Đẩy lùi cao huyết áp
Thay đổi một số thói quen không tốt trong sinh hoạt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị cao huyết áp – một chứng bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thận và tiểu đường.
Siêng thể dục, ăn uống tốt… giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Bớt muối. Hạn chế sodium (chất trong muối) giúp kiểm soát huyết áp cao ở những người mắc chứng này và có tác dụng ngăn ngừa ở những người khỏe mạnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi ngày nạp không quá 2.000 mg sodium hoặc 5 gr muối (tương đương 1 muỗng cà phê). Nên lưu ý các thực phẩm chế biến và đóng gói, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm đóng hộp, vốn thường chứa rất nhiều muối.
Bổ sung kali. Khoáng chất này giúp giảm huyết áp. Lượng khuyến cáo ở người lớn là 3.510 mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu kali gồm các loại đậu và đậu Hà Lan (khoảng 1.300 mg kali/ 100 gr), các loại hạt (khoảng 600 mg/100 gr), các loại rau như cải bó xôi, cải bắp và cần tây (khoảng 550 mg/100 gr) và trái cây như chuối, đu đủ và chà là (khoảng 300 mg/100 gr).
Điều chỉnh chế độ ăn uống. Thường xuyên dùng trái cây và rau quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể; đồng thời giảm thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế các loại nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên… Trái cây và rau củ có hàm lượng sodium thấp và kali cao giúp giảm huyết áp. Giảm thực phẩm béo và chiên, đặc biệt là chất béo bão hòa và thay thế chúng bằng chất béo không bão hòa.
Kiểm tra cân nặng. Huyết áp có xu hướng tăng khi bạn lên cân. Cứ mỗi 5 kg trọng lượng dư thừa bị mất có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 2 – 10 điểm. Điểm thú vị là huyết áp cũng có xu hướng giảm khi cân nặng giảm.
Video đang HOT
Tập thể dục. Các tình huống căng thẳng có thể khiến huyết áp tăng, do đó vận động cơ thể sẽ giúp bạn ngăn chặn hoặc kiểm soát huyết áp cao. Ngủ đủ giấc, hít thở sâu, thiền, yoga và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm bớt căng thẳng. Một số hoạt động thể chất vừa phải là đi bộ nhanh, đạp xe, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa…
Hạn chế rượu bia. Uống nhiều rượu bia làm tăng huyết áp. Do đó, bạn cần hạn chế lượng chất cồn nạp vào cơ thể. Tốt nhất là bỏ hẳn.
Nhất Linh
Theo TNO
Món ăn đẩy lui bệnh
Ăn đúng món khi bị bệnh có thể hỗ trợ tốt hệ miễn dịch của cơ thể, giúp đánh tan bệnh tật một cách tốt nhất mà không bị phản ứng phụ.
Súp gà, trà nóng... có thể giúp người bệnh mau khỏe lại - Ảnh: Hạ Huy - Đ.N.Thạch
Khi bị bệnh, cơ thể cần thêm nhiều calorie hơn để duy trì hoạt động như bình thường, vì ăn ít hơn có thể cản trở cơ thể tự lành. Một số mẹo ăn uống để giúp đẩy lui cảm cúm là phải uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Sau đây là những món ăn có thể hỗ trợ tốt cho cơ thể.
Súp gà
Dược thiện trị cảm được lưu truyền trong dân gian lâu nay chính là súp gà. Theo phân tích về mặt khoa học, gà chứa chất a xít amino gọi là cysteine bổ sung cho màng nhầy bên trong phổi, còn súp nóng giữ khoang mũi ẩm ướt, ngăn chặn tình trạng mất nước và chống viêm nhiễm cổ họng. Bên cạnh đó, những thành phần khác có thể khơi thông đường hô hấp và giúp cơ thể mau hết bệnh.
Trà nóng
Thức uống ấm có thể làm dịu cổ họng bị đau và làm thông mũi, nên loại như trà xanh chứa nhiều chất chống ô xy hóa là thức uống lý tưởng để giữ nước trong khi giúp mũi bớt nghẹt. Nếu không thích trà, nước chanh ấm cũng có công dụng tương tự.
Trái cây họ cam quýt
Lâu nay ai nấy đều cho rằng vitamin C có thể trị được bệnh cảm thông thường, nhưng vẫn chưa có nhiều chứng cứ khoa học ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên, trong khi trái cây họ cam quýt có thể không trị hết hoàn toàn bệnh cảm, lớp màng mỏng trắng bao quanh cam, chanh, bưởi và quýt chứa flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.
Kem que tự làm
Giữ nước trong khi bị cảm có thể giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Thông thường nếu ăn trái cây hoặc uống nước là cách tốt hơn để duy trì lượng nước trong cơ thể, kem que được xem là món ăn ưa thích và đặc biệt ngon miệng hơn nếu tự làm. Món giải khát này có thể được làm từ nước ép nguyên chất như dừa, cam, dâu tây hoặc sô cô la và va ni.
Thức ăn cay
Ăn cay có thể khiến nước mắt nước mũi chảy ròng ròng, nhưng đây cũng là cách giảm nghẹt mũi, thông cổ họng hiệu quả. Nên chọn ớt, tiêu hoặc wasabi nếu cần thông mũi.
Trong trường hợp bụng có vấn đề, chuối là sự lựa chọn dễ dàng để trị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Loại trái cây dễ tiêu hóa còn có chức năng giảm nhiệt độ cơ thể, bổ sung chất điện phân bị thất thoát. Ngoài ra, gừng được chứng minh có khả năng ngăn chặn nôn mửa. Uống nước trà gừng giúp duy trì lượng nước trong cơ thể và giảm cơn đau bụng.
Tụ Yên
Theo TNO
Ăn uống nâng cao trí nhớ Thí sinh sắp bước vào các kỳ thi; những người lao động trí óc lâu dài, những người cảm thấy mình mau quên... đều cần có chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường trí nhớ. Hoài sơn, ba kích, hạt sen - Ảnh: K.Vy Một số món đơn giản, dễ chế biến mà bạn có thể thường dùng như sau: -...