Đẩy mạnh giám sát từ cộng đồng: Minh bạch, đồng thuận hơn
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội”, TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là công tác giám sát tại cơ sở, cộng đồng, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Thanh Oai giám sát công tác cải cách hành chính tại bộ phận một cửa xã Đỗ Động. Ảnh: Bá Hoạt
Xác định đây chính là giải pháp quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, thời gian qua, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát các nội dung thuộc quyền của người dân. Trong đó có những khoản đóng góp từ thiện, xây dựng, sửa chữa công trình công cộng, xây dựng nông thôn mới…, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, do người dân quyết định thực hiện và quyết định mức đóng góp, có giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc Ban Thanh tra Nhân dân. Tại nhiều địa phương, nhờ làm tốt công tác này đã không để xảy ra tình trạng người dân có đơn, thư khiếu nại, đặc biệt khi triển khai các công trình công cộng. Khi triển khai các dự án chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, dân sinh liên quan trực tiếp đến quyền của người dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phường chủ động phối hợp chủ đầu tư và đơn vị thi công tổ chức họp các hộ dân có liên quan để tuyên truyền, vận động. Nhờ đó, các hộ dân đều đồng tình hưởng ứng. Qua giám sát, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cũng kiến nghị đơn vị thi công những vấn đề liên quan, hoặc khắc phục, hoàn trả mặt bằng, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Cùng với đó, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội TP cũng tập trung giám sát cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị…; giám sát các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri qua các kỳ tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân…
Công tác giám sát tại cộng đồng dân cư cũng được đẩy mạnh. Trong 5 năm qua, Ban Thanh tra Nhân dân đã tổ chức hơn 32.000 cuộc giám sát, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức gần 25.000 cuộc giám sát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, kiến nghị thu hồi hơn 252.000m2 đất và hơn 15 tỷ đồng. LĐLĐ TP phối hợp tổ chức hơn 1.000 cuộc giám sát tại các DN, kiến nghị truy thu hơn 450 tỷ đồng nợ BHXH, BHYT. Các cấp hội nông dân đã phối hợp tổ chức 3.615 cuộc giám sát cấp huyện, thị xã; 7.605 cuộc giám sát cấp xã, thị trấn những nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên và nông dân.
Theo Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Lan Hương, dù đạt những kết quả nổi bật nhưng qua đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định này, vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục sớm trong công tác giám sát. Đó là một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thật sự tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội và Nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Công tác giám sát ở một số địa phương chưa được tổ chức thường xuyên, còn chồng chéo, kết luận giám sát vẫn phụ thuộc nhiều vào báo cáo. Công tác hậu giám sát, phản biện xã hội, cũng như việc tiếp thu ý kiến và phản hồi của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế ấy, Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Việc quan tâm kiện toàn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngay từ cơ sở để công tác giám sát bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao cũng là yêu cầu đã được quán triệt.
Theo Kinhtedothi
Giải quyết kịp thời bức xúc của người dân, không để phát sinh điểm nóng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu Phú Yên tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; kiên quyết không để phát sinh điểm nóng để các thế lực thù địch lợi dụng.
Ảnh: VGP/Lê Sơn
Video đang HOT
Sáng 8/12, tại tỉnh Phú Yên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình có cuộc làm việc với Tỉnh uỷ Phú Yên về việc thực hiện năm "Dân vận chính quyền" trên địa bàn.
17/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
Báo cáo của tỉnh Phú Yên cho biết năm 2018, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh Phú Yên cũng gặp không ít thách thức. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình KT-XH, quốc phòng an ninh của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.
Toàn bộ 17 chỉ tiêu kế hoạch đề ra ước đạt và vượt, trong đó có 11 chỉ tiêu vượt kế hoạch như tăng trưởng kinh tế đạt 8,21%, thu ngân sách đạt 4.500 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ), thu nhập bình quân người đạt 39,7 triệu đồng/người/tháng (tăng 10% so với cùng kỳ), giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 11.595 tỷ đồng, năng suất lúa vụ đông xuân đạt 75,5 tạ/ha (cao nhất từ trước đến nay).
Một số dự án lớn đăng kỳ đầu tư vào nông nghiệp đã bắt đầu triển khai như trang trại bò sữa Vinamilk Phú Yên. Khách du lịch hơn 1,6 triệu lượt, tăng 14,6%, tổng doanh thu hoạt động du lịch ước đạt 1.556 tỷ đồng, tăng 25% so. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.895 doanh nghiệp.
Về việc thực hiện năm "Dân vận chính quyền" trên địa bàn, tỉnh Phú Yên cho biết đã từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước các cấp với việc quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách về công tác dân vận đến các cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng quy chế và văn hoá ứng xử của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ trên tinh thần "thân thiện, nghĩa tình, tận tuỵ, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật".
Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện; kết quả tinh giản biên chế đạt 22%, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ với việc sáp nhập một số phòng ban cấp tỉnh, tinh giản ở cấp huyện.
Đặc biệt, tỉnh thường xuyên chỉ đạo nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương với việc các cấp uỷ đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khoá XII. Tỉnh cũng ban hành quy định xin lỗi khi giải quyết thủ tục hành chính sai sót, trễ hạn.
Công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm thực hiện, hằng tháng lãnh đạo tỉnh, huyện đều trực tiếp tiếp công dân để nghe phản ánh, kiến nghị và giải quyết kịp thời trên tinh thần dân chủ, công khai; phối hợp, tạo điều kiện với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội và nhân nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng chính quyền vững mạnh.
Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường
Sau khi nghe Báo cáo của Đoàn kiểm tra và các đại biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng đoàn kiểm tra ghi nhận và đánh giá cao những thành tích phát triển KT-XH, quốc phòng và an ninh mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Yên đạt được năm 2018, nhất là hoàn thành thắng lợi 17/17 chỉ tiêu, với 11 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra, trong đó có kết quả thực hiện "Năm dân vận chính quyền 2018" của tỉnh Phú Yên.
Nổi bật là, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu đã nhận thức sâu sắc hơn nội dung cần phải thực hiện trong công tác dân vận của chính quyền; nhận thức của chính quyền các cấp về công tác dân vận được nâng lên rõ rệt.
Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện năm "Dân vận chính quyền" được tổ chức triển khai kịp thời, ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện trong cả hệ thống chính trị toàn tỉnh.
Phú Yên đã xây dựng Kế hoạch trọng tâm với chủ đề phù hợp cho từng năm như: Năm 2017 - Năm kỷ cương hành chính với phương châm rất thiết thực 4 Biết: "Biết chào hỏi, biết lắng nghe, biết xin lỗi, biết cảm ơn" và kỷ cương hành chính "Thân thiện - Nghĩa tình; Tận tụy - Trách nhiệm; Kỷ cương - Kỷ luật".
'Đoàn kiểm tra nhận thấy, tỉnh đã quyết liệt triển khai Trung tâm hành chính công, gắn với cơ sở hạ tầng ngành bưu điện để tạo thuận lợi cho người dân. Hy vọng sang năm sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn", Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.
Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã có 45/88 xã (51%) đã đạt chuẩn nông thôn mới; không có xã nào đạt dưới 7 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 15,06 tiêu chí/xã...
Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém để tỉnh nhìn nhận, khắc phục thời gian tới. Đó là, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách tăng so với năm trước nhưng vẫn còn thấp.
Tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước là 5,2%); thu nhập bình quân đầu người bằng 72,2% cả nước (cả nước 55 triệu đồng). Sản xuất ngành công nghiệp không ổn định; quy mô công nghiệp chế biến còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, phần lớn chỉ dừng lại ở hoạt động gia công, lắp ráp, chưa có sản phẩm mang tính đột phá. Phát triển kinh tế tư nhân chưa sôi động, phong trào khởi nghiệp chưa cao.
Cải cách hành chính chưa tạo được sự chuyển biến đồng bộ, mạnh mẽ từ cấp tỉnh đến cơ sở, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các chỉ số cải cách hành chính tuy có tăng hơn so với năm trước nhưng vẫn còn thấp và chưa bền vững; thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực, đơn vị, địa phương còn chậm so với thời gian quy định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước còn hạn chế.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chưa có giải pháp xử lý kiên quyết, triệt để tình trạng nuôi trồng thủy sản trái phép, không theo quy hoạch tại một số đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh gây ô nhiễm môi trương, phat sinh dich bênh. Công tác quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Tình trạng khai thác tài nguyên trái phép vẫn còn xảy ra. Tình hình an ninh, trật tự có lúc, có nơi còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, mất ổn định...
Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng, tỉnh Phú Yên cần tiêp tuc tập trung chỉ đạo quyết liệt triên khai thực hiện co hiêu qua các Chương trinh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và các Chương trình hành động, kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XII; phát huy mạnh các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế.
Phú Yên có bờ biển dài, đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh, con người cần cù, hiếu khách nên cần tập trung phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, nghề câu cá ngừ đại dương, nuôi tôm hùm của người dân Phú Yên đã trở nên nổi tiếng, cần tiếp tục phát huy. Nghề nuôi trồng phải bảo đảm cần bằng sinh thái, không ô nhiễm môi trường, xác định loại đặc sản riêng của tỉnh. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm của tỉnh khi đang có nhiều tiềm năng lớn.
"Trong quá trình phát triển cần chú ý giữ gìn môi trường sống, nhất là vấn đề xử lý rác thải, nước thải ra môi trường sống đang là vấn đề nhức nhối trong nhân dân, ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ rừng phòng hộ, bảo vệ văn hóa truyền thống của địa phương", Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.
Nhân dân đồng thuận sẽ thành công
Về công tác "Dân vận chính quyền" trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị tỉnh Phú Yên cần xác định công tác dân vận là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa thành bại trong các nhiệm vụ công tác của chính quyền, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Chúng ta cần nắm rõ, dân vận vừa là mục tiêu, vừa là phương thức trong vận động cách mạng trên cơ sở các chính sách, đường lối, pháp luật; tất cả vì nhân dân phục vụ, hợp với lòng dân xuất phát từ nhân dân để nhân dân đồng thuận, ủng hộ thì sẽ thành công.
Cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận. Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về dân vận thành các văn bản pháp luật trên tinh thần bám sát hơi thở cuộc sống, loại bỏ quy định không phù hợp; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân vận gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân thực hiện.
Thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Thực hiện tốt chế độ công khai trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Tập trung rà soát, giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
"Ngay như việc khiếu nại tố cáo của nhân dân diễn ra hiện nay có một phần do chúng ta chưa làm tốt công tác giải toả đền bù, chưa bảo đảm quyền lợi của dân, chưa bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân, nhất là của nhân dân. Muốn vậy, chính quyền phải bám dân, hiểu dân, giải quyết kịp thời các vướng mắc và quyền lợi chính đáng của dân, tạo sự ổn định tại địa phương. Kiên quyết không để phát sinh điểm nóng để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động nhân dân, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ.
Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện nghiêm việc sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, lấy kết quả phục vụ và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị.
Quan tâm xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể nhân dân các cấp theo chủ trương của Trung ương. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng để tập hợp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác dân vận.
Các cấp uỷ đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị tập trung chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi sắp tới trên tinh thần đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, nhất là đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, để ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết.
Cũng trong ngày hôm nay, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã đi thăm, tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn.
Lê Sơn
Theo PLO
"Sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia gây lo lắng, bất bình lớn" Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề cập câu chuyện thời sự đang xảy ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Hội đồng Công tác quần chúng TƯ với khuyến cáo, đây là những vấn đề thực tiễn mà công tác quần chúng phải thực...