Đây là tần suất bạn nên dọn dẹp mọi không gian, bề mặt và vật dụng trong nhà để đảm bảo an toàn
Để giữ ngôi nhà luôn sạch sẽ, ngăn nắp tránh các loại virus lây bệnh ảnh hưởng tới cơ thể thì đây là tần suất bạn nên dọn dẹp mọi không gian, bề mặt và vật dụng trong nhà.
Để giữ cho ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ và ngăn nắp thì việc dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên là vô cùng cần thiết. Ngay cả khi bạn đã nghĩ, ngôi nhà của mình là sạch sẽ thì chưa chắc cách bạn thực hiện đã đúng và bạn có biết tất cả việc dọn dẹp nên thực hiện với tần suất như thế nào không.
Giữ một ngôi nhà cho thật ngăn nắp, sạch sẽ có thể khiến bạn tốn thời gian. Nhưng nếu biết chia đầu việc và thực hiện chúng thật khoa học thì công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hàng ngày
Bề mặt nhà bếp và phòng tắm là nơi bạn nên dọn dẹp hàng ngày. Vì bề mặt này luôn được bạn sử dụng rất nhiều và tiếp xúc với tất cả các loại vi khuẩn.
Sử dụng dung dịch kháng khuẩn để để làm sạch bề mặt này mỗi ngày. Việc làm sạch nó mỗi ngày sẽ khiến không gian này sạch sẽ và bạn không tốn nhiều công sức cho mỗi lần dọn dẹp nữa.
Mỗi tuần một lần
Khăn tắm: Đây là sản phẩm hấp thụ độ ẩm nhiều nhất trong phòng tắm. Sau khi sử dụng, hãy chắc chắn nó được xếp gọn gàng vào móc. Sau 1 tuần sử dụng bạn nên giặt sạch toàn bộ chúng với nước ấm.
Vỏ gối và ga trải giường: Theo các nhà khoa học, con người dành 1/3 cuộc đời để ngủ. Giường sẽ mặc nhiên là nơi tích tụ rất nhiều vi trùng, vết bẩn, mồ hôi. Thay đổi và giặt các vỏ gối và ga trải giường mỗi lần một tuần là cách vệ sinh đúng nhất.
Ví: Đây cũng là sản phẩm bám rất nhiều vi khuẩn vì tần suất sử dụng khá nhiều. Bạn nên dùng khăn ướt kháng khuẩn mỗi tuần một lần để đảm bảo nó và bàn tay bạn luôn được sạch sẽ.
Tủ lạnh: Tủ lạnh là nơi lưu trữ thức ăn. Vì vậy làm sạch nó và giữ thức ăn tươi lâu nhất, đúng hạn sử dụng là điều rất quan trọng. Vệ sinh chúng bằng giấm và nước sạch thay vì sử dụng hóa chất với tần suất mỗi tuần một lần là đúng cách.
Video đang HOT
Máy vi tính/đồ điện tử: Tay bạn sẽ liên tục chạm vào các thiết bị điện thoại hoặc điện tử trong gia đình. Cho dù bạn có rửa tay bao nhiêu lần vẫn không thể đảm bảo những đồ vật này được sạch sẽ 100%. Sử dụng khăn lau khử trùng để giúp những đồ vật này sạch sẽ nhất.
Miếng bọt biển: Theo các nhà nghiên cứu, miếng bọt biển bẩn gấp 200 lần so với nhà vệ sinh của gia đình. Tất cả các loại vi trùng từ lượng thực phẩm thừa khi rửa bát sẽ bám lại trong miếng bọt biển. Cách tốt nhất để làm sạch cho sản phẩm này là thay chúng mỗi tuần và giữ khu vực rửa bát thật sạch sẽ.
Mỗi tháng một lần
Các thiết bị: Các loại máy móc sử dụng trong gia đình cũng cần được làm sạch theo chu kì 1 tháng 1 lần để đảm bảo chúng được tốt nhất. Lau sạch những thiết bị này mỗi tháng một lần và thay đổi bộ lọc khí nếu cảm thấy cần thiết.
Rèm cửa: Các loại rèm cửa sẽ là nơi trú ngụ tốt của vi khuẩn, đặc biệt trong phòng tắm do môi trường ẩm ướt. Tháo rèm xuống và giặt chúng thật sạch sẽ. Cân nhắc việc thay đổi rèm mới sau 6 tháng sử dụng.
3-6 tháng một lần
Gối: Bụi và vết bẩn đáng sợ có thể biến chiếc gối của bạn trở nên nguy hiểm. Đặt chiếc gối vào máy giặt, làm sạch chúng theo chu kỳ từ 3-6 tháng/lần.
Nệm: Khi xem xét mức độ thường xuyên khi vệ sinh nhà cửa, mọi người thường xem nhẹ việc làm sạch đệm trên giường ngủ. Sáu tháng một lần, bạn nên hút bụi ở trên đệm, làm sạch các tấm chắn hoặc sử dụng miếng vải ướt để lau hết những các vết bẩn.
NuNu
Làm sạch không gian sống để phòng Covid-19
Dọn dẹp, khử khuẩn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, trồng cây xanh, sử dụng điều hòa có chức năng làm sạch không khí... giúp không gian sống thoáng đãng.
Trong bối cảnh Covid-19, người dân được khuyến khích ở nhà nhiều hơn. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, môi trường trong nhà cần trong lành và sạch sẽ. Dưới đây là vài gợi ý giúp làm sạch không gian sống cho tổ ấm.
Dọn dẹp nhà cửa
Đây là việc cần làm đầu tiên nếu muốn không khí trong nhà trong lành. Làm sạch và khử khuẩn các bề mặt thường xuyên hàng ngày, đặc biệt sàn nhà, nhà vệ sinh, tay nắm cánh cửa bằng các dung dịch khử khuẩn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
Một số chất tẩy rửa bằng hóa chất sau khi sử dụng sẽ bốc hơi và lẫn vào không khí gây hại cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên, sẵn có như giấm, chanh, muối, cồn... để thay thế.
Muốn nhà thông thoáng, không nên có quá nhiều đồ đạc. Các đồ dùng cũ, không được sử dụng đến, nên cất gọn hoặc loại bỏ, để tránh phát tán các phân tử ẩm mốc, tạo năng lượng xấu ra môi trường xung quanh.
Lưu thông không khí
Không nên đóng kín cửa cả ngày. Khi mở cửa, bạn mới nhận được khí tươi, đưa lượng oxy mới vào trong nhà và đưa lượng carbon dioxit mà bạn thải ra thoát ra ngoài.
Mở cửa là cách tốt nhất giúp đưa khí tươi vào trong nhà. Ảnh: AfresherHome.
Vài đồ dùng trong gia đình, như các vật liệu xây dựng, một số hóa chất tẩy rửa cũng thải ra nhiều khí độc như radon, có nguy cơ gây bệnh hô hấp. Việc mở cửa lưu thông, bật quạt thông gió giúp đẩy những khí độc này ra ngoài, khiến chúng có nồng độ loãng không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hạn chế độ ẩm
Tốt nhất nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 65%, bởi độ ẩm cao là nguyên nhân cho nấm mốc phát triển. Phòng tắm, nhà bếp, tầng hầm, gỗ, thảm là những môi trường có độ ẩm cao trong nhà, thuận lợi cho nấm mốc - tác nhân khiến nhiều người dị ứng, ngứa ngáy.
Bạn có thể hạn chế độ ẩm trong nhà bằng cách dùng quạt thông gió, mở cửa để thông thoáng, không để đọng nước tại những nơi thường xuyên sử dụng nước như nhà tắm, bồn rửa chén, sử dụng điều hòa chế độ làm khô (Dry Mode).
Trồng cây xanh
Cây xanh có khả năng lọc không khí rất tốt. Các chậu cây xanh sẽ giúp cân bằng độ ẩm, lọc bỏ các chất độc hại như benzen từ khói thuốc lá, phóng xạ từ máy tính... Một số cây xanh vừa phù hợp với môi trường ít nắng trong nhà, vừa là máy lọc không khí tự nhiên là trầu bà, lưỡi hổ, cỏ lan chi, lan ý, hồng môn...
Máy lọc không khí
Với những căn phòng kín, làm sạch không khí bằng các biện pháp tự nhiên là điều không dễ, gia chủ có thể sử dụng máy lọc không khí như một giải pháp thay thế.
Máy lọc không khí có khả năng lọc bụi bẩn, mùi hôi, khí độc hại lơ lửng thông qua các lớp lọc bụi, loại bỏ tác nhân gây dị ứng, nấm mốc, nhờ công nghệ tạo ion.
Không khí trong phòng dễ chịu hơn nhờ máy lọc không khí MC70MVM6 của Daikin. Máy có cấu tạo phin lọc 6 lớp giúp phân hủy và loại bỏ các chất gây hại. Tùy vào diện tích phòng mà thời gian lọc khí cho toàn bộ căn phòng có thể kéo dài từ 6 phút đến 17 phút.
Thắp nến và tinh dầu
Nghiên cứu từ Đại học Weber State (Mỹ), cho thấy tinh dầu như quế, cam, chanh sả, hương thảo, húng tây, chanh bưởi, đinh hương... có thể tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.
Nến sáp ong làm ion hóa không khí và trung hòa các hợp chất độc hại. Nến cháy chậm, không có khói và mùi hương nên không cần phải thay thường xuyên, hữu ích cho bệnh nhân hen và loại bỏ chất gây dị ứng phổ biến như bụi từ không khí.
Lắp điều hòa có chức năng làm sạch không khí và cân bằng hay khử ẩm
Ngoài chức năng làm mát, hiện nay, nhiều máy điều hòa thế hệ mới còn kháng khuẩn, khử mùi và làm sạch không khí. Ví dụ một số dòng máy điều hòa của Daikin đang bán chạy có thể lọc không khí hiệu quả nhờ trong dàn lạnh lắp sẵn phin lọc Apatit Titan hoặc Enzyme Blue có khả năng khử mùi và loại bỏ các chất gây dị ứng; phin lọc bụi mịn PM2.5 có thể loại bỏ các hạt bụi mịn siêu nhỏ có kích thước khoảng 2.5 micromet trong không khí.
Để đạt được hiệu quả sử dụng lọc cao nhất, kỹ sư Hoàng Tiến Thành khuyến cáo nên vệ sinh phin lọc 6 tháng một lần (đối với phin lọc Enzyme Blue hoặc Apatit Titan), riêng phin lọc PM2.5 không vệ sinh mà nên thay mới, cũng 6 tháng một lần.
Máy điều hòa Inverter FTKC hoặc ATKC của Daikin lắp sẵn phin lọc Apatit Titan 5 trong dàn lạnh, giúp không khí căn phòng trong lành. Máy còn được trang bị cảm biến độ ẩm. Sau khi tắt máy, trong vòng một giờ, quạt sẽ hoạt động giúp loại bỏ những hơi ẩm còn lại bên trong dàn lạnh, ngăn sự phát triển của nấm mốc, mùi hôi và tăng độ bền của máy.
Trong giai đoạn Covid-19 như hiện nay, các bác sĩ khuyên không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, mà hãy bật trên 27 độ C.
Theo tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, đặc tính chung của nCoV là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C. Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, virus có thể sống trong giọt bắn của người bệnh. Nếu nhiệt độ thấp, thời gian sống của nCoV lên đến vài giờ. Trong môi trường vừa có nắng vừa nhiệt độ cao, thì chỉ trong 3-5 phút, virus có thể bị tiêu diệt, nguy cơ lây nhiễm giảm đi nhiều.
Hoàng Anh
Chuyên gia chỉ ra 4 lưu ý không thể sót khi vệ sinh nhà cửa mùa dịch mà các bà nội trợ phải lưu tâm Chuyên gia dọn dẹp đã chia sẻ các bước giúp mọi người có thể làm để giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ. Cô đề nghị, luôn dùng xà phòng có nhiệt độ ấm vệ sinh trước khi dùng chất tẩy rửa chuyên dụng, lưu ý làm sạch các loại giẻ, bọt biển và bề mặt tiếp xúc của hàng loạt thiết bị...