Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ và phục vụ Nhân dân
Xác định vai trò quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội địa phương, những năm qua, TP Sầm Sơn đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ CCHC.
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công vụ và hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hiệu quả từ công tác CCHC là một trong những tiền đề quan trọng thu hút các nguồn lực đầu tư vào TP Sầm Sơn.
Để công tác CCHC được triển khai sâu rộng trên địa bàn, UBND TP Sầm Sơn đã chỉ đạo cho các đơn vị, xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung CCHC năm 2020 và Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020, trên Cổng thông tin điện tử thành phố và hệ thống truyền thanh. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác CCHC; giải quyết các thủ tục hành chính theo dịch vụ công mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính viễn thông công ích của thành phố.
Trong công tác CCHC, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Đồng thời, kịp thời sửa chữa, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ các quy định, hướng dẫn có liên quan đến thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tính đến cuối năm 2020, có 328 thủ tục hành chính được cập nhật, công khai tại bộ phận một cửa UBND thành phố. Cùng với đó, công tác kiểm tra, công khai thủ tục hành chính cũng được thành phố triển khai hiệu quả, bảo đảm 100% thủ tục hành chính được cập nhật, công khai tại bộ phận một cửa. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công dân được thực hiện theo nguyên tắc “Một thẩm định, một phê duyệt”.
Việc giám sát tại bộ phận một cửa được tiến hành triệt để. Do đó, tất cả các hồ sơ, thủ tục được tiếp nhận thuộc các ngành, lĩnh vực đều được thẩm định và ký phê duyệt tại một cửa (trừ các thủ tục theo quy định của pháp luật thuộc cơ quan thẩm quyền cao hơn phê duyệt mà không thể phân cấp, phân quyền). Quan hệ giữa các phòng, ban và bộ phận một cửa được thể chế hóa bằng quy chế phối hợp, tạo được sự gắn kết trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Việc áp dụng cơ chế “Một cửa” cũng góp phần giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, công dân; đồng thời, loại bỏ được nhiều thủ tục không cần thiết, tiết kiệm thời gian, kinh phí và công sức đi lại của người dân.
Video đang HOT
Với quy trình vận hành như vậy, nên nhiều thủ tục hành chính, hồ sơ đã giảm được thời gian giải quyết từ 30 – 40% so với trước đây. Trong năm 2020, tổng số hồ sơ đã tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận Một cửa UBND thành phố là 11.242 hồ sơ. Trong đó, hồ sơ trả lại là 115 (chiếm 1%) do thiếu chủng loại hồ sơ; hồ sơ đã giải quyết là 10.828 (chiếm 96,3%). Tổng số hồ sơ đã nhận tại UBND xã, phường là 63.418; trong đó, hồ sơ đã giải quyết là 63.165 (chiếm 99,6%), hồ sơ đang giải quyết trong hạn là 252 (chiếm 0,39%).
Trong năm 2020, thành phố tiếp tục rà soát các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thành phố và các xã, phường trên địa bàn. Thực hiện sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ không chuyên trách và chủ tịch các hội đặc thù cấp xã, phường; đồng thời, xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường theo Quyết định số 16/2020/QĐ-UBND ngày 15-4-2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Thực hiện đúng số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao; luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ có thời hạn và bổ nhiệm lại cán bộ theo quy định. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức được thành phố quan tâm. Chú trọng thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong các cơ quan, đơn vị.
Công tác cải cách tài chính công được thành phố đặc biệt quan tâm. Hiện thành phố có 1 đơn vị đã thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 130/NĐ-CP. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan hành chính phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả; cũng như phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Công tác hiện đại hóa nền hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được thành phố triển khai hiệu quả, bảo đảm sự thông suốt trong quá trình xử lý công việc. Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008; ISO 9001:2015 được triển khai sâu rộng, bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Đặc biệt, thành phố đã và đang tập trung đổi mới quy trình xử lý hồ sơ, văn bản, giải quyết thủ tục hành chính từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử. Kết quả, 100% cán bộ, công chức UBND thành phố và 11/11 xã, phường đã thực hiện tiếp nhận và xử lý văn bản trên môi trường mạng. Qua đó, nâng cao chất lượng tiếp nhận, xử lý văn bản và tiết kiệm được thời gian, kinh phí trong thực hiện giao, nhận văn bản.
Bộ Kế hoạch Đầu tư bổ sung kết quả thực hiện kinh tế xã hội năm 2020, nhiều tiêu chí tăng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có dự thảo Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020.
Nhiều chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với số ước tính đã báo cáo Quốc hội...
Ảnh minh hoạ.
Báo cáo này Chính phủ sẽ trình Quốc hội, thay thế cho báo cáo trước đó được gửi vào tháng 10/2020, trong đó có nhiều kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội được điều chỉnh tăng so với thời điểm cuối năm 2020.
Cụ thể, năm 2020 đã thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao, kết quả đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có thêm 1 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu là: Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7%, số đã báo cáo là khoảng 1%; Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị đạt 3,88% số đã báo cáo là 4,39%.
Bên cạnh đó có 4 chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với số ước tính đã báo cáo Quốc hội là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 2,91%, số đã báo cáo khoảng 2-3%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân đạt 3,23% số đã báo cáo là dưới 4%; Xuất siêu khoảng 20 tỷ USD, tương đương 7,1% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi số đã báo cáo là 7 tỷ USD, số cập nhật đến 24/12/2020 là 19,1 tỷ USD; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,85% số đã báo cáo là 90,7%.
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 theo Nghị quyết số 85 của Quốc hội.
Cũng theo số liệu mới công bố từ MPI, tăng trưởng kinh tế đạt kết quả tốt hơn, tăng GDP đạt 2,91%, quy mô kinh tế đạt 271,2 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.779 USD, số đã báo cáo tương ứng là 261,9 tỷ USD và 2.715 USD.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI bình quân tăng 3,23 đảm bảo nhu cầu thanh khoản, ổn định và thông suốt thị trường tiền tệ, ngoại hối, giảm lãi suất, tập trung nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, tích cực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Các cân đối lớn được đảm bảo, cải thiện tích cực hơn, đặc biệt, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,35%, số đã báo cáo là 527 tỷ USD, tăng 1,8%. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu đạt 85% và tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt 49,8%.
Tính đến ngày 20/12/2020, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 1.43,1 nghìn tỷ đồng, bằng 94,6% dự toán năm. Các nhiệm vụ chi ngân sách được thực hiện theo dự toán và đáp ứng các nhiệm vụ cấp bách phát sinh về phòng chống thiên tai, dịch bệnh và đảm bảo an sinh xã hội.
Chất lượng tăng trưởng được nâng cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ước tính trong năm 2020, toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 142,72 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng duy trì mức an toàn xấp xỉ 2%.
Huyện Châu Đức tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử TP. Bà Rịa hướng dẫn trình tự, thủ tục giới thiệu người ứng cử HĐND Ông Lê Hồng Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ủy viên Ủy ban Bầu cử tỉnh phát biểu tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại huyện Châu Đức. Tiếp tục chương trình giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị...