Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quân đội
Xác định là một trong ba đột phá, thời gian qua, toàn quân đã đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ CCHC.
Cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2 làm bài kiểm tra nhận thức về công tác CCHC. Ảnh: Trần Hào
Là một trong ba đột phá
CCHC trong Bộ Quốc phòng (BQP) đã được Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X xác định là một trong ba đột phá, do đó, hằng năm, Ban Chỉ đạo CCHC BQP luôn chủ động bám sát chương trình, kế hoạch của Chính phủ, xây dựng công tác CCHC trong Bộ, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả các nội dung về CCHC.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020; đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) đi đôi với việc rà soát các văn bản liên quan TTHC theo từng lĩnh vực phụ trách để sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ các quy định không còn phù hợp.
Chú trọng chuyển đổi thực hiện TTHC từ phương pháp văn bản thủ công sang môi trường mạng; xây dựng Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa BQP.
Triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, BQP đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tiếp nhận, giải quyết TTHC và công việc nội bộ trên môi trường mạng.
Ban Chỉ đạo CCHC BQP chỉ đạo, điều hành, mở rộng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 trong toàn quân và các sản phẩm của Đề án CCHC của BQP đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Chuẩn hóa quy trình giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO hơn 300 cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ…
Điểm nhấn trong CCHC là Quân ủy Trung ương (T.Ư), BQP đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quân ủy T.Ư về tổ chức quân đội đến năm 2021, gắn với Nghị quyết T.Ư 6, khóa XII theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.
Video đang HOT
Điều chỉnh tổ chức lực lượng toàn quân theo lộ trình giảm 10% quân số ở cấp chiến dịch, chiến lược. Khối học viện nhà trường chỉ thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn lực cho quân đội; Đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa các doanh nghiệp quân đội (DNQĐ), hệ thống trường dạy nghề, cơ sở in; Thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025″ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ…
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị để giảm khâu trung gian, tránh trùng, chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc chưa được quy định. Đến cuối năm 2018, BQP đã giải thể 14 lữ đoàn công binh dự bị động viên, 7 trường trung cấp nghề và đang phối hợp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải thể 15 trường cao đẳng nghề.
Trong đó, chỉ đạo Bộ Tư lệnh (BTL) Bộ đội Biên phòng tiến hành giải thể, điều chỉnh tổ chức, biên chế một số cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Cùng với đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo Nghị quyết số 769-NQ/QUTW ngày 21/12/2013 của Quân ủy T.Ư về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo; thực hiện tốt việc chuẩn hóa cán bộ theo hệ thống tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ đã ban hành…
Kết quả nhìn từ đơn vị
Mục tiêu của CCHC nhằm rút ngắn thời gian giải quyết công việc, loại bỏ các thủ tục rườm rà, lấy hiệu quả là chính. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả CCHC, các cơ quan, đơn vị đã gắn nội dung CCHC với thực hiện thể chế hành chính theo quy định; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, phù hợp với nhiệm vụ thực tế; đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng, soạn thảo, ban hành văn bản bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, đáp ứng yêu cầu tổ chức, hoạt động quân sự, quốc phòng.
Chú trọng việc kiểm tra, xử lý, hợp nhất, rà soát hệ thống văn bản theo phạm vi chức năng quản lý. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ về CCHC.
Đầu tháng 9/2019, Ban Chỉ đạo CCHC BQP do Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC BQP làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác CCHC BTL Quân khu 2 và Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Phú Thọ.
Năm 2019, Đảng ủy, BTL Quân khu 2 đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Chính phủ, hướng dẫn của BQP về CCHC; cụ thể hóa nội dung đề án, kế hoạch CCHC của BQP phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Quân khu.
Đặc biệt, Quân khu 2 đã chỉ đạo Bộ CHQS 9 tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; báo cáo đề nghị BQP bổ sung 3 Ban CHQS cấp huyện (thành phố) xây dựng áp dụng theo tiêu chuẩn ISO từ năm 2020 trong giải quyết các TTHC…
Đặc biệt, tại Quân khu 2, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên được chú trọng. Quân khu đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm đối với cán bộ cho hơn 400 người; xét duyệt, đề nghị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyển dụng, đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ gần 550 người; tiếp nhận và quyết định gần 150 trường hợp; tuyển sinh, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ tại các trường của BQP và Quân khu hơn 1.800 người; nâng lương, thăng quân hàm, xét duyệt, giải quyết nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ cho hơn 3.070 trường hợp khác, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, đúng quy trình…
Trong quý IV năm 2019, Ban Chỉ đạo CCHC BQP sẽ tổ chức kiểm tra công tác CCHC của Quân khu 4, Quân khu 9.
Lam Hạnh
Theo PLVN
60 năm Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh: Nơi thể hiện ý chí thống nhất non sông
Từ những con đường mòn, với phương thức vận tải thô sơ, gùi, thồ, mang vác là chủ yếu, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống vận tải hoàn chỉnh bao gồm các trục dọc, trục ngang, đường tránh, kho tàng, bến bãi.
Tiến lên vận tải cơ giới hiện đại, là tuyến chi viện chiến lược, hậu phương trực tiếp cho các chiến trường đánh Mỹ. Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh là nơi thể hiện ý chí thống nhất non sông, quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ của dân tộc Việt Nam.
Trung đoàn 6 công binh anh hùng Bộ đội Trường Sơn trong nhiệm vụ mở đường lớn bằng phương tiện cơ giới chuẩn bị cho Chiến dịch Tổng công kích mùa Xuân 1975. Ảnh tư liệu
Hôm nay (14/5), tại Đắk Nông sẽ diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc", với sự tham dự hơn 500 đại biểu, trong đó có 9 nhân chứng, nguyên là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia mở tuyến chi viện chiến lược đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.
Hội thảo tổ chức tại Đắk Nông vì đây là địa bàn ghi dấu sự kiện vào cuối tháng 10, đầu tháng 11/1960, các đơn vị soi đường đã gặp nhau tại Quốc lộ 14 (đoạn Đắk Song đi Gia Nghĩa), khai thông tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đoạn từ Nam Tây Nguyên tới miền Đông Nam Bộ...
Hội thảo sẽ làm rõ những nhân tố cơ bản làm nên thành công của tuyến vận tải chiến lược Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh: Sự gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân vì mục tiêu độc lập, tự do và thống nhất đất nước; đồng thời, luận giải các phương thức vận tải chủ yếu trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh, vai trò của tuyến chi viện chiến lược này trong mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Nội dung nổi bật của Hội thảo là tiếp tục khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được thể hiện qua quyết định mở tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh.
Đi sâu luận giải những nhân tố cơ bản làm nên thành công của tuyến chi viện chiến lược Bắc Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân mà biểu hiện tập trung chính là quyết tâm, khát vọng, sự hy sinh phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên cả hai miền Nam Bắc cho mục tiêu độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Trên cơ sở tiếp cận nguồn tư liệu mới, Hội thảo cũng đề cập sâu rộng hơn về âm mưu, thủ đoạn đánh phá, ngăn chặn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tuyến chi viện chiến lược của ta; đồng thời làm rõ cuộc đấu trí, đấu lực đầy cam go, thử thách với địch để bảo vệ hoạt động chi viện, tạo thế trận hậu cần bảo đảm cho các chiến trường.
Khi mới mở, Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh chỉ là những con đường mòn, với phương thức vận tải thô sơ, gùi, thồ, mang vác là chủ yếu. Trước yêu cầu chi viện ngày càng lớn cho chiến trường, Đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống vận tải hoàn chỉnh bao gồm các trục dọc, trục ngang, đường tránh, kho tàng, bến bãi,... tiến lên vận tải cơ giới hiện đại, là tuyến chi viện chiến lược, hậu phương trực tiếp cho các chiến trường đánh Mỹ.
Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh là nơi thể hiện ý chí thống nhất non sông, quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ của dân tộc Việt Nam.
Thượng tướng Lê Chiêm - Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: "Để hoàn thành nhiệm vụ chi viện chiến lược cho chiến trường, Bộ đội Trường Sơn cùng các lực lượng đã xây dựng tuyến vận tải với chiều dài 20.330km, với 6 trục dọc, 21 trục ngang, 1.399km đường ống xăng dầu, 14.000km đường thông tin hữu tuyến và thiết bị tiếp sức, trải rộng trên 400.000km vuông của 21 tỉnh của Việt Nam, Lào và Campuchia, đường Trường Sơn trở thành "trận đồ bát quái", là nơi bộ đội và các lực lượng trên tuyến đã dựa vào thế thiên hiểm của núi rừng Trường Sơn và các bản làng của đồng bào dân tộc, sử dụng nhiều loại vũ khí, áp dụng nhiều phương án vừa đánh địch, vừa mở đường, vượt qua mọi thủ đoạn ngăn chặn của địch, chuyển hàng đến đích...
Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, trong đó có kinh nghiệm về huy động sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước nhằm huy động cao độ sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Hai là, huy động sức mạnh toàn dân, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ba là, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bốn là, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược".
Trong khuôn khổ Hội thảo diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Lịch sử Quốc gia thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với tỉnh Đắk Nông tổ chức chương trình nghệ thuật "Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây - Giao điểm Trường Sơn".
Lam Hạnh
Theo PLVN
Thượng tướng Lê Chiêm thăm, tặng quà gia đình quân nhân trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, sáng 7-3, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà và thắp hương tưởng niệm tại huyện đảo tiền tiêu Lý Sơn. Đoàn công tác Bộ Quốc phòng đặt vòng hoa viếng...