Đẩy mạnh thu hút vốn FDI, dự án có chất lượng vào Việt Nam
Sáng 23-7, tại trụ sở Chính phủ, Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài đã tổ chức cuộc họp với đại diện của nhiều bộ, ngành dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Tổ trưởng Tổ công tác.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ hiện Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế cạnh tranh sẵn có; cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư; vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng; cùng với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tích cực, hiệu quả.
Việt Nam đang được xác định là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn. Trong ảnh: Công nhân làm việc tại một công ty về điện tử ở TP.HCM . Ảnh: QUANG HUY
Nhấn mạnh đây là thời điểm thuận lợi Việt Nam thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tư nước ngoài mới, phù hợp với nhu cầu của đất nước, Phó Thủ tướng lưu ý cần nhận diện rõ, xử lý thách thức khách quan và chủ quan trong hợp tác đầu tư nước ngoài; có hành động, giải pháp đột phá, kịp thời thu hút dòng vốn.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng lưu ý thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài cần hướng tới việc chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường là tiêu chí chủ yếu để đánh giá. Theo Phó Thủ tướng, cần ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Thủ tướng yêu cầu đưa ngay người lao động tại Guinea Xích Đạo về nước
Đây là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID- 19 vào chiều 10/7, tại Trụ sở Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
Trên tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân ngay từ những ngày đầu chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu có chuyến bay cứu hộ công dân ngay tức thời ở Guinea Xích Đạo. Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao, các đại sứ, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài làm hết sức mình để bảo hộ công dân.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, hiện đang có 219 người lao động Việt Nam làm việc tại Guinea Xích Đạo, trong đó Công ty Lilama 10 là 49 người; Công ty CM Vietnam 164 người; Công ty Trác nhiệm hữu hạn Đầu tư sản xuất thương mại dịch vụ Tân Đại Lợi 6 người. Người lao động đang làm việc tại công trình Nhà máy Thủy điện Sendje, tỉnh Littorial, nước Cộng hòa Guinea Xích đạo theo hợp đồng giữa ba công ty với Công ty tổng thầu Duglas Alliance Ltd (Anh).
Theo đó, cuối tháng 6/2020, sau khi có biểu hiện ho, sốt, một số người lao động cơ quan y tế xét nghiệm COVID-19. Kết quả xét nghiệm ngày 30/6 nêu rõ có 16 lao động người Việt Nam dương tính với virus SARS-CoV-2 và 20 người nghi nhiễm. Những người này được đưa đi chữa trị và cách ly theo quy định của cơ quan y tế sở tại. Qua theo dõi và điều trị, đến nay, sức khoẻ một số người lao động đã tạm thời ổn định.
Đến ngày 1-2/7, nhóm lao động tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Đến ngày 9/7, Công ty CM Việt Nam báo cáo có thêm 74 người nhiễm bệnh, nâng số tổng số người Việt Nam tại công trường lên đến 90 người. Công ty Lilama 10 và Công ty Tân Đại Lợi có 23 người mắc COVID-19. Như vậy, tổng số có 112/219 người lao động mắc COVID-19. Hiện tất cả các trường hợp mắc bệnh đã được đưa đi chữa trị theo quy định của Guinea Xích Đạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 3/7, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã gửi văn bản lên Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm Cộng hòa Guinea Xích Đạo; báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa lao động về nước theo nguyện vọng của người lao động.
Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo 3 công ty làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu chính tạm dừng công việc tại công trường; hướng dẫn biện pháp phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh; đảm bảo điều kiện vệ sinh ăn ở đầy đủ dinh dưỡng; xây dựng phương án đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động. Hiện nay, các công ty đã trao đổi với chủ đầu tư, nhà thầu chính để dừng việc tại công trường; có phương án chuyển toàn bộ người lao động để tránh dịch bệnh theo nguyện vọng của người lao động.
Liên quan đến một số thông tin trên mạng xã hội phản ánh người lao động bị mắc bệnh, không được ăn uống, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, một số lao động đang làm việc tại công trường hoạt động bình thường. Một số lao động cách ly tại bệnh viện trong ngày đầu tiên được cung cấp khẩu phần ăn của nước sở tại, không có rau và cơm Việt Nam. Ngay sau đó, công ty đã yêu cầu bổ sung khẩu phần ăn do chính công ty cung cấp, phù hợp với người lao động Việt Nam.
Nhận thấy diễn biến dịch COVID-19 nghiêm trọng, tỷ lệ lây nhiễm cao, cần điều trị kịp thời, trong khi đó vụ việc xảy ra ở ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức chuyến bay cứu hộ công dân để đưa toàn bộ số lao động trên về nước, đồng thời đảm bảo cách ly y tế và điều trị theo quy định. Chi phí chuyến bay do doanh nghiệp và nhà thầu chi trả.
Theo đó, thủ đô Malabo của Guinea Xích Đạo nằm ở giữa đảo, trong khi lao động Việt Nam đang làm việc ở đất liền, gần sân bay Quốc tế Bata hơn, việc di chuyển dễ dàng hơn. Nếu đỗ ở thủ đô Malabo phải thêm một chuyến bay nội địa bay ra giữa đảo, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, khảo sát bay thẳng .
Bộ GTVT: Mở lại các đường bay quốc tế cần thận trọng Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, việc mở lại các đường bay quốc tế phải đảm bảo tuyệt đối an toàn sức khỏe cho người dân trong nước bởi vì chỉ một sơ xuất nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc giãn cách xã hội. Chuyến bay chở 150 chuyên gia từ Nhật Bản hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn...