Đây là việc nhất định phải làm ngay sau khi ăn cơm, nếu không bệnh ung thư sẽ sớm “hỏi thăm” cả gia đình bạn
Sau bữa ăn quây quần gia đình, theo bạn việc đầu tiên chúng ta nên thực hiện là gì? Đó không phải là nghỉ ngơi, thư giãn mà là ngay lập tức nên dọn dẹp bàn ăn và vệ sinh hết bát đĩa, xoong chảo vừa sử dụng.
Thói quen ngâm bát lâu trong bồn rửa có thể khiến cả gia đình rước bệnh
Sau mỗi bữa ăn, nhiều người vì lười biếng nên không muốn rửa bát ngay mà ngâm tất cả chúng vào trong bồn rửa. Nhưng đây là một thói quen vô cùng tai hại, là hình thức “nuôi dưỡng” vi khuẩn.
Bạn có biết rằng, những chiếc thớt bẩn, miếng giẻ rửa bát và ngay cả vòi nước, bồn rửa đều có thể là những “ổ vi khuẩn” cực kỳ lớn. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) trung bình một chiếc thớt bẩn có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Không những vậy, những chiếc tay cầm vòi nước trong nhà bếp cũng có thể chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn 44 lần so với bồn cầu.
E.coli, Salmonella… là các vi khuẩn sinh sôi trong ống thoát nước, chúng dễ dàng bám vào bề mặt bồn rửa khi không khí tăng lên. Đặc biệt, mỗi cm vuông giẻ rửa bát cũng chứa tới 45 tỉ vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn E.coli do không được thay thế thường xuyên.
Đó là lý do tại sao việc ngâm bát đũa bẩn trong thời gian dài chắc chắn tồn tại rất nhiều rủi ro sức khỏe. Theo trang QQ (Trung Quốc), khoảng thời gian để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Trong vòng 8-18 tiếng, vi khuẩn sẽ sinh sôi chóng mặt. Cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân tách thành 8, như vậy 10 giờ sau số lượng vi khuẩn ở bát đĩa có thể phân tách thành hơn 1 tỷ con.
Mỗi cm vuông giẻ rửa bát cũng chứa tới 45 tỉ vi khuẩn.
Video đang HOT
Các vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, Proteus, E.coli… có thể bị thôi nhiễm vào bát đũa. Nếu không làm sạch sớm và khử trùng đúng cách, nó sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Theo thời gian, hệ tiêu hó sẽ phải chịu các tổn thương nghiêm trọng và cuối cùng tăng nguy cơ ung thư.
Chính vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia đó là hãy làm sạch bát đũa ngay sau khi ăn xong, đừng để sự lười biếng gây bệnh cho bạn.
Khi rửa bát, cần lưu ý điều gì?
Rửa bát tưởng chừng là công việc quá đỗi quen thuộc với các bà nội trợ nhưng không phải ai cũng biết thực hiện nó đúng cách.
Đối với những loại bát đũa mới mua, bạn có thể cho chúng vào nồi và đun sôi trong 30 phút để khử trùng. Nếu là những bộ đồ ăn có mùi đặc biệt, hãy ngâm trong chúng giấm hoặc nước trà 30 phút để khử sạch mùi.
Tránh làm sạch đũa đã sử dụng với các chất tẩy rửa như baking soda hoặc axit citric để tránh làm hỏng chất liệu của chúng.
Không đặt bát đũa vừa rửa vào tủ đựng bát ngay, thay vào đó hãy lau chúng bằng khăn khô hoặc phơi khô dưới nắng để tránh nấm mốc phát triển, đặc biệt là nguy cơ sản sinh aflatoxin – loại nấm mốc có khả năng gây ung thư gan.
Các gia đình nên giặt sạch giẻ rửa bát, miếng bọt biển 1 lần/tuần và nên thay mới chúng thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi trong gian bếp. Ngoài ra, hãy lưu ý thay thế những chiếc thớt mới sau 6-8 tháng sử dụng.
Các gia đình nên giặt sạch giẻ rửa bát, miếng bọt biển 1 lần/tuần và nên thay mới chúng.
Ngoài vấn đề làm sạch bát đũa, việc lựa chọn chất liệu cũng vô cùng cần thiết. Khi mua đũa, bạn nên chọn loại đũa tre, nhẵn, không sử dụng loại đũa được sơn tạo màu. Tránh sử dụng bát đũa nhựa kém chất lượng vì khi gặp nhiệt độ cao chúng sẽ thôi nhiễm ra những chất có hại cho sức khỏe.
Giày có thể lây Covid-19 cho bạn hay không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus SARS CoV-2 gây dịch Covid-19 có thể sống trên các bề mặt như thủy tinh, nhựa, thép và bìa cứng.
Trước khi vào nhà hãy tháo giày ra, khử trùng giày dép của bạn bằng cách giặt hoặc lau chúng - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy SARS CoV-2 có thể lây lan qua giày của bạn. Mặc dù xác suất nhiễm virus cao nhất là do tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh nhưng một báo cáo nghiên cứu được công bố trên website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho rằng giày có thể là phương tiện mang virus hiệu quả cao, theo ciriscience.org.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chuyên gia Trung Quốc đã thu thập các mẫu bệnh phẩm từ sàn nhà, máy tính, khẩu trang của bệnh nhân, thùng rác, tay vịn, thiết bị bảo vệ cá nhân và cửa thoát khí trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) ở một bệnh viện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Kết quả xét nghiệm dương tính ở tất cả các khu vực bị nhiễm bẩn và mức độ kìm giữ virus cao hơn nhiều ở các mẫu xét nghiệm giẻ lau sàn, có thể do trọng lực và luồng không khí khiến hầu hết các giọt bắn virus đáp xuống sàn nhà.
Ngoài ra, các nhân viên y tế thường đi bộ quanh các phòng bệnh và đó là lý do tại sao đế giày của nhân viên phòng ICU cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus này. Nghiên cứu chứng minh rằng đôi giày mà nhân viên y tế mang có thể mang và truyền virus một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu khác, do các chuyên gia của Đại học Arizona (Mỹ) thực hiện và được đăng tải trên trang web ciriscience.org, cho thấy đáy và bên trong giày chứa một lượng lớn vi khuẩn, với trung bình 421.000 đơn vị vi khuẩn ở bên ngoài giày và 2.887 đơn vị vi khuẩn ở bên trong giày.
Một số vi khuẩn được tìm thấy trên giày bao gồm: Escherichia coli - gây nhiễm trùng đường ruột và đường tiết niệu, viêm màng não và bệnh tiêu chảy; Klebsiella - gây nhiễm trùng máu, vết thương cũng như viêm phổi; và Serratia ficaria - nguyên nhân hiếm gặp gây nhiễm trùng đường hô hấp và vết thương.
Lý do tại sao giày là nơi sinh sản của nhiều vi khuẩn và virus là vì chúng tiếp xúc với vi trùng và bụi bẩn khi chúng ta ra ngoài và sau đó tất cả những "vị khách không mời" đó được đưa về nhà bạn, theo ciriscience.org.
Các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19
Trước khi vào nhà hãy tháo giày ra.
Khử trùng giày dép của bạn bằng cách giặt hoặc lau chúng. Với giày, bạn nên chọn loại có thể giặt được bằng máy giặt.
Mang giày riêng để đi ra ngoài và giày dép riêng để đi lại trong nhà, theo ciriscience.org.
Quyên Quân
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ Một nghiên cứu mới phát hiện phụ nữ lớn tuổi ngồi liên tục cả ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, theo Medical News Today. Phụ nữ lớn tuổi ngồi liên tục cả ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock Nhiều nhà khoa học và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mô tả...