Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT “Made in Vietnam”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ TT&TT đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông để đưa Việt Nam từ nước nhập khẩu thành nước xuất khẩu, từ nước gia công phần mềm thành nước phát triển phần mềm; ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT “Made in Vietnam”.
Đây là một nội dung trong thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm ngày 8/9 với Bộ TT&TT về tình hình hoạt động và định hướng phát triển ngành TT&TT trong thời gian tới. Thông báo kết luận này được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng ký ban hành ngày 1/10 vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận buổi làm việc ngày 8/9 /2018 với Bộ TT&TT về tình hình hoạt động và định hướng phát triển ngành TT&TT trong thời gian tới. (Ảnh: Xuân Phú)
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông
Trên cơ sở đánh giá những kết quả nổi bật cũng như những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Bộ TT&TT thời gian qua, theo thông báo mới ban hành, trong kết luận buổi làm việc với Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TT&TT cần làm tốt những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo kết luận của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước; kịp thời đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc; xử lý nghiêm các vi phạm.
Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường quản lý, thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo, người làm báo để có phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trách nhiệm xã hội và ý thức công dân; tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý báo chí, thông tin điện tử và mạng xã hội;
Có giải pháp hiệu quả để giám sát, quản lý các mạng xã hội; đẩy mạnh ứng dụng CNTT để phân tích dự báo xu thế thông tin và những vấn đề nổi cộm trên mạng xã hội, kịp thời có cảnh báo và giải pháp ứng phó; tăng cường công tác quản lý đối với các nhà xuất bản và hoạt động xuất bản, bảo đảm theo đúng quy đinh của pháp luật, khắc phục các sai sót trong hoạt động xuất bản vừa qua.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển hạ tầng viễn thông. Khẩn trương phân bổ quyền sử dụng băng tần 2.6GHz theo quy định cho các doanh nghiệp viễn thông để nâng cao chất lượng dịch vụ 4G và phát triển 5G; hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư, mua sắm, đặc biệt là thuê sản phẩm, dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, triển khai xây dựng hạ tầng phục vụ công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số nhất là về nền tảng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ TT&TT cần tập trung thời gian tới là đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông; ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” (CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng giới thiệu với Thủ tướng smartphone “Made in Vietnam” Bphone trong chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ tại khu CNC Hòa Lạc hồi tháng 2/2018)
Bộ TT&TT cũng được yêu cầu tập trung chỉ đạo phát triển một số doanh nghiệp viễn thông, CNTT chủ lực, làm tốt vai trò đầu tàu, dẫn dắt về công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông để đưa nước ta từ nước nhập khẩu thành nước xuất khẩu, từ nước gia công phần mềm thành nước phát triển phần mềm. Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT mang nhãn hiệu “Made in Vietnam”, đưa nước ta trở thành cường quốc về CNTT, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Quan tâm đào tạo, chuyển đổi nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ và sản xuất của cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin mạng; triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng, kịp thời cảnh báo, ứng cứu hiệu quả các sự cố. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phát triển Chính phủ điện tử. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng đồng ý chủ trương thành lập Cục Công nghiệp, điện tử-viễn thông, CNTT
Thông báo được Văn phòng Chính phủ phát ra ngày 1/10 cũng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về các kiến nghị của Bộ TT&TT tại buổi làm việc ngày 8/9/2018.
Theo đó, với kiến nghị cấp phép cho Viettel, VNPT thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, làm trung gian kết nối các ngân hàng với các doanh nghiệp, cá nhân, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định.
Về kiến nghị cho phép triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ khác có giá trị nhỏ, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đặc biệt, đối với kiến nghị giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, thông báo cho hay, Thủ tướng đã đồng ý Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, trong đó lưu ý thời điểm triển khai thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhấn mạnh việc tăng cường đầu tư cho Trung tâm Quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng là cần thiết, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT làm việc với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT để xem xét, hỗ trợ và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ TT&TT về phát triển hệ sinh thái số Việt Nam, trọng tâm là mạng xã hội và công cụ tìm kiếm Việt Nam.
Với kiến nghị cho phép Bộ TT&TT nghiên cứu, xây dựng chính sách đối với các hệ thống viễn thông, hạ tầng CNTT liên quan đến an ninh quốc gia thì sử dụng sản phẩm Việt Nam sản xuất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất sửa đổi bổ sung, ban hành các quy định pháp luật liên quan; lưu ý bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, tham gia.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương cho phép Bộ TT&TT thành lập Cục Công nghiệp, điện tử – viễn thông, CNTT trên cơ sở Vụ CNTT hiện có. Thủ tướng giao Bộ TT&TT làm rõ, bảo đảm các tiêu chí thành lập Cục, thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định.
Vân Anh
Theo ictnews
Đại hội Hội ND TP.Đà Nẵng: Tập trung hỗ trợ hội viên làm giàu bền vững
Đó là nội dung được xác định và thống nhất cao tại Đại hội diễn ra từ 24-25.9. Dự và chỉ đạo đại hội có ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng...
Giúp nông dân thoát nghèo
Theo ông Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND TP.Đà Nẵng, nhiệm kỳ qua, bình quân mỗi năm có trên 10.300 hộ ND đăng ký và có gần 4.500 lượt hộ đạt danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi, chiếm 43,6%.
Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã vận động được hơn 18 tỷ đồng, 22.461 ngày công lao động, gần 700 tấn lương thực, thực phẩm, cây, con giống trị giá 5,539 tỷ đồng để hỗ trợ cho 5.012 hộ ND nghèo, khó khăn.
Đồng thời, Hội trực tiếp giúp thoát nghèo cho 3.343 hộ và hỗ trợ xóa 25 nhà tạm cho hộ hội viên nghèo. Nhờ vậy, nhiều hộ ND nghèo, khó khăn có điều kiện vượt khó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ khá, giàu; làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn thành phố.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa (phải) tặng mô hình ứng dụng công nghệ cao cho Hội Nông dân TP.Đà Nẵng (ứng dụng vào dự án chăn nuôi rộng 4ha ở huyện Hòa Vang). Ảnh: K.O
Bên cạnh đó, các cấp Hội ND tại Đà Nẵng đã tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ ND. Đến nay quỹ đã đạt hơn 36,3 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã lập 301 dự án cho 2.573 lượt hộ ND vay với doanh số cho vay 50,684 tỷ đồng. Hội còn phối hợp tư vấn hỗ trợ thành lập 25 HTX, 48 tổ hợp tác, 20 chi hội nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp...
Trong 5 năm qua, Hội ND Đà Nẵng đã vận động hội viên ND đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng nghìn ngày công tham gia vào việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, 11/11 xã đạt chuẩn NTM và huyện Hòa Vang đã đạt chuẩn NTM.
"Nghe ND nói, làm ND tin"
Phát biểu tại đại hội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa yêu cầu Hội ND thành phố tiếp tục đẩy mạnh phong trào ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Chú trọng các tiêu chí về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng về nông nghiệp, nông thôn.
"Tập trung kiện toàn tổ chức Hội theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tham gia góp ý xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thành phố, nhất là trên lĩnh vực về nông nghiệp, ND, nông thôn. Cán bộ Hội phải sâu sát địa bàn, "nghe ND nói, nói ND thông và làm cho ND tin" - ông Nghĩa nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo đại hội, Phó Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính cũngđề nghị, trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội ND TP.Đà Nẵng tập trung thực hiện 5 nội dung gồm đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên, ND, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua; công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy; nâng cao chất lượng hội viên, mô hình thu hút hội viên. Hội cần tập trung chỉ đạo phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi, giảm nghèo bền vững; công tác giám sát và phản biện xã hội...
Theo Danviet
Mỗi năm thu 1 tỷ đồng nhờ tuyệt chiêu cho nấm "ăn" gạo, đỗ tương Từ bỏ đóng gạch gây ô nhiễm môi trường sang trồng nấm sạch, anh Đồng Văn Hiệp ở xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có những tuyệt chiêu-đó là cho nấm "ăn" ngô, gạo. Nhờ nghề trồng nấm mà anh Hiệp mỗi năm thu về 1 tỷ đồng. Bỏ nghề đóng gạch để trồng nấm Trước đây, người dân xã Nghĩa...