Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo
Năm 2016 ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Lục Yên tiếp tục được tỉnh giao làm chủ đầu tư xây dựng 3 công trình hạ tầng thuộc hợp phần hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế…
Trong thời điểm này, ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện Lục Yên (Yên Bái) đang tích cực kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công và nhân dân các xã vùng dự án tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hỗ trợ giảm nghèo, để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, thiết thực giúp nhân dân các thôn bản phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Chương trình giảm nghèo giúp cơ sở hạ tầng vùng khó khăn ở huyện Lục Yên được cải thiện
Năm 2016 ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Lục Yên tiếp tục được tỉnh giao làm chủ đầu tư xây dựng 3 công trình hạ tầng thuộc hợp phần hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, với tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Nguồn vốn được tập trung đầu tư chủ yếu cho xây dựng mở mới và sửa chữa nâng cấp các công trình đường giao thông thôn, bản và thủy lợi.
Trong đó nguồn vốn WB trên 3,9 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của huyện. Công trình cải tạo, nâng cấp đường thôn 5 xã Động Quan có giá trị đầu tư trên 1,6 tỷ đồng, được khởi công đầu tháng 1/2016 do Công ty TNHH Sơn Tùng thi công. Công trình gồm 2 nhánh đường bê tông rộng 3m, dài gần 1200m.
Video đang HOT
Thi công xây dựng công trình này, nhà thầu đã gặp không ít khó khăn, xong nhờ có phương án tổ chức thi công tích cực, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành, ước đạt khoảng 97% khối lượng công việc.
Hiện tại nhà thầu đang tập trung nhân lực vào thi công nốt phần đắp phụ lề để cuối tháng bàn giao đưa công trình vào phục vụ nhân dân, chị Hoàng Thị Mây- Thôn 5 xã Động Quan chia sẻ: “Trước đây tôi đi nương chở củi, chở sắn vất vả lắm, nay có đường mới đi lại thuận tiện lắm, cảm ơn nhà nước đã quan tâm đến chúng tôi để có con đường mới như ngày hôm nay”.
Đối với các công trình như: công trình nâng cấp cải tạo cấp thủy lợi thôn 2 xã Khánh Hòa, cải tạo nâng cấp thủy lợi thôn 3 xã Phúc Lợi… đều thực hiện đạt từ 95 đến 100% khối lượng công việc.
Nhờ thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch, lựa chọn đầu tư, nhà thầu thi công; cũng như công tác quản lý, giám sát thi công công trình; nên các công trình đều được thi công xây dựng đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, có chất lượng, đảm bảo tiến độ, phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Từ năm 2010 đến nay, ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện Lục Yên đã triển khai thi công xây dựng được hàng chục công trình cơ sở hạ tầng hỗ trợ nhân dân các thôn bản vùng sâu, vùng xa của huyện phát triển kinh tế xã hội, với tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng.
Trong đó vốn WB đầu tư trên 95%, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh và của huyện. Ngoài ra còn triển khai thực hiện được hàng trăm tiểu dự án nhỏ thuộc hợp phần ngân sách phát triển xã giúp nhân dân sinh kế, đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng. Trong đó có khoảng 80% tiểu dự án tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn lại là trồng trọt, thâm canh ngô, lúa.
Qua đầu tư giai đoan 2 của chương trình giảm nghèo, cơ sở hạ tầng của nhiều thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa của Lục Yên đã được cải thiện nâng lên; đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, nước sạch, nhà văn hóa cộng đồng…đã và đang phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giúp nhân dân tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản vùng cao, khó khăn của huyện mỗi năm giảm từ 4 đến 4,5%.
Theo Khắc Điệp- Lê Long (Nông nghiệp Việt Nam)
Đồng bào Chiềng An giảm đói nghèo nhờ học báo, đài
"Ở đây, chúng tôi có Câu lạc bộ bạn nghe đài với sự tham gia của hàng chục hộ trong xóm. Với chúng tôi, báo chí là một người thầy lớn..." - chị Cầm Thị Yên, dân bản Cá, phường Chiềng An, TP.Sơn La (Sơn La) nói vậy.
Học được nhiều điều hay từ báo, đài
Bản Cá, phường Chiềng An, TP.Sơn La là nơi hội tụ của hơn 100 hộ gia đình với nhiều dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái là chủ yếu. Người dân trong bản sống dựa chủ yếu vào nghề nông, tuy đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng nhiều năm qua bản Cá luôn giữ vững danh hiệu Bản văn hóa. Ông Quàng Văn Bình - Trưởng bản chia sẻ: "Chúng tôi đạt và giữ vững danh hiệu Bản văn hóa cả chục năm nay cũng là nhờ một phần lớn vào sự nghe - đọc và học - làm theo báo đấy. Với chúng tôi, báo chí là người thầy tổng hợp. Báo đài đưa cho chúng tôi thông tin nhiều chiều, khắp nơi trên thế giới, giúp chúng tôi học cách làm hay, cách sống đẹp, biết thế nào là bản sắc văn hóa, cái gì phải giữ gìn, cái gì cần loại bỏ...".
Câu lạc bộ Bạn nghe đài ở bản Cá, phường Chiềng An, TP.Sơn La thực hiện tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam lên hệ thống loa của bản. Ảnh: K.T
Cụ Lù Thị Ùa, hơn 80 tuổi tự hào kể: "Hơn 10 năm trước, nạn nghiện hút ma túy từng làm nhiều gia đình trong bản đau đầu. Nhưng rất may nạn ma túy chỉ rộ lên một thời gian rồi bị dập tắt ngay, đó cũng là nhờ thông tin từ báo, đài hướng dẫn chúng tôi cách phát hiện, tố giác người mắc nghiện, cách giúp họ cai nghiện, hòa nhập cộng đồng và ngăn chặn tệ nạn lây lan sang những người mới... Dân bản ở đây ít đất sản xuất nhưng chúng tôi đã học được những cách làm ăn mới hiệu quả như chăn nuôi tại nhà, trồng rau xanh, chạy chợ... Nhờ thế hộ nghèo giảm nhanh, hộ đói không còn. Đội văn nghệ bản cũng phát triển nhanh và trở thành một trong những đội văn nghệ chủ lực của thành phố, nhờ chúng tôi biết chọn lọc, học hỏi...".
"Luôn đồng hành cùng nông dân"
Đó là lời hứa của 2 nhà báo Nguyễn Chu Nhạc - Trưởng ban Tổ chức Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và ông Nguyễn Quang - Giám đốc Cơ quan Thường trú VOV tại Tây Bắc trong buổi tiếp xúc với những người dân bản Cá vừa qua. Tại buổi tiếp xúc, đại diện VOV đã gửi tặng người dân bản Cá hàng chục chiếc đài nhỏ nhắn, xinh xắn để giúp người dân tiếp cận thông tin. Chị Cầm Thị Yên - dân bản bảo: Nghe đài hàng ngày đã trở thành thói quen không thể thiếu của chúng tôi. Những hôm mất điện hoặc trục trặc kỹ thuật là người dân đến hỏi nguyên nhân ngay. Không chỉ nghe đài trong khi làm việc quanh nhà, quanh bản, chúng tôi còn thường xuyên tập hợp tại nhà ông trưởng bản vào buổi trưa và buổi tối để trao đổi thêm với nhau về những thông tin mà mình nghe được, biết được hoặc truyền tay nhau đọc những tờ báo hay mà chúng tôi có được từ nhiều nguồn. Thông tin trên báo chí thật sự đã giúp chúng tôi trên rất nhiều lĩnh vực, giúp chúng tôi điều chỉnh cả từ nếp sống hàng ngày cũng như chuyện làm ăn, sinh hoạt cùng cộng đồng, làm du lịch văn hóa bản...
Ông Quàng Văn Bình cho biết thêm: "Một bản văn hóa là phải biết nghe đài, đọc báo, xem ti vi... để thu lượm thông tin hàng ngày. Báo chí luôn đồng hành với cuộc sống nên muốn làm một công dân tốt trong xã hội phát triển thì phải nắm bắt thông tin thường xuyên từ báo chí, bởi báo chí luôn đồng hành với người dân".
Theo Danviet
Câu chuyện giảm nghèo chưa bao giờ dừng lại TP HCM sẽ tiếp tục có những giải pháp đột phá và phát huy nghĩa tình của người dân trong công tác giảm nghèo Những năm gần đây, công tác giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đạt nhiều kết quả, số hộ nghèo và cận nghèo giảm rõ rệt, các hộ thoát nghèo có đời sống ổn định hơn....