‘Đây là thời điểm để nền kinh tế Việt Nam cất cánh’
Nhận định này được bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra tại diễn đàn “ Doanh nhân nữ Việt Nam 2015: Biến lợi thế cạnh tranh thành sức mạnh hội nhập” do VCCI phối hợp với World Bank tổ chức ngày 23/10 tại Hà Nội.
Theo bà Victoria Kwakwa, sau 8 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khả quan ngay cả khi kinh tế thế giới chững lại, Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO tăng 5,94%. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng được tăng lên đáng kể. Năm 2013, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên 96,7% so với 82,8 % năm 2000. Nguyên nhân là do Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp tư nhân có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngoài ra, FDI vào Việt Nam tăng trường rất mạnh mẽ. Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều FDI nhất tính theo tỷ trọng của GDP.
Tác động thể chế sau việc gia nhập WTO cũng đã theo chiều hướng thuận lợi rất nhiều, khung pháp lý được cải thiện, rất nhiều luật và quy định quan trọng đã được xem xét, sửa đổi theo chuẩn quốc tế. Những luật đó bao gồm Luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Đấu thầu, luật Đất đai, luật Sở hữu trí tuệ… đã giúp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thị trường.
Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn
Cho rằng, có rất nhiều ngành của Viêt Nam được hưởng lợi từ việc gia nhập WTO, bà Victoria Kwa Kwa cho biết, chế tạo công nghệ, dệt may, da giày, sản phẩm đồ gỗ và đồ nội thất là những ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Những ngành này dù mới phát triển nhưng đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, nhiều ngành đã thâm nhập thành công vào các thị trường khó tính nhất của thế giới như Mỹ, Châu Âu. Qua đó giúp tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước năm 2014 đạt 150 tỷ USD so với 50 tỷ USD năm 2007.
Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển từ việc thực hiện các cam kết của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Tuy nhiên, theo bà Kwakwa, Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức như việc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước chưa đủ mức; bổ sung giá trị còn hạn chế; liên kết giữ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn yếu; doanh nghiệp trong nước chủ yếu là quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ; năng lực quản lý, quản trị, hội nhập vào giá trị toàn cầu còn yếu…
Video đang HOT
Nhấn mạnh việc khu vực tư nhân gia tăng mạnh mẽ, nhưng đóng góp vào GDP chưa thay đổi nhiều so với trước đây; doanh nghiệp trong nước đã được hưởng lợi nhưng chưa được ưu tiên như doanh nghiệp FDI, bà Kwakwa cho rằng, trong thời gian tới, chính phủ cần thúc đẩy khu vực tư nhân trong nước, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho cả doanh nghiệp do nam giới lẫn nữ giới làm chủ. Hiện nay, dường như các doanh nghiệp của nam giới được ưu tiên nhiều hơn so với doanh nghiệp nữ. Về phía các doanh nghiệp, bà Kwakwa khuyên các doanh nhân trước mắt cần tìm hiểu thật rõ về hội nhập, thu nhập thông tin về các hiệp định thương mại; Cùng nhau ngồi lại bàn về thách thức doanh nghiệp sẽ phải chịu, định vị bản thân để tận dụng cơ hội. Tìm kiếm sự hợp tác với các doanh nghiệp bạn qua đó thâm nhập thị trường nước ngoài, chuyển từ gia công hợp đồng sang xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài, chuyển từ gia công hợp đồng sang xuất khẩu trực tiếp.
“Trong 1 năm rưỡi trở lai đây, Việt Nam đã khôi phục kinh tế hơn 6%. Đã tới thời điểm cần có mô hình hội nhập mới. Hội nhập sẽ mang lại cơ hội thuận lợi lẫn thách thức, tuy nhiên, kết quả tốt đẹp ra sao sẽ phụ thuộc vào những hành động và sự nỗ lực của Việt Nam. Ngoài sự nỗ lực của Chính phủ thì cần sự vào cuộc của tất cả mọi người. Các doanh nghiệp cần tự làm chủ với tương lai của mình, cần phải giúp chính phủ cùng hội nhập” – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh.
Theo Dddn
Gia nhập TPP: "Việt Nam đang sống những ngày quá nhiều cảm xúc"
Cố vấn cao cấp đoàn đàm phán Hiệp định TPP - ông Trương Đình Tuyển cho rằng: "Chúng ta có nhiều cơ hội nhưng cơ hội không tự nó, không thành lợi ích hay sức mạnh trên chiến trường. Trong khi đó, thách thức là sức ép trực tiếp và còn tuỳ thuộc vào khả năng của chúng ta".
"Cơ hội không tự nó thành lợi ích còn thách thức lại là sức ép trực tiếp", ông Tuyển nói.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước thành viên hoàn tất đàm phán và thông qua tuyên bố chung Atlanta vào ngày 5/10 vừa qua. Phát biểu sau sự kiện này, giới phân tích coi TPP như "hiệp định tiêu chuẩn cao", "thoả thuận lịch sử" sẽ mang lại cho riêng Việt Nam nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn chiếm tới 40% tổng GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Trước câu hỏi rằng liệu Việt Nam có đang lạc quan quá mức về những lợi ích mà TPP mang lại, ông Trương Đình Tuyển - Cố vấn cao cấp đoàn đàm phán TPP cho rằng: "Chúng ta có nhiều cơ hội nhưng cơ hội không tự nó, không thành lợi ích hay sức mạnh trên chiến trường. Trong khi đó, thách thức là sức ép trực tiếp và còn tuỳ thuộc vào khả năng của chúng ta. Nếu không nhấn mạnh điều này chúng ta sẽ vỡ mộng hoặc trở lên bi quan".
"Chúng ta đang sống những ngày quá nhiều cảm xúc. Tôi lo nhiều cho nhà nước hơn doanh nghiệp, bởi khi sức ép cạnh tranh lớn, cộng đồng doanh nghiệp sẽ có sự sàng lọc, có doanh nghiệp chết nhưng có trưởng thành", ông Tuyển nói.
Theo vị cố vấn, những số liệu về xuất khẩu và tăng trưởng GDP được công bố là minh chứng cho những thuận lợi mà TPP mang lại là không sai nhưng không phản ánh hết các biến động, thái độ của Chính phủ hay phản ứng của cộng đồng.
"Điều nói không vu vơ, có mô hình nhưng không bào chữa được khả năng phản ứng chính sách hiện hành. Nếu phản ứng chính sách tốt hơn thì lợi ích mang lại còn lớn hơn nhưng phản ứng không tốt thì cơ hội sẽ thấp hơn", ông nói thêm.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh.
Trao đổi về vấn đề này, Trưởng đoàn Đàm phán Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định, mặc dù không thể đánh giá được hết tác động tới từng ngành cụ thể nhưng TPP phù hợp với Việt Nam và về cơ bản lợi ích mang lại lớn hơn thách thức.
"Sau khi kết thúc đàm phán, Việt Nam sẽ cùng các nước rà soát pháp lý, tiến tới ký kết hiệp định và thực hiện quy trình thông qua TPP. Dự kiến, thời gian mất từ 18 - 24 tháng. Nếu tiếp cận đúng các cơ hội do TPP mang lại, nền kinh tế chắc chắn sẽ mạnh lên. Chúng tôi cũng luôn tin tưởng rằng Chính phủ đảm bảo những tăng trưởng mà TPP mang lại sẽ lan toả tới cộng đồng xã hội, mang lại lợi ích cho cả người giàu và nghèo", Thứ trưởng nói.
Ông cho rằng, đối với các ngành phải chịu thách thức lớn như chăn nuôi, trong quá trình đàm phán, Chính phủ luôn cố gắng đạt được một lộ trình mở cửa phù hợp để ngành có đủ sức cạnh tranh với các nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kĩ thuật từ các nước tham gia nên tác động sẽ không nhiều.
Dù vậy, trao đổi trước đó với báo chí, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thừa nhận: "Dường như các chuyên gia đang lạm dụng từ "hiệp định thiên niên kỉ". Thông điệp mà Chính phủ muốn mang tới là, TPP không phải viện trợ không hoàn lại. TPP sẽ tạo ra cơ hội nhưng nắm bắt được hay không là ở chúng ta. Cần có cái nhìn bình tĩnh hơn để không lạc quan thái quá và không bi quan thái quá".
Theo Thứ trưởng, hiện tại TPP mới chỉ đi được một nửa quãng đường, Quốc hội các nước, ngay cả Việt Nam cũng sẽ phải cân nhắc rất kĩ vì có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của đời sống.
"Chỉ khi nào Quốc hội cả 12 nước thành viên thông qua thì lúc đó những cơ hội chúng ta nói hôm nay mới có thể thành hiện thực", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Phương Dung
Theo Dantri
Thị trường tài chính Việt sau 10 năm gia nhập WTO: Được và mất? Bộ ba thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm đã bị tác động như thế nào sau gần 10 năm gia nhập WTO? Ảnh minh họa. Câu trả lời phần nào được giải đáp trong báo cáo giám sát "Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ...