Đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh trât tự, phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới
Tuyến biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn có chiều dài 213,6 km, với 92 mốc giới, tiếp giáp với 3 huyện Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ (Lào).
Đa phần người dân sinh sống dọc biên giới là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, là điều kiện để các đối tượng tội phạm, bọn phản động lợi dụng để làm việc xấu.
Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát) vận động nhân dân giao nộp súng săn tự chế.
Trước tình hình trên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với chính quyền tỉnh Hủa Phăn hoàn thành cắm 92 mốc giới dọc tuyến biên giới. Chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến núi thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng và ngoại giao nhân dân; tổ chức kết nghĩa 17 cặp bản giáp biên. Vận động được 2 tập thể, 85 cá nhân đăng ký bảo vệ đường biên, cột mốc; thành lập được 768 tổ an ninh thôn, bản, với 2.415 thành viên. Bên cạnh đó, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai các Đề án “Tăng cường đảm bảo an ninh biên giới phía Tây của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020″; “Giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm ma túy địa bàn các xã biên giới giai đoạn 2015-2020″; “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2016-2020″; “Giảm nghèo nhanh và bền vững 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020″… Các đồn biên phòng thường xuyên cử các tổ, đội công tác xuống địa bàn, thực hiện 4 cùng: “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc” với bà con. Từ năm 2014 đến nay, BĐBP đã tổ chức được 20 hội nghị, 4.250 buổi tuyên truyền pháp luật cho 236.215 lượt người nghe; thành lập 5 câu lạc bộ pháp luật; tổ chức 15 lớp tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm cho 628 lượt người tham gia. Bên cạnh đó còn mở 4 lớp dạy tiếng Mông, 8 lớp dạy tiếng Lào cho trên 300 lượt cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang đóng quân ở các huyện biên giới tham gia. Qua công tác tuyên truyền, đã vận động được 714 người có quan hệ thân tộc hai bên biên giới ở 46 bản người Mông cam kết không vượt biên sang Lào theo phỉ, không di cư tự do và truyền đạo trái phép; 101 hộ, với 618 người có ý định di cư yên tâm ở lại làm ăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Từ những việc làm cụ thể, thiết thực, nhận thức của đồng bào trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn biên giới được nâng lên; tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội, cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị. Từ năm 2014 đến nay, BĐBP tỉnh đã xác lập, đấu tranh thành công 34 chuyên án, 207 kế hoạch nghiệp vụ, triệt phá 34 đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, với 80 bánh heroin, hơn 100.000 viên ma túy tổng hợp, 20 kg ma túy đá, 22 kg nhựa quả thuốc phiện, 220 kg quả thuốc phiện và nhiều tang vật có giá trị khác… qua đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới.
Video đang HOT
Bài và ảnh: Thiện Nhân
Theo Baothanhhoa
Nghệ An được tuyên dương trong công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2019
Phòng Tuyên truyền Báo chí xuất bản của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An nhận Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2019.
Sáng 25/12, tại thành phố Thái Bình, Bộ Tư lệnh vùng I Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo các tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2019, triển khai kế hoạch công tác năm 2020.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mỹ Nga
Năm 2019, theo Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân, công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, góp phần củng cố và nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển.
Thông qua công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo với các địa phương còn là điều kiện hết sức thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ về mọi mặt; tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi địa phương, hoàn thiện hơn phẩm chất, nhân cách người chiến sĩ hải quân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Hải quân Nhân dân Việt nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Các lực lượng Vùng 1 Hải quân làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo chủ động phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển thực hiện có hiệu quả Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021"; phát động và triển khai Chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển".
Tại Nghệ An, công tác tuyên truyền biển, đảo bám sát các quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó tập trung tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Nghệ An, chương trình phát triển kinh tế biển của tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền về việc đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy, hải sản, phát triển du lịch biển đảo; cổ vũ những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong sự nghiệp phát triển kinh tế biển, xây dựng hệ thống chính trị và tổ chức đời sống văn hóa vùng ven biển.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được tổ chức thường xuyên gắn liền với các cuộc vận động "Hãy làm sạch biển", "Nghĩa tình biên giới, hải đảo"; tổ chức triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý"; Báo Nghệ An mở chuyên mục "Bảo vệ chủ quyền biển, đảo", "Biên giới - Biển đảo", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".
Triển lãm tranh, ảnh về biển, đảo quê hương tại đảo Mắt, Nghệ An. Ảnh tư liệu: Mỹ Nga
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy của 6 tỉnh thống nhất đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền biển, đảo với phương châm "sâu rộng, hiệu quả, sát thực tiễn, sát đối tượng".
Trong phối hợp tuyên truyền, các đơn vị chủ động trao đổi để lựa chọn, triển khai thực tiễn những việc làm cụ thể, thiết thực, theo hướng toàn diện, lấy tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên báo chí làm trọng tâm, phối hợp tổ chức các hoạt động làm trọng điểm, qua đó tạo điểm nhấn và sức lan tỏa rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.
Đẩy mạnh phong trào "Vì biển, đảo quê hương", "Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước".
Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Ban Tuyên giáo các tỉnh ký kết Kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2020. Ảnh: Mỹ Nga
Dịp này, Phòng Tuyên truyền Báo chí xuất bản của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An nhận Giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2019.
Mỹ Nga
Theo Baonghean
Đối tượng 'ăn mày mặt đen' có thể bị xử phạt hành chính 300 nghìn đồng Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, những người "ăn mày mặt đen" có thể bị xử phạt hành chính về hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng dân cư. Những ngày qua trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh người đàn ông bôi mặt đen nhẻm, mặc quần...