Đẩy mạnh chi hỗ trợ lao động bị dịch Covid-19 ảnh hưởng trong gói 62 nghìn tỷ đồng
Trước mắt, cần đẩy mạnh chi trả tiền hỗ trợ trong gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng cho nhóm người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 quy định trong Quyết định số 15/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Ảnh minh họa: Duy Linh.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các giải pháp thực hiện Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24-4-2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 15) của Thủ tướng Chính phủ
Video đang HOT
Trên cơ sở báo cáo của các địa phương và kết quả kiểm tra của các đoàn công tác của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định số 15 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đến nay, về cơ bản, các địa phương đã tiến hành rà soát các đối tượng và chi trả cho các đối tượng đã được phê duyệt. Tuy nhiên, việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, người lao động trong doanh nghiệp hiện nay vẫn còn khá chậm. Nhiều doanh nghiệp phản ánh các cấp, ngành địa phương chưa thực sự quan tâm thực hiện; vẫn xảy ra tình trạng trục lợi chính sách, bỏ quên đối tượng.
Để kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo Quyết định số 15, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực thực hiện các công việc sau.
Trước hết, đẩy mạnh triển khai công tác chi trả tiền hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cùng với đó, xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng, trục lợi chính sách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu có).
Ngoài ra, tăng cường xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ qua dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong quá trình xác nhận và phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các đối tượng hỗ trợ, cập nhật thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Cuối cùng, tiếp tục báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc có liên quan tới phạm vi quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị để có hướng dẫn, giải đáp kịp thời.
Hỗ trợ trên 17 nghìn tỷ đồng cho 15,8 triệu người
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung vừa báo cáo Quốc hội tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Triển khai gói hỗ trợ do dịch COVID-19 tại Thanh Hóa Ảnh: Hoàng Lam
Theo Bộ trưởng Dung, tính đến ngày 20/5, các địa phương đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người thuộc các nhóm đối tượng sẽ được thụ hưởng. Tổng số tiền đã chi hỗ trợ cho các đối tượng tới ngày 20/5 là 17,5 nghìn tỷ đồng, chưa bao gồm chi trả bảo hiểm thất nghiệp 2.000 tỷ đồng.
Hiện kinh phí hỗ trợ trực tiếp đến được trên 6,7 triệu đối tượng chính sách, với kinh phí thực hiện khoảng 7.126 tỷ đồng. Trong đó có 34 tỉnh, thành phố như Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nội... cơ bản chi trả xong. Về nhóm đối tượng người lao động trong doanh nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, hộ kinh doanh cá thể, hiện nay có TPHCM phê duyệt danh sách và chi trả cho 1.202 người lao động, lao động không có giao kết hợp đồng lao động, hộ kinh doanh với số tiền 1,417 tỷ đồng. Về hỗ trợ hưởng trợ cấp thất nghiệp, từ ngày 1/4 đến hết 20/5, tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là trên 192.000 người, tương ứng với số tiền tính theo lũy kế chi trả là gần 2.000 tỷ đồng.
Liên quan đến việc xử lý vi phạm, Bộ trưởng Dung cho biết, tại Thanh Hóa, một số thôn của các huyện: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương có hiện tượng vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ, điền thông tin vào mẫu đơn in sẵn tự nguyện không nhận. Tại xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa đưa tên người nhà của lãnh đạo xã vào danh sách hộ cận nghèo. Bộ LĐ-TB&XH đã yêu cầu địa phương kịp thời chấn chỉnh sai sót trong tổ chức thực hiện, thu hồi văn bản không phù hợp, xử lý kỷ luật cán bộ có liên quan.
Còn tại Ninh Thuận, cán bộ thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước đã chi thiếu tiền hỗ trợ thiệt hại do COVID-19 cho 6 người nghèo. Bộ đã yêu cầu kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh địa phương rút kinh nghiệm và đã chỉ đạo địa phương chi bổ sung ngay cho đối tượng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục khẩn trương và quyết liệt triển khai hỗ trợ đến đúng đối tượng được thụ hưởng.
Hà Nội tiếp tục hỗ trợ thêm người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 Ngày 12/5, UBND Hà Nội ban hành quyết định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong đó, thành phố có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để người dân làm hồ sơ và phương thức nhận hỗ trợ. Các trường hợp được hỗ trợ gồm: người lao động làm...