Dạy luật cho bác sĩ Trung Quốc để chống “vẽ bệnh móc túi”
Đổ lỗi cho người phiên dịch, lách luật, vi phạm chuyên môn khi khám chữa bệnh là chiêu bác sĩ Trung Quốc đang dùng để móc túi người bệnh. Sở Y tế sẽ tổ chức đào tạo liên tục kiến thức pháp luật, chuyên môn để “bẻ gãy” lập luận ngụy biện từ những người sai phạm.
Những chiêu trò “biến ảo” khó lường của các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc hành nghề với mục tiêu móc túi người bệnh lâu nay đang trở thành nỗi ám ảnh không chỉ của người bệnh chẳng may “sập bẫy” mà còn là sự phiền hà của cơ quan chức năng trong công tác quản lý lĩnh vực y tế tư nhân.
Nhiều vụ bác sĩ Trung Quốc hành nghề “chui” đã bị thanh tra phát hiện
Nhiều năm qua, Sở Y tế, TPHCM đã tiếp nhận hàng loạt những vụ khiếu nại khi bệnh nhân đi tiểu phẫu cắt bao quy đầu, cắt trĩ nhưng tốn hàng chục triệu đồng; bệnh nhân đi khám phụ khoa, tiết niệu bị dọa ung thư; đang trên bàn mổ bị vẽ thêm bệnh, bắt đóng viện phí với giá cắt cổ. Khi bệnh nhân không đủ tiền thì bị phòng khám “giam lỏng”, bắt ký giấy nợ, giữ giấy tờ tùy thân…
Cùng với việc xử lý những sai phạm, Sở Y tế đã liên tục tuyên truyền vận động, tổ chức đối thoại trực tiếp với những người chịu trách nhiệm của các phòng khám có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là phòng khám bác sĩ Trung Quốc hành nghề, nhưng sau đối thoại thì “đâu lại vào đó”.
Trong những cuộc đối thoại đã diễn ra, đại diện các phòng khám Trung Quốc đổ lỗi cho người phiên dịch ghi chép những chẩn đoán, chỉ định của bác sĩ thiếu sót, không chuyển tải đúng thông tin; mỗi bác sĩ có chẩn đoán khác nhau; ngành y tế chưa có quy trình chuẩn cho hoạt động khám chữa bệnh tại phòng khám tư có yếu tố nước ngoài nên các cơ sở không biết phải làm thế nào cho đúng…
Video đang HOT
Thuốc trị bệnh không có phụ nhãn, bệnh án không có tiếng Việt khiến người bệnh bị rơi vào “ma trận”
Theo quy định của Bộ Y tế, để đủ điều kiện hành nghề, bác sĩ Việt Nam phải tham gia các lớp đào tạo liên tục (ít nhất 48 giờ trong 2 năm). Tuy nhiên, trên thực tế bác sĩ nước ngoài đang hành nghề khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố chưa thực hiện quy định này. Ngoài ra, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra, đánh giá chất lượng phòng khám đa khoa, Sở Y tế cho biết, bác sĩ nước ngoài, nhất là bác sĩ Trung Quốc, gần như không nắm vững các quy định pháp luật và quy định chuyên môn khi hành nghề.
Lý do không nắm vững quy định pháp luật và chuyên môn đang là điểm tựa để các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc hành nghề lách luật, vi phạm chuyên môn khiến nhiều bệnh nhân bị tai biến, “tiền mất tật mang”.
Để ngăn chặn những bê bối trên, Sở Y tế thành phố cho biết, trong năm 2019 sẽ triển khai các khóa đào tạo liên tục cập nhật kiến thức pháp luật và chuyên môn cho bác sĩ nước ngoài đang hành nghề khám, chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn thành phố. Khóa đào tạo đầu tiên sẽ dành cho đối tượng là các bác sĩ Trung Quốc.
Lách luật, vẽ bệnh, móc túi bệnh nhân là những hành vi phổ biến và biến hóa khôn lường tại các phòng khám Trung Quốc
Được biết, khóa học chia làm 2 học phần gồm: những quy định chung về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam; cập nhật kiến thức chuyên môn và các quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.
Chương trình đào tạo sẽ được những chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn thành phố giảng dạy, phổ biến quy chế về hồ sơ bệnh án; hướng dẫn phòng và xử trí cấp cứu phản vệ (theo Thông tư 51 của Bộ Y tế); chỉ định can thiệp và chống chỉ định điều trị đối với những bệnh thường gặp tại các phòng khám, các tai biến và xử trí thuộc chuyên khoa phụ sản, ngoại khoa, tai mũi họng.
Sở Y tế thành phố cho biết, việc đào tạo liên tục không chỉ giúp các bác sĩ nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam cập nhật kiến thức y khoa, nâng cao trình độ chuyên môn trong phục vụ người bệnh mà còn tuyên truyền phổ biến pháp luật Việt Nam nói chung và Luật khám chữa bệnh nói riêng. Những bác sĩ đã được đào tạo liên tục về chuyên môn, hướng dẫn quy định pháp luật nếu cố tình vi phạm trong quá trình hành nghề sẽ bị xử lý nghiêm.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bất thường nhiễm sắc thể khiến người đàn ông hiếm muộn con
Đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y ở người đàn ông là nguyên nhân của 10-15% trường hợp vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Anh Tú 27 tuổi, quê Long An cưới vợ hai năm vẫn chưa có con. Vợ khám phụ khoa, bác sĩ kết luận bình thường về khả năng sinh sản nên thuyết phục chồng đi khám nam khoa.
Đánh giá chức năng sinh sản của anh Tú, bác sĩ Đoàn Anh Sang, Trung tâm sức khỏe Nam giới Men's Health (TP HCM) cho biết tinh hoàn kích thước nhỏ hơn mức trung bình của đàn ông Việt, các đặc điểm sinh dục khác phát triển bình thường. Các kết quả nội tiết tố sinh sản đều trong giới hạn bình thường nhưng xét nghiệm tinh dịch đồ không tìm thấy con tinh trùng nào. Đó chính là nguyên nhân khiến vợ chồng anh không thể thụ thai.
Làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân, bác sĩ phát hiện anh Tú bị mất một đoạn gen quy định khả năng sản xuất tinh trùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y của nam giới. Có những phương pháp giúp tìm thấy tinh trùng của anh Tú để thực hiện thụ tinh ống nghiệm nhưng tỷ lệ này không cao. Nếu thành công, nhiều khả năng con trai của anh sinh ra sẽ mắc tình trạng tương tự.
Theo bác sĩ Sang, bộ gen nam giới là 46, XY. Người đàn ông sản xuất tinh trùng được chi phối bởi một đoạn gen nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể giới tính Y có tên là AZF. Những đột biến trên vùng gen AZF ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng. Đây là nguyên nhân của 10-15% trường hợp hiếm muộn có nguyên nhân xuất phát từ nam giới.
Tùy vào vùng bị đột biến trên AZF, người đàn ông có thể mắc tình trạng tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng. Một số trường hợp sau khi điều trị tốt có thể có con như bình thường.
Mỹ Lê
Theo VNE
Tưởng béo bụng hóa u buồng trứng khổng lồ Bệnh nhân 61 tuổi ở Tuyên Quang ra máu âm đạo, đau bụng vùng hạ vị suốt một tháng. Bệnh nhân chưa bao giờ đi khám phụ khoa nên không biết mình có khối u. Bụng ngày một to như mang thai 8 tháng, bà nghĩ do béo. Đến khi đau bụng kéo dài bà mới đến Bệnh viện Đa khoa Hùng vương...