Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng bộ, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục với thi hành pháp luật
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Kế hoạch số 211-KH/TU, ngày 21 – 8 – 2020 của Tỉnh ủy.
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 9 – 12 – 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, thời gian qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng đó là: Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật được nâng lên.
Thể chế, chính sách về phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được hoàn thiện. Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Một số sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chưa thường xuyên quan tâm đúng mức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, việc sử dụng nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thật hiệu quả.
Video đang HOT
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp nhất là cấp cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nội dung Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 – 6 – 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 21 – 8 – 2020 của Tỉnh ủy; phát huy vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 – 6 – 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 21 – 8 – 2020 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị – tư tưởng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của người dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; lấy ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nhất là phải bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, góp phần tích cực giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Cùng với đó phải kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan thường trực trong Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành; thường xuyên rà soát, bổ sung đội ngũ báo cáo viên, truyên truyền viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; ban hành chính sách phù hợp để sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, thực chất, hiệu quả.
Các cấp, ngành thường xuyên quan tâm bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn; đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng.
Sở Tư pháp – Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh theo dõi, hướng dẫn các cấp, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, phát sinh của các cơ quan, đơn vị, địa phương để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Giữ vững an ninh trật tự địa bàn biên giới
Là địa bàn đầu nguồn biên giới, Công an huyện An Phú (An Giang) chủ động xây dựng nhiều phương án, kế hoạch và phối hợp các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình, làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các tình huống, vụ việc nảy sinh trên tuyến biên giới, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Công an huyện An Phú tăng cường rèn luyện nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Mặc dù huyện chỉ có Quốc lộ 91C là tuyến giao thông huyết mạch nhưng không xảy ra ùn tắc giao thông trên địa bàn. Thượng tá Huỳnh Văn Nhở, Phó Trưởng Công an huyện An Phú cho biết, từ năm 2015-2020, tai nạn giao thông xảy ra 39 vụ, làm 28 người chết, 27 người bị thương; so 5 năm trước giảm cả 3 tiêu chí về số vụ (giảm 39/51 vụ), số người chết (giảm 28/50 người), số người bị thương (giảm 27/42 người).
Ngoài ra, Công an huyện chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự trực tiếp tuần tra kiểm soát và phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông và các đơn vị chức năng tổ chức 4.931 ca tuần tra kiểm soát giao thông và hoạt động Đặc nhiệm có 36.817 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia: lập biên bản 12.097 trường hợp xe môtô, gắn máy, 1.120 xe ôtô; tạm giữ 7.190 xe môtô, gắn máy, 38 xe ôtô và nhiều giấy tờ liên quan.
Qua đó, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 12.688 trường hợp, thu ngân sách hơn 8,4 tỷ đồng; cảnh cáo 444 trường hợp, nhắc nhở 21 trường hợp, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 1.079 trường hợp. Về đường thủy, lực lượng cảnh sát giao thông, tuần tra trực tiếp và phối hợp với Đội Thanh tra giao thông số 9 tổ chức kiểm tra hoạt động của các bến khách ngang sông trên địa bàn huyện. Qua đó, lập biên bản xử phạt 57 trường hợp, thu ngân sách 33 triệu đồng.
Công an huyện tham mưu Huyện ủy, UBND huyện huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", trọng tâm là triển khai Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22-1-2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" trong tình hình mới"; xây dựng các kế hoạch tuyên truyền theo chuyên đề, lĩnh vực, bám sát tình hình trên địa bàn. Hướng dẫn xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA, ngày 27-4-2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh trật tự (ANTT)".
Đồng thời, thực hiện chỉ tiêu 19.2 trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020; thường xuyên theo dõi, đánh giá hoạt động và củng cố lực lượng chính trị nòng cốt, nâng cao chất lượng hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách tham gia đảm bảo ANTT tại cơ sở, củng cố thế trận an ninh nhân dân vững chắc; đóng góp tích cực xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (huyện có 2 xã đạt chuẩn NTM là Khánh An và Đa Phước).
Thượng tá Huỳnh Văn Nhở cho biết, Công an huyện thường xuyên tổ chức, rà soát và củng cố các mô hình, điển hình tiên tiến trong xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" đảm bảo phát huy tốt hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường công tác vận động quần chúng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-BCA-X11 ngày 19-8-2013 của Bộ Công an về "Đẩy mạnh phong trào Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" và đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo", "Dân vận khéo trong xây dựng NTM" giai đoạn 2016-2020 và dân vận khéo trong lực lượng công an nhân dân.
Là địa bàn đầu nguồn biên giới, An Phú tiếp tục duy trì tốt công tác phối hợp với công an các cấp của 3 huyện: Borei Cholsa, Angkor Borei (tỉnh Takeo), Koth Thum (tỉnh Kandal, Campuchia) và các lực lượng chức năng của Campuchia đóng quân dọc theo tuyến biên giới tiếp giáp huyện An Phú. Luân phiên tổ chức họp định kỳ để sơ kết công tác phối hợp đảm bảo ANTT tuyến biên giới; giải quyết kịp thời các vụ mâu thuẫn giữa người dân 2 bên và những vụ việc phát sinh ở khu vực biên giới...
Chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo vệ an ninh trật tự Đảng bộ Công an quận Ô Môn vừa tổ chức Đại hội (ĐH) đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 thành công tốt đẹp. ĐH đã đánh giá, 5 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2020 đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác xây dựng Đảng và xây dựng lực lượng được chú trọng; công tác bảo...