Đây là những bức ảnh nhói lòng khiến Trump “dội bão lửa” vào Syria
Theo Washington Post, loạt ảnh nhói lòng về những em bé Syria đã thiệt mạng hoặc đang gào khóc sau một vụ tấn công hóa học tại tỉnh Idlib của Syria đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump quay ngoắt thái đội với chính quyền Assad và ra lệnh dội “ mưa tên lửa” vào nước này.
Hai thiếu niên Syria cầm những bức ảnh chụp các nạn nhân trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đã giết chết ít nhất 86 người, trong số đó có 30 trẻ em hồi đầu tháng này, tham gia biểu tình vào ngày 7.4
Báo Mỹ Washington Post cho biết, chỉ 54 giờ sau khi nhìn thấy những bức ảnh trên, ông Trump đã thay đổi lập trường về Syria, kêu gọi Tổng thống Assad phải ra đi đồng thời ra lệnh oanh tạc vào một căn cứ quân sự của nước này.
Bản thân ông Trump cũng chia sẻ rằng, những bức ảnh đó đã “tác động mạnh mẽ đối với tôi, rất mạnh” và vụ tấn công hóa học “đã vượt qua rất nhiều, rất nhiều lằn ranh, vượt qua cả lằn ranh đỏ”.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cầm những bức ảnh về các nạn nhân bị tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuần này.
Trên thực tế, ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên của Mỹ bị những hình ảnh trên truyền thông tác động, dẫn tới những quyết định bước ngoặt về chính sách đối ngoại.
Sau cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh năm 1991, loạt ảnh người Kurd chạy trốn “mưa bom bão đạn” đã tác động đến Tổng thống Mỹ khi đó là George H.W. Bush khiến ông thiết lập vùng cấm bay và các khu tị nạn ở phía Bắc Iraq nhằm bảo vệ người Kurd.
Tương tự, những hình ảnh người dân Somalia đang chết dần chết mòn vì nạn đói và chiến tranh đã dẫn tới quyết định đưa quân vào Somalia năm 1992 của ông Bush. Ngoài ra, loạt ảnh chết chóc vì chiến sự khốc liệt ở Bosnia và Kosovo đã thuyết phục Tổng thống Bill Clinton can thiệp vào các khu vực này lần lượt vào năm 1995 và 1999.
Tuy nhiên, Washington Post cảnh báo, sự can thiệp của Mỹ vào Syria và lời yêu cầu Tổng thống Assad phải ra đi của chính quyền Trump có thể khuyến khích những kẻ chống đối tìm cách làm hại dân thường, đồng thời làm phức tạp và kéo dài thêm cuộc chiến ở Syria.
Video đang HOT
Theo Danviet
Không phải S-300, S-400 Nga kém cỏi, mà là Mỹ đã tính rất kỹ khi chọn Tomahawk tấn công Syria
Trên lý thuyết, Mỹ có nhiều phương án để tấn công căn cứ không quân Syria.
Không phải S-300, S-400 Nga kém cỏi, mà là Mỹ đã tính rất kỹ khi chọn Tomahawk tấn công Syria
Tại sao Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa Tomahawk?
Có nhiều người quen đã đặt ra câu hỏi này cho tôi và tôi xin trả lời thuần túy về mặt kỹ thuật và chiến thuật. Nhưng những vấn đề kỹ thuật và chiến thuật lại phụ thuộc vào mục đích chính trị.
Trước hết, thời điểm Mỹ tấn công vào Syria là Mỹ đã tìm được cớ: Cái gọi là chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.
Thứ hai, đây là chiến dịch quân sự đầu tiên của Donald Trump. Thứ ba, Tập Cận Bình đang ở thăm Mỹ. Thứ tư, chính quyền tiền nhiệm của Mỹ đã cay đắng nhìn Liên quân Nga - Syria đánh phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn.
Mỹ phải đánh Syria để dằn mặt Nga, thăm dò thái độ Trung Quốc thông qua Tập Cận Bình đang ở Mỹ, răn đe Triều Tiên và có thể còn có mục tiêu làm thay đổi giá dầu và xem xét phản ứng của thị trường chứng khoán.
Bộ Quốc phòng Mỹ công bố video quân đội Mỹ phóng tên lửa hành trình vào Syria sau khi Tổng thống Donald Trump phát lệnh tấn công tối 6/4 (theo giờ Mỹ)
Cá nhân Trump chưa chắc đã muốn gây căng thẳng với Nga vì trong vận động bầu cử, Trump đã bày tỏ thái độ muốn hòa hoãn với Nga và đã bị chỉ trích sau khi trúng cử, Mỹ đã thông báo cho Nga về ý định tấn công Syria.
Nhưng chúng ta thừa biết, Trump cũng chỉ là người ra mặt trên sân khấu chính trị, còn người nhắc vở vẫn ở sau cánh gà. Vì những mục tiêu trên nên chiến dịch tấn công Syria phải được các nhà quân sự Mỹ tính toán kỹ và bảo đảm toàn thắng theo một nghĩa nào đó.
Phương án tối ưu
Mỹ có nhiều phương án để tấn công căn cứ không quân Syria. Đây là mục tiêu diện nên việc tấn công không có gì khó khăn. Nhưng Mỹ có thể chọn 3 phương án chính để tấn công căn cứ không quân Syria:
Nếu tấn công Syria, máy bay ném bom Mỹ dễ trở thành "mồi ngon" cho phòng không Syria?
Phương án 1: Dùng máy bay ném bom như Nga vẫn đang dùng để tấn công IS và phe đối lập.
Đây là phương án hiệu quả nhất xét về mặt phá hủy mục tiêu và chi phí cho chiến dịch, nhưng Mỹ đã không chọn vì máy bay Mỹ dễ trở thành mục tiêu bắn hạ của hệ thống phòng không Syria mà chưa chắc đã cần đến sự hỗ trợ của các hệ thống phòng không hiện đại của Nga như S-300, S-400;
Phương án 2: Tấn công bằng tên lửa đạn đạo, đây là loại vũ khí có uy lực rất lớn, đặc biệt là khi tấn công mục tiêu diện, nhưng Mỹ đã không dùng vì việc dung nó sẽ đẩy xung đột lên một cấp độ mới và Mỹ chắc chưa muốn chọc tức Nga ở mức độ đó.
Hơn nữa, tên lửa đạn đạo vẫn có thể bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng không hiện đại Nga - Syria như S-300, S-400.
Tàu ngầm hạt nhân Ohio của Mỹ phóng tên lửa đạn đạo Trident.
Phương án 3 sử dụng tên lửa hành trình, đây là loại tên lửa có độ chính xác cao dùng để tiêu diệt mục tiêu điểm nhưng Mỹ buộc phải dùng cho mục tiêu diện - căn cứ không quân nên xét về mặt hiệu quả là không cao, hơn nữa đây là loại tên lửa rất đắt vì giá xuất xưởng đã hơn 1,5 triệu USD một quả (ngoại trừ Mỹ sử dụng tên lửa quá hạn).
Tại sao Mỹ phải làm thế?
Vì với địa hình sa mạc tương đối bằng phẳng như Syria thì việc sử dụng tên lửa hành trình bay thấp là phương án cho dù không hiệu quả và tốn kém nhưng đảm bảo chắc chắn thành công.
Khoảnh khắc quay chậm tên lửa Tomahawk phá hủy mục tiêu
Ý nghĩa của chiến dịch này mang tính chính trị nhiều hơn quân sự nên Tomahawk là lựa chọn tối ưu. Nếu Nga và Syria không bố trí trận địa pháo khòng không tầm thấp và rất thấp hay mai phục bằng súng bộ binh như bài trước tôi đã nêu thì Tomahawk bay vào Syria như vào chỗ không người.
Điều đó không phải do yếu kém của hệ thống phòng không hiện có của Syria hay của Nga ở Syria mà đơn giản Tomahawk đã chọn được kẽ hở ngoài tầm tác chiến của các loại tên lửa phòng không hiện có.
Có người hỏi tôi nếu thế, Mỹ dùng Tomahawk đánh vào Nga thì sao? Câu hỏi này là hỏi cho vui thôi, thực chất Mỹ và Nga đều chưa muốn xung đột xảy ra trên lãnh thổ của nhau. Nhưng nếu có tình huống đó thì Nga vô hiệu hóa ngay lập tức vật chủ của Tomahawk, cụ thể là tàu phóng.
Ngoài ra, Nga còn có các hệ thống pháo phòng không tự hành như ZSU-23 hay 12 ly 7 có thể bắn mục tiêu ở góc âm.
(Theo Soha News)
Hàn Quốc khẳng định Mỹ không đơn phương tấn công Triều Tiên Quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói Mỹ sẽ không hành động quân sự đơn phương nhằm vào Triều Tiên nếu không có sự hợp tác chặt chẽ từ Seoul. Lính Triều Tiên chụp ảnh phía Hàn Quốc tại khu phi quân sự. Ảnh: Reuters "Nếu có bất cứ hành động quân sự nào, nó đều được thực hiện theo tinh thần...