác dụng, cách chăm sóc cây hạnh phúc làm sạch không khí
GĐXH – Cây hạnh phúc được xem là loài cây phong thuỷ – một lá bùa may mắn cho những ai sở hữu chúng.
Hãy kiểm tra xem nước có thoát đi hết sau khi tưới hay không? Nếu như liên tục để tình trạng đọng nước lại trong chậu về lâu dài sẽ làm thối rễ khiến cho cây hương thảo bị đen lá.
Bị thối rễ do vi khuẩn/nấm
Hiện tượng cây hương thảo bị đen lá cũng một phần bắt nguồn từ nguyên nhân bị thối rễ. Khi môi trường trong đất duy trì độ ẩm cao trong thời gian dài, đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn/nấm phát triển. Chúng nhanh chóng ảnh hưởng vào hệ thống rễ của cây khiến cho cây bị suy kiệt và chế.t dần.
Khi môi trường trong đất duy trì độ ẩm cao trong thời gian dài, đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn/nấm phát triển.
Do thiếu ánh sáng
Sự thật là cây hương thảo là giống cây ưu nắng, và cây hương thảo cần thời lượng nắng trực tiếp từ 6 – 8h/ngày thì mới phát triển được.
Những ngày đầu mới trồng thì bạn chỉ cho cây ra nắng vào thời điểm sáng sớm, tới tầm 9 – 10h thì đưa cây vào mát.
Cứ mỗi ngày bạn kéo dài thời gian này ra, tới 11h, rồi tới 11h30, và rồi 12h và 13h. Khi qua ngưỡng 13h thì có thể xem là cây đã được thuần dưỡng và có thể đặt cây hoàn toàn ngoài trời.
Cách xử lý cây hương thảo bị đen lá
Video đang HOT
Khi gặp tình trạng cây hương thảo bị đen lá thì chúng ta không nên quá hoang mang, mà hãy nhìn vào tình trạng tổng thể của cây.
Hãy quan sát những phần còn lại, xem sức sống của cây hương thảo đang ở mức độ nào? Nếu nhận thấy lá vẫn còn xanh, có độ giòn khi chạm vào, các nhánh cây vẫn cứng cáp thì hãy yên tâm nhé, cây hương thảo vẫn đủ khỏe mạnh. Và bạn chỉ cần mất một thời gian là cho cây phục hồi lại bình thường.
Nếu như cây bị tình trạng đen lá do thiếu nắng thì ta chỉ cần cắt tỉa bớt phần lá bị hư, sau đó di chuyển cây ra ngoài sáng.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ hiện tại của cây hương thảo mà chúng ta sẽ có các hướng xử lý khác nhau. Nếu như cây bị tình trạng đen lá do thiếu nắng thì ta chỉ cần cắt tỉa bớt phần lá bị hư, sau đó di chuyển cây ra ngoài sáng.
Còn đối với trường hợp cây hương thảo bị quá nước thì cần điều chỉnh lại lượng nước tưới ngay. Kiểm tra lại độ thoát nước của giá thể. Sau đó, có thể đặt cây tại nơi yên tĩnh, nó sẽ tự động hồi phục lại.
Nếu như toàn bộ lá cây hương thảo có dấu hiệu bị héo dần dần, sau đó bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc màu đen, đặc biệt là thân nhánh bị mềm nhũn thì rất có thể cây hương thảo đang bị bệnh thối rễ do nấm hoặc vi khuẩn ảnh hưởng.
Lúc này chúng ta cần phải xử lý ngay để cứu cây kịp thời. Lưu ý rằng là khi cây đã bị bệnh thối rễ thì khả năng hồi phục sẽ rất thấp. Tùy thuộc vào thời điểm và khả năng xử lý của chúng ta tới đâu. Bạn có thể xử lý theo các bước sau:
Bước 1: Chúng ta dốc ngược bầu đất rồi lấy cây nhẹ nhàng ra khỏi chậu, rửa sạch phần đất với nước, sau đó kiểm tra phần rễ cây nào đã bị đen và nhũn, có mùi hôi thối.
Bước 2: Dùng kéo đã khử trùng loại bỏ những phần rễ bị bệnh, sau đó sử dụng bình phun xịt thuố.c diệt nấm vào phần rễ trắng khỏe mạnh còn lại.
Bước 3: Chuẩn bị hỗn hợp giá thể sạch mới (đảm bảo tiêu chí tơi xốp và sạch), sau đó thay giá thể lại cho cây. Lưu ý cần phải vệ sinh lại chậu trước khi thay giá thể lại cho cây.
Cây hương thảo không cần phải tưới nước quá nhiều.
Bước 4: Cắt tỉa lại phần cành/lá đã bị hư hỏng, bị vàng héo đi nhằm giúp cây mau chóng hồi phục.
Khi cây hương thảo bị đen lá do vi khuẩn/nấm mốc biểu hiện ra ngoài, tức là chúng đã phát triển và lây lan ra khắp chậu cây, một phần rễ còn trắng khỏe không có nghĩa là nó chưa bị nấm ảnh hưởng đâu nhé. Do dó, cần phải xử lý thật kỹ các khâu để đảm bảo loại bỏ tận gốc mầm bệnh.
Các biện pháp phòng tránh
Để cây hương thảo sống bền bỉ và ít bị đen lá thì cần chú ý tới những điều sau:
Tưới nước: Đúng thời gian và đủ liều lượng
Giá thể: Phải tơi xốp, thoát nước tốt.
Môi trường: Cần phải thông thoát, có giá luồng qua, có nhiều ánh sáng.
Bón phân: Bón xa gốc, đủ liều lượng, có điều độ.
"Thần chú" để hoa giấy nở hoa: 3 sẵn sàng, 1 siêng năng, 1 kịp thời!
Trồng hoa giấy là cả một "nghệ thuật" đó!
Vào tầm thu đông khi thời tiết chuyển lạnh là lúc cây hoa giấy bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ. Dù được coi là loại cây dễ trồng nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, hoa giấy vẫn khó ra hoa, thậm chí còn sớm bị khô héo.
Vậy nên nếu bạn đang hoặc muốn trồng hoa giấy, chỉ cần nhớ nguyên tắc "3 sẵn sàng, 1 siêng năng, 1 kịp thời" dưới đây thì sẽ sớm có bụi hoa giấy trong mơ.
Cách chăm sóc hoa giấy cơ bản
Hoa giấy không đòi hỏi quá khắt khe về đất trồng, trồng ở vùng miền nào cũng được. Ngoài ra, hoa giấy cũng không quá nhạy cảm với môi trường xung quanh, dù được đặt ở ngoài trời hay ngay cả khi trồng trong ban công kín vẫn có thể sinh trưởng và ra hoa bình thường.
- Chậu và đất trồng: Khi trồng hoa giấy, nên chọn chậu và đất phù hợp. Chậu cần có kích thước vừa vặn và khả năng thoát nước, thoáng khí tốt. Bạn có thể lựa chọn loại chậu tùy theo đặc điểm, màu sắc của cây hoa giấy nhưng không nên dùng chậu quá màu , chỉ cần kiểu dáng đơn giản và tinh tế là đủ.
- Đất trồng: Chỉ cần sử dụng đất có nhiều mùn lá tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Bổ sung thêm một ít phân hữu cơ để rễ của cây ngày càng phát triển khỏe mạnh, cây sinh trưởng tốt hơn và hoa cũng nở ngày càng nhiều.
- Thay chậu, đổi đất: Sau khi trồng một thời gian, bạn cần thay mới đất trong chậu. Điều này giúp tránh tình trạng đất bị nén chặt, làm giảm khả năng thoát nước và thoáng khí cho bộ rễ. Ngoài ra, trồng cây 1 thời gian cũng khiến lượng dinh dưỡng trong đất giảm, gây bất lợi cho sự phát triển của cây.
Vì vậy, cần thay chậu 1-2 năm một lần. Thời điểm thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân vì hoa giấy có thời gian nở kéo dài từ đầu xuân đến đầu mùa đông. Thế nên nếu thay chậu vào mùa đông khiến cây khó thích nghi với chậu mới.
- Tưới nước và bón phân: Việc bón phân cho hoa giấy chủ yếu tập trung vào giai đoạn cây đang phát triển và trước khi bước vào thời kỳ ra hoa. Trong giai đoạn sinh trưởng, chỉ cần sử dụng phân thúc tăng trưởng như phân đa năng hoặc phân có hàm lượng nitơ hơi cao để kích thích cây phát triển. Trước khi ra hoa thì nên bón phân giàu lân và kali để kích cây ra hoa.
Hoa giấy không cần tưới nước quá nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý là trong giai đoạn cây đang ra hoa, nếu tưới quá ít sẽ khiến hoa nhanh chóng bị khô và rụng sớm, làm giảm thời gian nở hoa.
"3 sẵn sàng" khi chăm sóc hoa giấy
1. Sẵn sàng tưới nước
Nghĩa là hãy chấp nhận "khô hạn" để kích thích cây. Với những cây hoa giấy chưa ra nụ, tuyệt đối không tưới quá nhiều nước. Bạn cần để cây chịu khô hạn, tức là chỉ tưới nước khi đất đã khô hoàn toàn. Thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng khi lá cây có dấu hiệu rủ xuống.
Lý do là ban ngày, nếu ánh nắng chiếu trực tiếp thì cây cũng bị rũ lá cho dù không thiếu nước.
Nếu cây không bị thiếu nước thì dù ban ngày rũ lá, sau một đêm lá sẽ trở nên căng mọng, tươi tắn. Ngược lại, nếu lá vẫn rủ xuống vào sáng hôm sau mới là dấu hiệu thực sự của việc cây thiếu nước. Lúc này, hãy tưới đẫm một lần.
2. Sẵn sàng bón phân lân và kali
Khi hoa giấy đã bắt đầu có nụ, bạn cũng cần "mạnh tay" bón phân để nuôi cây. Đừng để cây phát triển quá nhanh, cành và lá xum xuê vì sẽ làm giảm hiệu quả nở hoa, khó có được một chậu hoa bừng nở rực rỡ.
Lúc này, nên tránh các loại phân giàu đạm, thay vào đó là các loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Chỉ cần bón mỗi 7-10 ngày/ lần. Cách này không chỉ thúc đẩy cây ra hoa mà còn làm chậm sự phát triển của cành lá, giúp cây nhanh chóng nở hoa rực rỡ và đều đẹp.
3. Sẵn sàng để cây "phơi nắng"
Ba yếu tố quan trọng để kích thích hoa giấy ra hoa là: Tưới nước, bón phân và phơi nắng. Vì vậy, đừng sợ khi phải để cây tắm nắng và cũng không cần lo cây bị cháy nắng. Tuy nhiên, với những cây ít tiếp xúc với ánh sáng trước đó, không nên đặt cây dưới nắng gắt ngay lập tức vì lá có thể bị cháy hoặc khô. Hãy tăng dần cường độ ánh sáng để cây thích nghi
Khi trồng hoa giấy, tốt nhất nên đặt cây ngoài trời, tránh trồng trong nhà. Nếu có thể, hãy chọn ban công hướng Nam để cây nhận được ánh nắng nhiều nhất thay vì ban công hướng Đông hoặc Tây. Chỉ khi được hưởng ánh nắng dồi dào, hoa giấy mới có thể ra nhiều nụ và nở bung đẹp mắt.
"1 siêng năng" khi chăm sóc hoa giấy:
Đó là siêng năng cắt tỉa. Hoa giấy cần được cắt tỉa thường xuyên để loại bỏ các cành khô héo, yếu bệnh hoặc những cành giao nhau, cành dưới không nhận đủ sáng. Cắt tỉa giúp cây thông thoáng hơn, cải thiện khả năng đón ánh sáng và giảm hao hụt dinh dưỡng.
Ngoài ra, cũng cần cắt bớt những mầm non mọc quá nhiều. Mỗi lần cắt tỉa hoặc ngắt bỏ các lá to, cây hoa giấy sẽ đâ.m ra rất nhiều mầm mới. Lúc này, hãy chọn lọc và giữ lại những mầm khỏe mạnh, có hướng phát triển tốt.
Sau mỗi đợt hoa tàn cũng cần cắt tỉa ngay, rút ngắn những cành đã mọc dài. Việc này sẽ kích thích cây mọc cành mới, từ đó thúc đẩy cây nhanh chóng ra hoa lại.
"1 kịp thời" khi trồng hoa giấy
Đó là kịp xoay chậu đúng thời điểm. Song song với phơi nắng, bạn cần thường xuyên xoay chậu hoa giấy để cây không chỉ nhận ánh sáng từ một phía. Điều này giúp cây phát triển cân đối, tránh hiện tượng cây lệch hoặc một bên ít hoa, hoa nhạt màu do thiếu nắng.
Cứ khoảng 20 ngày thì xoay chậu hoa giấy một lần để cây nhận được ánh sáng đều. Nhờ đó, các nụ hoa sẽ phát triển đồng đều, hoa nở rộ và rực rỡ ở mọi phía.
Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa? Theo quan niệm phong thủy, cây hạnh phúc ra hoa là dấu hiệu của tài lộc, may mắn và sự viên mãn; vậy làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa? Cây hạnh phúc là một trong những loài cây cảnh phổ biến rất được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn do ý nghĩa phong thủy tích cực. Từ...