Đẩy mạnh giao dịch trực tuyến, chi trả lương và trợ cấp kịp thời
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tổng kinh phí cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 3 tháng đầu năm hơn 4,8 nghìn tỷ đồng. Và hơn 17,5 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang đẩy mạnh giao dịch trực tuyến, hỗ trợ chi trả lương hưu và trợ cấp tháng 4 và 5 vào một kỳ.
BHXH Việt Nam đẩy mạnh giao dịch trực tuyến để phòng chống COVID-19
Hơn 17,5 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí
Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý I năm 2020 Tổng Cục thống kê vừa công bố mới đây, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) bùng phát mạnh trên toàn cầu đang đe dọa chuỗi cung ứng và làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng.
Ở trong nước, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng đặt ưu tiên hàng đầu là phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và người dân để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo cũng cho biết, trong quý I/2020, khu vực DN gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19. Số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn DN, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các DN kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.
Chi ngân sách Nhà nước 3 tháng đầu năm tập trung bảo đảm các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, y tế, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong mức giảm 0,72% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất. CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và do tác động của đầu kỳ giáp hạt đời sống dân cư tháng Ba gặp nhiều khó khăn; công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 243,3 tấn gạo.
Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 3 tháng đầu năm là hơn 4,8 nghìn tỷ đồng (trong đó quà cho đối tượng chính sách, người có công là 2,9 nghìn tỷ đồng; người nghèo là 1,3 nghìn tỷ đồng; cứu đói, cứu trợ khác là 0,6 nghìn tỷ đồng), hơn 17,5 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng.
Đẩy mạnh giao dịch điện tử, chi trả lương hưu và trợ cấp nhanh gọn
Do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên nhiều trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành lớn cả nước đã đề nghị các cơ quan chức năng cho phép giải quyết thủ tục liên quan đến chính sách trợ cấp thất nghiệp theo hình thức trực tuyến.
Ông Tạ Văn Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, trong quý I/2020, Trung tâm tiếp nhận hơn 12.000 hồ sơ của người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo ông Thảo, số lượng người đến nộp hồ sơ hưởng chính sách BH thất nghiệp tăng trong những tháng đầu năm nay do nhiều yếu tố, trong đó có tác động của dịch COVID-19. Để tránh tập trung đông người, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng cho phép giải quyết thủ tục liên quan đến chính sách trợ cấp thất nghiệp theo hình thức trực tuyến. Đặc biệt, khâu tư vấn, hỗ trợ việc làm cho người lao động nên triển khai tư vấn qua email, trực tuyến, điện thoại…
Ngày 30/3 vừa qua, BHXH Việt Nam cũng đã ban hành Công văn số 1020/BHXH-TCKT bổ sung nội dung thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp tháng 4 và tháng 5/2020 qua hệ thống Bưu điện.
Theo đó, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4 và tháng 5/2020 sẽ tổ chức vào cùng một kỳ. Cơ quan Bưu điện xây dựng phương án tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp cho người hưởng nhận bằng tiền mặt phải đảm bảo an toàn, không được tập trung đông người theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Công văn, BHXH Việt Nam giao BHXH các tỉnh, thành phố chủ trì, thống nhất với Bưu điện tỉnh về thời gian chi trả; báo cáo UBND tỉnh về phương án tổ chức, thời gian chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương bảo đảm an toàn cho người hưởng theo đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo xong trước ngày 31/5/2020.
AN PHÚ
Bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu, trợ cấp trong mùa dịch trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 25-3-2020, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 972/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp hằng tháng qua hệ thống bưu điện trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Nhân viên bưu điện và người hưởng đều phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả
Theo đó, cơ quan bưu điện thực hiện chi trả lương hưu tại các cơ sở bưu điện trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020; người hưởng cần chủ động lựa chọn thời gian phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu điện, mang theo thẻ chi trả đến các bưu cục để nhận tiền.
Đối với những người hưởng thuộc địa bàn cách ly do dịch bệnh, bưu điện phối hợp với chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và cơ quan BHXH có phương án chi trả kịp thời, an toàn cho người hưởng, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn...
Ngoài ra, cơ quan bưu điện cũng sẽ tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp hằng tháng tận nhà đối với người hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp BHXH từ 80 tuổi trở lên; người hưởng dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, không tự đến hoặc không ủy quyền cho người khác; người hưởng bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú... Thời gian chi trả sẽ được thực hiện theo quy định và tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương.
BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với bưu điện báo cáo UBND các tỉnh, thành phố về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020 và các tháng tiếp theo trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn và đề xuất giải pháp, thời gian chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tránh tập trung đông người, bảo đảm an toàn cho người hưởng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả, đảm bảo an toàn cho người hưởng; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp với bưu điện rà soát danh sách người hưởng từ 80 tuổi trở lên; người hưởng dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, người hưởng bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú để có thông báo cho cơ quan bưu điện để tổ chức chi trả tại nhà. Tiếp tục truyền thông cho người hưởng biết các nội dung thay đổi về phương thức, thời gian và địa điểm chi trả để người hưởng biết, thực hiện và yêu cầu người hưởng đến điểm chi trả nhận tiền phải đeo khẩu trang, tránh tập trung đông người để bảo đảm an toàn cho người hưởng trong thời gian phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, kiểm tra việc tổ chức chi trả của cơ quan bưu điện; phối hợp xử lý, giải quyết, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Tăng cường, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, BH thất nghiệp qua tài khoản cá nhân theo Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, chỉ đạo bưu điện các tỉnh, thành phố phối hợp với BHXH tỉnh đề xuất, báo cáo UBND tỉnh, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020 và các tháng tiếp theo trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại điểm chi trả như: Tổ chức phun khử khuẩn tại tất cả các điểm chi trả trước và trong thời gian cơ quan bưu điện tổ chức chi trả; thực hiện đeo khẩu trang tại tất cả các điểm chi trả; yêu cầu nhân viên bưu điện, người hưởng đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả; trang bị nước rửa tay sát khuẩn tại tất cả các điểm chi trả; trường hợp người hưởng không đeo khẩu trang đến điểm chi trả, bưu điện cần phát khẩu trang miễn phí cho người hưởng.
Bên cạnh đó, tăng cường nhân viên chi trả, bố trí thêm bàn chi trả để giảm thời gian chờ đợi của người hưởng, không để người hưởng tập trung đông. Thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm nhân lực, an toàn tiền mặt khi tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng. Đặc biệt, bưu điện có phương án chi trả bảo đảm an toàn cho người hưởng trong trường hợp người hưởng đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tập trung đông trong cùng một thời điểm. Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên bưu điện và người hưởng.
Giá sách giáo khoa tăng hơn gấp 3 lần là quá vô lý Ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: "Không phải tự tiện nâng giá sách giáo khoa. Nâng tới mức mà bất hợp lý, con em người nghèo không đủ tiền mua sách". Công tác lựa chọn sách giáo khoa cho lớp 1 hiện vẫn chưa xong, trong đó giá sách giáo khoa là thông tin quan trọng, một trong những yếu tố để đưa...