Đẩy mạnh cung – cầu hàng hóa
Ngày 1-10, Bộ Công Thương và Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức hội nghị kết nối cung-cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Bắc.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, thời gian qua, Bộ cùng các địa phương đã chủ động tổ chức các sự kiện giao thương, gặp gỡ giữa doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại; nhất là đối với DN thuộc lĩnh vực bán lẻ, phân phối. Đã có 45 biên bản hợp tác, thỏa thuận về cung ứng hàng hóa ở Đà Nẵng, hơn 40 biên bản khác được ký tại khu vực TP Hồ Chí Minh và hàng chục hợp đồng ở khu vực phía Bắc.
Tính sơ bộ, thị phần hàng Việt đang có thế mạnh tại vùng nông thôn, hiện ở mức trên 70% và sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Người tiêu dùng nói chung và ở khu vực nông thôn nói riêng ngày càng ưa chuộng, tìm mua hàng do DN trong nước sản xuất.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, Hà Nội là thị trường hấp dẫn, với sức mua lớn cũng như đang hình thành hệ thống phân phối rộng khắp, theo hướng hiện đại. DN Hà Nội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, thực phẩm, hàng dệt may… cho nhiều địa phương, vùng nông thôn. Thành phố sẽ chủ động tổ chức một số sự kiện nhằm cung cấp thông tin, kết nối giữa hai lực lương cung-cầu và từ đó thúc đẩy sản xuất, thương mại trên địa bàn. Hà Nội cam kết hỗ trợ các DN, nhà sản xuất trong hoạt động giao thương, tạo điều kiện thuận lợi cho ô tô vận tải đi lại trong khung giờ hợp lý… để bảo đảm nguồn cung, duy trì mức tiêu thụ hàng hóa ổn định cho người tiêu dùng.
Video đang HOT
Đại diện các DN cho rằng, quy mô thị trường vẫn còn khá lớn, đủ chỗ cho các đơn vị tham gia. Vấn đề làm mỗi DN tìm được cách tham gia và giữ vững thị phần, hướng tới sự phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh về dài hạn.
Hồng Sơn
Theo_Hà Nội Mới
Nhiều doanh nghiệp Việt chưa quan tâm quảng bá thương hiệu
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam rất thích sử dụng hàng hóa trong nước vì sản phẩm gần gũi, phù hợp với đời sống. Tuy nhiên, hạn chế của hàng hóa nội địa là do bản thân doanh nghiệp chưa tập trung nhiều vào vấn đề quảng bá thương hiệu.
Bên lề Hội chợ triển lãm Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015 - Tự hào hàng Việt Nam do Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp (VITIC) - Bộ Công Thương tổ chức từ ngày 27/9 - 4/10 tại Hà Nội và TPHCM, Vinanet ghi lại những chia sẻ của doanh nghiệp tham gia hội chợ:
Ông Nguyễn Văn Đức - Tổng giám đốc Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC): Nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng Việt tương xứng hàng ngoại
Người tiêu dùng Việt trước đây thường có tâm lý dùng hàng ngoại. Khi đó chất lượng hàng hóa trong nước cũng chưa đáp ứng được nhu cầu và công tác truyền thông cũng không được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, doanh nghiệp trong nước cũng đã đầu tư để sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt tiêu chuẩn hàng hóa trong nước đã tương ứng với hàng hóa nước ngoài và chất lượng không thua kém so với sản phẩm do đơn vị liên doanh sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Đức, Tổng giám đốc PLC. Ảnh: Huyền Thương
Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất cũng đã quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ đó, hiện nay người tiêu dùng đã chuyển đổi dần thị hiếu tiêu dùng từ sử dụng hàng ngoại nhập sang mua sắm và lựa chọn nhiều hàng Việt. Vì thực tế hàng Việt Nam chất lượng tương đương với hàng nhập khẩu nhưng giá thành lại rẻ hơn đáng kể.
Tuy nhiên, hàng hóa trong nước cần phải đa dạng hơn các chủng loại, để đáp ứng đủ các tầng lớp người tiêu dùng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư sản xuất những sản phẩm có chất lượng công nghệ cao, mẫu mã đẹp như hàng nhập ngoại. Tôi nghĩ đây cũng chính là định hướng sản xuất trong tương lai. Vì những sản phẩm tương lai cần phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, môi trường không chỉ trong nước mà còn phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trên thế giới.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tập trung đến kênh phân phối. Vì nếu có sản phẩm tốt, chất lượng cao, mà không quan tâm đến phát triển kênh phân phối thì sản phẩm không được người tiêu dùng biết đến. Đơn cử như Petrolimex, nhiều năm nay, doanh nghiệp đã đẩy mạnh công tác phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sản phẩm dầu nhờn do Petrolimex sản xuất đã đáp ưng trên 90% nhu cầu trong nước và chỉ phải nhập khẩu khoảng 5-7%. Ngoài ra, Petrolimex cũng đã đẩy hàng hóa ra nước ngoài, xuất khẩu khoảng 15-18% tỷ trọng sản xuất.
Theo_Petrolimex
Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ phần hóa Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Tính đến tháng 9-2015, Việt Nam đã cổ phần hóa 350 doanh nghiệp; sắp tới sẽ đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến trình này. Đây là chia sẻ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu 2015 do Bộ...