Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 22/8/2019, Báo PLVN trân trọng giới thiệu tóm tắt về Luật Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) 2018.
Lực lượng cảnh sát biển kiểm tra tàu chở dầu không rõ nguồn gốc.
Luật Cảnh sát biển số 33/2018/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 19/11/2018, tại Kỳ họp thứ 6, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019. Việc ban hành Luật CSBVN đã khắc phục một số vấn đề bất cập của Pháp lệnh CSBVN. Luật CSBVN bao gồm 8 Chương, 41 điều.
Về sự cần thiết ban hành Luật CSBVN, biển Việt Nam có diện tích rộng hơn 1.000.000km2, nằm trọn trong biển Đông, có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm bảo vệ, quản lý và khai thác biển, đảo.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển, ngày 28/3/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh lực lượng CSBVN (Pháp lệnh). Theo đó, quy định CSBVN là lực lượng chuyên trách nhà nước thực hiện chức năng quản lý an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam.
Qua 19 năm thực hiện Pháp lệnh (sửa đổi, bổ sung một lần năm 2008), CSBVN đã có những đóng góp quan trọng trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển; góp phần thể hiện hình ảnh Việt Nam là quốc gia ven biển, thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, có trách nhiệm giữ gìn an ninh, hòa bình quốc tế; mong muốn giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Hiện nay, Biển Đông được đánh giá là một trong những vùng biển có nhiều tranh chấp phức tạp nhất thế giới, không chỉ liên quan đến lợi ích của nhiều nước ven biển Đông mà còn liên quan đến lợi ích chính trị của nhiều cường quốc hải dương trên thế giới.
Tình hình vùng biển Việt Nam diễn biến ngày một khó lường, các tình huống liên quan tới quốc phòng – an ninh trên biển liên tiếp xảy ra; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại; vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
Vì vậy, nhiệm vụ của CSBVN ngày một nặng nề hơn, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có Luật để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho tổ chức hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển, phù hợp với hội nhập quốc tế.
Việc Xây dựng Luật CSBVN đã đảm bảo tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc luật hóa các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân; phù hợp với những thay đổi của hệ thống pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSBVN; Luật hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường năng lực quốc phòng – an ninh trên biển; xây dựng, phát triển CSBVN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng biển giai đoạn hiện nay; Đảm bảo sự tương đồng với thực tiễn lập pháp của các nước trong khu vực và trên thế giới; nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của CSBVN.
Gia Hân
Theo PLVN
Tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đến thăm Đà Nẵng
Sáng 25/7, tàu Kojima và 87 sĩ quan, thủy thủ thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (Japan Coast Guard) đã cập cảng Tiên Sa, chính thức chuyến thăm Đà Nẵng trong 4 ngày.
Tàu Kojima thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (Japan Coast Guard) tại cảng Tiên Sa.
Đây là chuyến thăm lần thứ 4 của tàu Kojima đến Đà Nẵng kể từ năm 2013 đến nay. Chuyến thăm gần đây nhất là vào tháng 7/2018, do thuyền trưởng TONOZAKI Hironobu dẫn đầu.
Chuyến thăm hữu nghị của tàu nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam nói riêng và giữa 2 nước nói chung, thông qua các hoạt động giao lưu, trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan của Việt Nam. Đặc biệt, hoạt động sẽ góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai cơ quan đảm bảo an ninh trên biển của hai nước.
Lễ đón tàu được tiến hành ngay tại chân cầu cảng
Trong thời gian lưuu lại Đà Nẵng, chỉ huy tàu Kojima sẽ chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, lãnh đạo Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, lãnh đạo Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải khu vực 2 (MRCC Đà Nẵng), giao lưu với cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam và tham quan các danh thắng tại địa phương.
Tàu Kojima là tàu làm 2 nhiệm vụ vừa bảo vệ bờ biển, vừa phục vụ công tác huấn luyện và đào tạo. Tàu có tổng chiều dài 115m, tải trọng 3.000 tấn, tốc độ di chuyển khoảng 18 hải lý/giờ.
Được biết, đây là chuyến huấn luyện hàng hải vòng quanh thế giới của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản dành cho lớp cán bộ trẻ, qua đó trang bị cho những cán bộ này kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc, rèn luyện khả năng lãnh đạo và mở rộng kiến thức quốc tế thông qua hoạt động giao lưu với cán bộ các cơ quan thực thi pháp luật trên biển hay nhân dân các nước tàu ghé thăm.
Chụp ảnh lưu niệm nhân chuyến thăm của tàu và thủy thủ đoàn
Dự kiến tàu sẽ rời Đà Nẵng vào ngày 28/7 sau khi có các hoạt động trao đổi với lực lượng Cảnh sát biển vùng 2.
Theo VietTimes
6 ngư dân Quảng Ngãi gặp nạn hơn nửa tháng ở Hoàng Sa đã về nhà Sau hơn nửa tháng trôi dạt, tàu cá cùng 6 ngư dân ở Quảng Ngãi gặp nạn trên biển đã được tàu Cảnh sát biển cứu nạn đưa vào đất liền thành công. Sau khi tàu cập cảng, lãnh đạo Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến thăm hỏi, động viên ngư dân gặp nạn . ẢNH: NAM THỊNH Sáng 16.7, Bộ Tư...