Đẩy mạnh du lịch đêm
Nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam bất ngờ và tiếc nuối khi phải rời khỏi quán trước 24h hoặc trước 2h sáng trong 3 tối cuối tuần.
Quy định này được áp dụng từ tháng 9/2016 đến nay. Sau khi rời khỏi quán, người nước ngoài vẫn ra đường tụ tập, nói chuyện, vui chơi đến khi họ muốn về nghỉ. Du khách cho biết tour du lịch đưa họ đến các tỉnh và trở về Hà Nội khi đã tối muộn. Họ muốn đi mua sắm, sử dụng các dịch vụ tại quán bar, pub rất khó vì gần giờ đóng cửa.
Theo bà Trần Thị Nga, Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm, sản phẩm du lịch từ 18 – 3h sáng mang lại doanh thu 70% dịch vụ, cần được phát triển để kích cầu du lịch. Tại tham luận ngày 29/5 về đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm, trong chương trình hành động phục hồi, thúc đẩy du lịch quận Hoàn Kiếm, bà cho rằng, nếu thiếu các sản phẩm du lịch ban đêm sẽ khó giữ chân được du khách, đặc biệt khách quốc tế. Như vậy sẽ không thêm được nguồn thu cho người địa phương và đóng góp cho ngân sách của nhà nước.
Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch trong thời gian từ 7 – 17h, chỉ mang lại 30% doanh thu dịch vụ. Trong đó các sản phẩm mang lại nhiều nguồn thu nhất, diễn ra từ 18 – 3h sáng chưa được phát triển. Hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra trên địa bàn quận nhưng chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi.
Bà Nga đề xuất nên đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế ban đêm như phố đêm, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, câu lạc bộ, hộp đêm, các buổi biểu diễn đêm nhạc sống, văn hóa nghệ thuật, hình thức giải trí văn hóa về đêm. Các chợ đêm cần chuẩn hóa mặt hàng, thay vì hàng Trung Quốc bán tràn lan, nên thay bằng sản phẩm mang tính chất vùng miền, dân tộc để giới thiệu, phát huy văn hóa. “Đồng thời cần nâng cao chất lượng phục vụ, văn minh thương mại. Không nên giới hạn thời gian hoạt động về đêm và tổ chức tất cả các ngày trong tuần. Không nên thấy khó khăn trong quản lý thì cấm đoán hoặc giới hạn”, bà nhấn mạnh.
Quận Hoàn Kiếm nói chung và phường Hàng Buồm nói riêng có tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm. Đặc biệt, trên địa bàn phường có nhiều cơ sở văn hóa, di tích lịch sử, trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, nhiều điểm vui chơi giải trí, hộ kinh doanh buôn bán ẩm thực, dịch vụ lưu trú.
Video đang HOT
Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến là một trong những điểm vui chơi, giải trí về đêm lớn nhất trong thành phố. Ảnh: Lamle.
Sau khi thành phố cho phép mở rộng không gian đi bộ tại hồ Hoàn Kiếm và phụ cận vào tháng 9/2016, ngân sách thu gần 17,4 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với khi chưa tổ chức 6 tuyến phố đi bộ vào 3 tối cuối tuần trên địa bàn phường.
Đề án thí điểm phát triển kinh tế ban đêm là một trong những hoạt động kích cầu du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Ông Dương Đức Tuấn, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm cho biết, cần nghiên cứu, xây dựng và triển khai đề án theo hướng nâng cao hoạt động đã thực hiện. Trong đó gồm không gian đi bộ, không gian chợ đêm. Ngoài ra mở rộng phát triển kinh tế đêm tới các không gian văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng mới trên địa bàn. Hoạt động kinh tế đêm được phân loại thành không gian xuyên đêm trong nhà và không gian ngoài nhà, công cộng, thay vì khái niệm 0h, 2h, 4h như trước kia.
Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch thủ đô, ông Nguyễn Hồng Đài (APT Travel) cho biết, quận Hoàn Kiếm có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế đêm như không gian đi bộ, không gian phố cổ, cơ sở hạ tầng và an ninh trật tự. Du khách trong và ngoài nước du lịch Hà Nội, không chỉ lưu trú mà trải nghiệm giá trị văn hóa, đặc biệt là ẩm thực, nét nên thơ của phố phường ở quận Hoàn Kiếm. Kinh tế đêm là giải pháp “cứu cánh” cho các doanh nghiệp, giúp mang lại lợi nhuận, doanh thu khi hoạt động kinh doanh ban ngày còn nhiều khó khăn.
Du lịch Cần Thơ: Hút khách bằng nhiều sản phẩm mới
Cần Thơ là địa phương phát động chương trình Kích cầu du lịch sớm nhất cả nước (ngày 21-5-2020).
Với thông điệp "Điểm đến an toàn", các doanh nghiệp tại Cần Thơ vừa tung ra một loạt sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút nguồn khách du lịch nội địa - động thái cho thấy sự vào cuộc nhanh chóng của địa phương nhằm khôi phục hoạt động của ngành "công nghiệp không khói" ngay sau khi dịch Covid-19 tạm lắng.
Du khách tìm hiểu cuộc sống miệt vườn. Ảnh: Bảo Khánh
Điểm đến an toàn
Là trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những năm qua du lịch Cần Thơ đã "ghi điểm" trong lòng du khách nội địa và quốc tế. Khi dịch Covid-19 hoành hành, ngành Du lịch Cần Thơ cũng chịu thiệt hại nặng nề. Ông Nguyễn Thiện Thành, Phó Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ cho biết: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động du lịch sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp du lịch phải tạm ngừng hoạt động. 5 tháng năm 2020, tổng số khách đến Cần Thơ đạt 1,4 triệu lượt, giảm 66,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu từ du lịch đạt 799,2 tỷ đồng (giảm 59,1%) - chỉ đạt 15,7% kế hoạch năm.
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Cần Thơ nhanh chóng hưởng ứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" bằng chương trình Kích cầu du lịch và giới thiệu sản phẩm mới nhằm khôi phục hoạt động du lịch.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ cho biết, chương trình Kích cầu du lịch giới thiệu đến du khách những sản phẩm đặc sắc như: Du lịch đường sông tuyến Cần Thơ - Côn Đảo bằng tàu cao tốc, tuyến Cần Thơ - Châu Đốc bằng du thuyền Victoria; trải nghiệm làm nông tại Bảo Gia Trang farm (quận Cái Răng), trải nghiệm cuộc sống của Làng du lịch Thới An Đông (quận Bình Thủy). Các doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu đều cam kết bảo đảm điều kiện về phòng, chống dịch, bảo đảm chất lượng dịch vụ kèm nhiều ưu đãi cho du khách...
Song song với việc triển khai chương trình Kích cầu du lịch và giới thiệu sản phẩm mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ truyền đi thông điệp "Điểm đến an toàn" nhằm thu hút du khách trong nước.
Dịch vụ massage cá có vảy - cá Koi tại Cồn Sơn. Ảnh: Bảo Khánh
Doanh nghiệp vào cuộc
Chương trình Kích cầu du lịch của Cần Thơ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia với các sản phẩm hấp dẫn. Để thu hút khách, ông Trần Minh Phúc, Giám đốc Khách sạn Ninh Kiều Riverside cho biết: "Chúng tôi xác định khách nội địa là thị trường mục tiêu, trong đó chú trọng đến các thị trường gần như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đến là những thị trường xa như Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và các tỉnh có đường bay trực tiếp đến thành phố Cần Thơ. Xác định được thị trường mục tiêu, chúng tôi tập trung xây dựng các chương trình, chính sách giảm giá cho du khách với các combo gồm: Lưu trú, ăn tại du thuyền và kết hợp du lịch trong thành phố".
Trong lĩnh vực vận chuyển, từ tháng 7-2020, Công ty cổ phần Mai Linh Tây Đô sẽ đưa vào hoạt động hệ thống "taxi trên sông" là những tàu cao tốc hiện đại với 339 chỗ ngồi với 3 hạng ghế phổ thông, thương gia và nguyên thủ. Với vận tốc 32 hải lý/giờ, hành trình từ Cần Thơ đi Côn Đảo được rút xuống còn hơn 3 giờ. Ông Đoàn Hoài Vũ, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: "Với mức giá ưu đãi, du khách sẽ được hưởng trọn các dịch vụ trên tàu gồm: Phòng họp, phòng karaoke...; được nhận ưu đãi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trên tàu như: Trái cây, đặc sản Nam Bộ; tư vấn điểm tham quan, vui chơi giải trí tại Cần Thơ và Côn Đảo...".
Là điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng của Cần Thơ, Cồn Sơn được nhiều du khách biết tới nhờ các hình thức trải nghiệm độc đáo. Bà Lê Thị Bé Bảy, tư vấn viên xây dựng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ khu vực I, phường Bùi Hữu Nghĩa, cho biết: Nhằm hưởng ứng chương trình Kích cầu du lịch, câu lạc bộ vừa xây dựng sản phẩm "Cồn Sơn ngày mới" với chuỗi trải nghiệm hoàn toàn mới như: Cho cá tai tượng ăn cơm chay, trải nghiệm quết bánh phồng, nổ cốm, quay mật ong...
Ông Lê Khánh Tùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ cho biết, từ nay đến cuối năm, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai công tác xúc tiến quảng bá với hình ảnh Cần Thơ - Điểm đến an toàn; vận động các doanh nghiệp du lịch liên kết xây dựng các chương trình kích cầu du lịch để thu hút khách. Cùng với đó là hàng loạt sự kiện như: Ngày hội du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng", Giải đua xe mô tô toàn quốc, Giải Bóng chuyền bãi biển nữ châu Á, Giải Marathon Can Tho Heritage. "Những sự kiện này hứa hẹn mang lại cho du lịch Cần Thơ sự khởi sắc", ông Lê Khánh Tùng nhận định.
Liên kết du lịch giữa Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố tại khu vực miền Trung, tạo đà phục hồi du lịch ngay sau dịch Covid-19, chiều 30-5,,, UBND ba tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã triển khai chương trình liên kết, đồng thời phát động chương trình kích cầu du lịch với thông điệp "Điểm...