Đẩy mạnh hợp tác để “bắt kịp” nền công nghệ số
Chiều 6-1, tại Hội trường UBND tỉnh Quảng Nam diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về Viễn thông và Công nghệ thông tin (VT – CNTT) giữa UBND tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn 2021 – 2025.
2 bên ký kết thỏa thuận hợp tác.
Đánh giá quá trình hoạt động của ngành tại Quảng Nam, ông Nguyễn Đình Danh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho hay, giai đoạn 2014-2020, VNPT Quảng Nam đã đầu tư xây dựng gần 900 vị trí lắp đặt trạm thu phát di động; 14.600km cáp quang các loại được triển khai đến 95% số xã trong tỉnh, tăng 6 lần so với năm 2014; phủ sóng mạng di động 4G đạt 95% trên địa bàn tỉnh… Với những năng lực hiện có, Tập đoàn VNPT đủ năng lực đảm bảo cho dịch vụ cao Đẩy mạnh hợp tác để “bắt kịp” nền công nghệ số đến rất cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng cá nhân và tổ chức doanh nghiệp trên toàn tỉnh, sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuẩn bị phương án triển khai kết nối mạng di động 5G. Với vai trò là đối tác chiến lược về VT – CNTT, trong giai đoạn 2015-2020, Tập đoàn VNPT đã tập trung đầu tư nguồn lực cả về công nghệ, tài chính và nguồn nhân lực để phát triển cơ sở hạ tầng VT – CNTT cho tỉnh Quảng Nam. Bước sang giai đoạn 2021-2025, Tập đoàn VNPT tiếp tục xây dựng và triển khai các giải pháp VT – CNTT đạt công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội cho tỉnh Quảng Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho rằng, những năm qua, Tập đoàn VNPT không chỉ hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam trong công tác nâng cao VT – CNTT, mà còn hỗ trợ khoản kinh phí lớn cho tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Với xu hướng xã hội ngày càng hiện đại và tiên tiến, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành trong tỉnh rất quyết tâm chuyển đổi nền công nghệ số. Do đó, tỉnh Quảng Nam rất cần sự phối hợp, hỗ trợ đắc lực của Tập đoàn VNPT. Giai đoạn 2021-2025, Tập đoàn VNPT cần đẩy mạnh việc phủ sóng mạng di động 4G đạt 100% toàn tỉnh đến năm 2022 nhằm nâng cao việc thông tin liên lạc cho người dân vùng sâu, vùng xa; chú trọng đào tạo nhân lực cho Quảng Nam trong việc chuyển đổi số để quản lý hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.
TP.HCM sẽ hoàn thành 45 dự án giao thông năm 2021
Dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Văn Cống, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hưởng... là một trong 45 dự án TP.HCM sẽ hoàn thành năm 2021
Cầu Mỹ Thủy 3 dự kiến hoàn thành quý I/2021
Đây là thông tin được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban QLDA giao thông) đưa ra trong hội nghị tổng kết công tác năm 2020 vào chiều 5/1.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP trong năm 2021 cần tập trung triển khai quyết liệt và hoàn thành trong thời gian sớm nhất các dự án theo kế hoạch, tiến độ đề ra. Đặc biệt là các dự án giao thông ở TP. Thủ Đức, trong đó Ban QLDA Giao thông là đơn vị có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố.
"Tôi yêu cầu Văn phòng UBND TP cùng các sở, ngành, quận, huyện và đơn vị liên quan phối hợp, hỗ trợ Ban trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đảm bảo mọi yêu cầu về tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả", ông Bình nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM, trong năm 2020 đơn vị đã hoàn tất thủ tục thi công 42 gói thầu dự án, đưa vào khai thác sử dụng 10 dự án, trình duyệt 4 dự án. Về công tác giải ngân năm 2020 đạt 95,2%, trong đó nguồn vốn chính sách 96,5% và vốn ODA 93,3%.
Năm 2021, Ban QLDA giao thông sẽ tập trung trình phê duyệt 40 dự án trong đó dự kiến có 21 dự án được duyệt, trình duyệt 27 dự án đầu tư công, riêng về khởi công các dự án mới sẽ phụ thuộc vào tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương.
Đáng chú ý, trong năm nay Ban QLDA giao thông đề ra chỉ tiêu hoàn thành 45 dự án, gói thầu như: dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh), đường Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Hưởng, xây dựng cầu Mỹ Thủy 3 (Q.2), Huỳnh Tấn Phát (Q.7), nhánh 1 cầu Bưng, cầu Vàm Sát 2 (huyện Cần Giờ)... Đồng thời quyết toán 32 dự án đã hoàn thành. Chỉ tiêu giải ngân đạt trên 95% tổng vốn đầu tư.
Trong đó có 8 nhóm dự án, bao gồm cao tốc liên vùng, cửa ngõ; các dự án ùn tắc giao thông khu vực cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất; dự án giải quyết giao thông trong hệ thống TP Thủ Đức; dự án nối kết trục giao thông Bắc - Nam (tăng cường nhiều cây cầu như cầu Nguyễn Khoái, cầu Bình Tiên...; tiếp tục hoàn thành hệ thống giao thông đường thủy (nút giao, tuyến đường hiện hữu); hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn (tuyến xe buýt nhanh BRT kết nối metro số 1); các tuyến dự án đường thủy nối kết sông Sài Gòn; hoàn thiện dự án cải thiện môi trường giai đoạn 2.
Phó Thủ tướng chỉ đạo 9 nhiệm vụ đảm bảo ATGT năm 2021 Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch năm An toàn giao thông 2021 ngay sau khi được ban hành. Năm 2021, Phó Thủ tướng yêu cầu đổi mới phương thức tuần tra, kiểm soát, tập trung vào các khung giờ thường xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng để kịp thời phát hiện...