Đẩy mạnh hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mê Kông
Từ ngày 7 – 10/5/2013, tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanma đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng về Hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mê Công (MOU).
Tham dự hội nghị có gần 100 đại biêu chính thức từ các nước Campuchia, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc, Lào, Việt Nam và Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC). Đoàn đại biểu Việt Nam do Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị.
Đoàn chủ tịch Hội nghị MOU tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanma.
Ra đời năm 1993, Bản thỏa thuận MOU đã thể hiện cam kết của các nước tiểu vùng trong việc hợp tác phòng, chống ma túy, mà trọng tâm là xóa bỏ cây thuốc phiện, vốn là vấn đề quan tâm chung của khu vực. Trong 20 năm qua, thực hiện kế hoạch hành động tiểu vùng, các nước thành viên đạt được những kêt quả đáng khích lê, như: giảm cơ bản diện tích gieo trồng thuốc phiện; thiết lập được 74 Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) nhằm tăng cường hợp tác chống buôn bán ma túy qua biên giới; triển khai chương trình tập huấn trên máy tính (CBT) cho lực lượng hành pháp; phối hợp đấu tranh bóc gỡ được nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia; huy động được một nguồn lực đáng kể từ cộng đồng quốc tế cho các hoạt động phòng, chống ma túy trong khu vực…
Video đang HOT
Tại Hội nghị lần này, các đại biểu đã tập trung đánh giá tình hình ma túy khu vực, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện bản Kế hoạch Hành động Tiểu vùng VIII được thông qua tại Hội nghị MOU cấp Bộ trưởng tổ chức ở Lào năm 2011. Hội nghị thống nhất cho rằng cơ chê hợp tác tiểu vùng là một khuôn khổ hợp tác năng động, hiệu quả của khu vực, tiêp tục đóng vai trò như môt diên đàn đê trao đôi thông tin, chia sẻ kinh nghiêm, tăng cường hợp tác giữa các nước trong phòng, chống ma túy.
Tuy nhiên, xu hướng gia tăng trở lại của việc trồng cây thuốc phiện và sản xuất, buôn bán ma túy tổng hợp cũng như sự suy giảm của nguồn tài trợ đang đặt ra những thách thức lớn cho cơ chế hợp tác tiểu vùng. Hội nghị cho rằng, tương lai và hiệu quả hợp tác trong khuôn khổ cơ chế này sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn nội lực của mỗi nước, cũng như sự tham gia tích cực và nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo của các nước thành viên trong xây dựng các chính sách, chiến lược kiểm soát ma túy của tiểu vùng, chia sẻ trách nhiệm huy động các nguồn lực theo tinh thần cam kết trong Bản ghi nhớ.
Để tiếp tục khẳng định cam kết và thể hiện nỗ lực củng cố và đẩy mạnh cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông về phòng, chống ma túy, Trưởng đoàn các nước tham dự hội nghị đã ký Tuyên bố chung Nay Pyi Taw, trong đó đưa ra một số hướng ưu tiên trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam – đã nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống ma túy; phân tích những khó khăn thách thức đang đặt ra cho khu vực hiện nay; đồng thời đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế hợp tác tiểu vùng trong thời gian tới.
Nhân dịp này Đoàn đại biểu Việt Nam đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Myanma, đoàn đại biểu Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) để trao đổi và thúc đẩy quan hệ hợp tác phòng, chống ma túy giữa Việt Nam và các đối tác này.
Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông về phòng, chống ma túy tiếp theo sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2015.
Theo Dantri
Ngoại trưởng Indonesia: Trung Quốc không tôn trọng DOC
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Reuters, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc "coi thường" các cam kết "kiềm chế tối đa" đã thỏa thuận trong Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC).
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được sự đồng thuận thúc đẩy xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm kiểm soát, xử lý các tranh chấp trong vùng biển này giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, triển vọng sớm đạt được COC xem ra rất mờ nhạt, mặc dù Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã khẳng định với Reuters trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng, mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 24 - 25/4 tại Brunei sẽ chủ yếu là "đảm bảo việc tiến tới COC không đi vào thoái trào".
Bởi thực tế, ngay cả khi 10 quốc gia ASEAN nhất trí về COC thì Trung Quốc cho biết nước này sẽ chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán vào thời điểm "chín muồi", đồng thời, cho rằng các quốc gia nên xây dựng niềm tin bằng cách làm theo Tuyên bố về ứng xử trên biển (DOC) được kí năm 2002. Trong khi đó, văn bản không có tính ràng buộc pháp lý này đã thất bại trong việc giúp làm giảm nhẹ căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong thời gian qua.
Về vấn đề này, Ngoại trưởng Natalegawa cáo buộc Trung Quốc đã "coi thường" cam kết "kiềm chế tối đa" đã thỏa thuận trong DOC.
"Bạn có thể nhận thấy Trung Quốc đã có một loạt các bước đi đơn phương mà rõ ràng không phù hợp với tinh thần của DOC", ông Natalegawa nói tại Jakarta.
Đồng quan điểm với ông Natalegawa, Ian Storey, một chuyên gia an ninh khu vực của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết: "Thực tế việc Philippines đệ đơn khiếu kiện những yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông lên Tòa án Quốc tế Liên hiệp quốc về Luật Biển đã tạo thêm cớ cho Trung Quốc né tránh thảo luận về COC".
Theo Dantri
Nga mang công nghệ 'khủng' đến Việt Nam Các doanh nghiệp Nga đưa nhiều sảm phẩm dân dụng và quân sự công nghệ cao đến Việt Nam trong chuyến đi lần này. Sáng 22/4, đoàn đại biểu các doanh nghiệp đổi mới Nga đã có buổi gặp gỡ báo chí và giới thiệu về những công nghệ mới của mình với các đại diện phía Việt Nam. Sau lời giới thiệu...