Đẩy mạnh ứng dụng mạng xã hội Facebook trong phòng chống thiên tai
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mạng xã hội Facebook trong phòng chống thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức buổi tập huấn sử dụng mạng xã hội Facebook cho cán bộ, lãnh đạo của 19 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung chính của buổi tập huấn là hướng dẫn các đồng chí cán bộ thiết lập quản lí, vận hành và đăng tải nội dung trên facebook để thu hút người dùng.
Đồng chí Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai phát biểu tại buổi tập huấn
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Hội nghị phòng chống thiên tai tại khu vực phía Nam. Trước đó Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng đã triển khai hoạt động này rất hiệu quả tại khu vực Miền trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Cho đến nay việc sử dụng mạng Facebook trong công tác phòng chống thiên tai được đánh giá là rất hiệu quả và khả thi.
Phát biểu tại buổi tập huấn, đồng chí Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết: “Cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai cần phải biết tình trạng người dân an toàn hay không an toàn và họ cần cái gì để tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời. Thời gian qua Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đang rất nỗ lực và tích cực cho việc phát triển các hệ thống thông tin về lĩnh vực phòng chống thiên tai và đón nhận thông tin phản hồi từ cộng đồng để chúng ta ứng phó với thiên tai được nhanh chóng kịp thời và chính xác, góp phần vào việc bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước cũng như của nhân dân”.
Đồng chí Trần Quang Hoài cũng nhận định, trong các loại hình thông tin thì mạng xã hội Facebook đang triển khai mạnh mẽ và hiệu quả. Hiện nay, trang Facebook của nhiều cá nhân và các tổ chức hoặc kể cả những diễn giả nổi tiếng, doanh nghiệp, người đẹp hay những người kinh doanh nhỏ lẻ… đều nhận được lượng tương tác rất lớn. Tuy nhiên, trong hệ thống của cơ quan nhà nước thì lại chưa được triển khai đúng mức và chưa khai thác hết tính hiệu quả.
Toàn cảnh buổi tập huấn sử dụng Facebook trong phòng chống thiên tai
“Nhận thức được vai trò, hiệu quả của mạng xã hội nên trong thời gian vừa qua Tổng cục phòng, chống Thiên tai đã phối hợp với mạng xã hội Facebook triển khai nhiều hoạt động trong đó triển khai hướng dẫn cho cán bộ, lãnh đạo làm công tác phòng chống thiên tai ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung đạt được hiệu quả tương đối tốt”, đồng chí Quang Hoài chia sẻ.
Video đang HOT
Đặc biệt, hiện Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đã có một trang Fanpage thu hút khoảng 15 ngàn người tương tác, theo dõi các hoạt động, hướng dẫn các kĩ năng phòng chống thiên tai và thông tin các lĩnh vực liên quan đến phòng chống thiên tai. Đó là lí do để Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai tiếp tục tổ chức phổ biến tác dụng của mạng xã hội facebook tới các cán bộ công tác trong ngành tại 19 tỉnh phía Nam.
Trong khuôn khổ buổi tập huấn cán bộ, lãnh đạo các tỉnh thành đã được nghe giới thiệu về trang Facebook của Tổng cục phòng chống thiên tai, giới thiệu về Facebook và các công cụ của Facebook. Các cán bộ cũng được hướng dẫn thiết lập trang Facebook, tìm hiểu các quy tắc nội dung, các công cụ sáng tạo nội dung quản lý trang Facebook và an toàn quản trị trang cũng như thảo luận xung quanh vấn đề này.
THANH NHÀN
Theo TTTĐ
Ngành chức năng vào cuộc nghiên cứu hiện tượng đảo cát nổi lên giữa vùng biển Hội An
Đoàn công tác gồm Tổng cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN&PTNT) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, các ngành chức năng đã đi kiểm tra thực tế đảo cát nổi lên giữa vùng biển Cửa Đại, Hội An.
Liên quan đến hiện tượng chưa thể lý giải: Đảo cát nổi giữa vùng biển Cửa Đại (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam - Báo điện tử Tổ Quốc đã thông tin) dài 3.000m vừa qua, ngày 5/4, đoàn công tác gồm: Tổng cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN&PTNT) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, các ngành chức năng đã đi kiểm tra thực tế đảo cát này.
Trước đó, như Báo điện tử Tổ Quốc đã thông tin, từ năm 2017, cồn cát cách bờ khoảng 2km này đã nổi lên trước cửa hạ nguồn sông Thu Bồn với chiều dài 100m. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cồn cát này nổi giữa vùng biển Cửa Đại đã nới dài lên tới hơn 3.000m với bề rộng gần 200m, cao hơn 2m so với mực nước biển và khối lượng cát khoảng 60 triệu m.
Cồn cát trông như một đảo nhỏ nhìn từ trên cao này cách cảng Cửa Đại tầm 10 phút phút di chuyển bằng thuyền. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, có rất nhiều người dân địa phương và du khách đổ xô tìm tới đảo cát để dựng lều trại, vui chơi giải trí.
Cồn cát giữa vùng biển Cửa Đại.
Kiểm tra tại hiện trường vào ngày 5/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho hay, việc hình thành bãi bồi này là vấn đề rất phức tạp về mặt tự nhiên, nhất là ở khu vực gần cửa sông Thu Bồn và gần bờ biển Cửa Đại đang bị sạt lở trong suốt thời gian vừa qua.
Do đó, để có đánh giá ngay lúc này về sự phức tạp như thế nào hay diễn biến ra làm sao thì chưa thể đưa ra ngay được mà chúng ta cần phải có thời gian, có sự tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu. Và phải thực hiện quan trắc toàn bộ khu vực này và phạm vi quan trắc rộng chứ không riêng gì khu vực xuất hiện bãi bồi. Có thể từ khu vực Đà Nẵng tới Quảng Ngãi, khu vực rộng lớn như thế mới có thể đánh giá được diễn biến trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở quan trắc, đánh giá theo chiều dài lịch sử thì các nhà khoa học sẽ đưa ra những khuyến cáo nên ứng xử như thế nào đối với bãi bồi này.
Đoàn công tác kiểm tra cồn cát nổi lên ở khu vực biển Cửa Đại.
"Theo tôi có hai phương án đưa ra: Thứ nhất, nếu chúng ta chấp nhận sự tồn tại của bãi bồi này thì phải đánh giá cho được bãi bồi này dự kiến nó sẽ hình thành như thế nào trong tương lai?. Sự hình thành đó nó có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực như thế nào đến môi trường, luồng tàu cũng như đến quá trình sạt lở bờ biển Cửa Đại. Nếu tiếp tục chấp nhận cho cồn cát này tạm thời thì phải đưa ra ngay giải pháp là phải xử lý như thế nào đối với cồn cát này để nó tồn tại một cách bền vững.
Thứ hai, là phải xử lý bãi cát này. Nếu xử lý thì việc xử lý bao nhiêu là vừa. Hiện về mặt cảm quan thì nó lên tới khoảng 50 triệu m đến 60 triệu m cát, thế thì mình lấy khoảng bao nhiêu cát ở đây đi là vừa? Và lấy cát để phục vụ việc gì?", ông Lê Trí Thanh nhấn mạnh.
Thông số đảo cát tại khu vực Cửa Đại, Hội An.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết thêm, sự hình thành cồn cát này nó có mối quan hệ với sạt lở bờ biển. Theo đánh giá, quan trắc của các nhà khoa học thì trong thời gian 5 năm vừa qua, mỗi năm biển Cửa Đại mất khoảng 350.000m cát. Cát mất ở biển Cửa Đại chủ yếu tập trung ở bãi bồi này.
"Trong phương án phục hồi bờ biển Cửa Đại có việc là phải bù cát. Mà bù cát thì chắc chắn chúng ta phải sử dụng lại nguồn cát vốn từ Cửa Đại đó ra đi, là nó đảm bảo tính kết dính, bền vững của bờ biển. Chúng ta phải bù đắp lại bao nhiêu là vừa, và việc chúng ta lấy cát ở bãi bồi này nó có ảnh hưởng như thế nào đối với khu vực xung quanh và lấy hết hay là lấy từng phần?, thì đó là các câu hỏi mà các nhà khoa học phải vào cuộc để giúp đỡ cho Quảng Nam đưa ra câu trả lời và có giải pháp chính xác nhất", Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chia sẻ.
Đoàn công tác đã cắm mốc trong phạm vi 1 cây số để theo dõi tình hình.
Trong lúc đó, theo ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết: Cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách chi tiết, cụ thể hơn để xác định xem nguyên nhân nó (cồn cát-PV) hình thành từ đâu. Khu vực Cửa Đại này tương tác rất phức tạp, nhiều yếu tố từ sông Cửa Đại ra và từ biển Cửa Đại vào. Vì vậy, phải theo dõi diễn biến của khu vực bãi bồi này, xác định nguyên nhân của nó.
"Đến giờ chưa xác định được nguyên nhân từ đâu. Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin này tới cơ quan quản lý cũng như các cơ quan thông tấn báo chí .
Hiện chúng ta phải xác định lại đảo cát mới này nó tương tác với bờ như thế nào? Đây là một đê ngầm chắn sóng khổng lồ, nó giảm tốc độ sóng ở trong bờ thì chúng ta có cách hành động khác. Nếu nó cản trở việc tương tác từ trong bờ ra thì chúng ta lại có một cách khác.
Chúng tôi đang cố gắng cắm mốc và đo vẽ địa hình trong đảo và xung quanh đảo, với phạm vi tối thiểu khoảng 1km để xác định diễn biến nó như thế nào rồi mới đưa ra được giải pháp cho phù hợp", ông Trần Quang Hoài cho hay.
Đ.Hoàng
Theo Baotoquoc
Lý giải cồn cát lạ như đảo "khủng long" ở biển Cửa Đại Đảo cát là hiện tượng tự nhiên bình thường tại các cửa sông mà bên trong có phù sa nhiều. Cồn cát lạ ở biển Cửa Đại cũng không ngoại lệ. Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) vừa giới thiệu kết quả nghiên cứu cồn cát lạ ở biển Cửa Đại - Hội An của GS.TSKH Nguyễn Kim Đan và PGS.TS...