Đây là người phụ nữ Việt Nam tài giỏi đến mức từng khiến nam giới phải “uốn lưỡi” kỹ trước khi nói chuyện!
Hồi đó nam giới nào được tiếp xúc với bà đều lấy làm vinh hạnh.
Nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam, xuất thân trong gia đình danh giá
Bà Hoàng Thị Nga sinh năm 1903, trong một gia đình gia thế ở làng Đông Ngạc, tổng Minh Cảo, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Cầu Đơ (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tiên tổ bà là ông Hoàng Nguyễn Thự, đỗ Tiến sĩ đệ tam giáp khoa Đinh Mùi (1787). Thân phụ bà là ông Hoàng Huân Trung, Cử nhân Khoa Quý Mão (1903), sau làm đến Tri phủ Phú Thọ, trí sĩ với hàm Tổng đốc, Hội trưởng Hội Khai trí Tiến đức, dân gian gọi là Cụ Thượng Hoàng.
Anh em của bà cũng có nhiều người là người tri thức, chẳng hạn như ông Hoàng Cơ Nghị, cử nhân khoa Vật Lý học, giáo sư Trường trung học Bảo hộ.
Chân dung bà Hoàng Thị Nga – Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam.
Thuở nhỏ, bà Nga học tại trường n.ữ sin.h tiểu học Pháp-Việt Ecole Brieux (địa chỉ cũ ở số 51 và 53 phố Jules Ferry, còn gọi là phố Hàng Trống, sau chuyển về số 29 phố Takou, còn gọi là phố Hàng Cót, nay là trường THCS Thanh Quan) tại Hà Nội. Sau đó bà học tại trường Sư phạm n.ữ sin.h người Việt (École Normale des Institutrices annamites, nay là trường THCS Trưng Vương) ở phố Hàng Bài (tên chính thức là Đại lộ Đồng Khánh).
Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, bà dạy học ở Đáp Cầu (Bắc Ninh) một thời gian. Sau đó, bà theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm (École Supérieure de Pédagogie). Tháng 8/1928, bà theo học tại khoa Khoa học (Faculté des sciences) thuộc Đại học Paris (nay là Đại học Sorbonne). Năm 1931, bà lấy được bằng Cử nhân.
Ngày 19/3/1935, bà bảo vệ thành công luận án bằng Tiến sĩ Khoa học vật lý (Docteur ès sciences physiques) với nhan đề “Tính chất quang điện của các chất hữu cơ” (Propriétés photovoltaques des substances organiques). Bà cũng trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đạt được học vị Tiến sĩ khoa học.
Trang bìa luận án bằng Tiến sĩ của bà Hoàng Thị Nga
Ngày 1/7/1935, tờ Tạp chí Khoa học số 97 ra một bài viết về bà Nga với tựa đề: “Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa vật lý học”. Nói về bài luận của bà Nga, tờ báo này viết: “Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sĩ vào ưu hạng.
Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam. Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard”.
Bài báo về bà Hoàng Thị Nga trên tờ Tạp chí Khoa học số 97 ngày 1/7/1935
Cách đây nhiều năm, trên tạp chí Xây dựng Đảng, GS Hoàng Xuân Sính (chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long) cũng đã nhắc đến TS Hoàng Thị Nga. Bà cho biết: “Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sĩ ‘Tây học’ là bà Hoàng Thị Nga, tiến sĩ Vật lý – một ngành học khó với phụ nữ. Bà được Toàn quyền Pháp Đờ-cu, đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương tiếp lúc mới từ Pháp về sau khi đỗ tiến sĩ.
Hồi đó nam giới người nào được tiếp xúc với Hoàng Thị Nga đều lấy làm vinh hạnh và cũng phải chuẩn bị trước lời ăn va tiếng nói để không hở ra những câu kém tri thức làm hổ thẹn đấng mày râu! Ngoài một số ít ỏi phụ nữ có bằng cấp ra, ta còn có một số những nữ văn sĩ và thi sĩ được biết trong văn học. Trí thức nữ thời đó cũng chỉ có vậy, không nhiều hơn thời phong kiến là bao”.
Theo một số nguồn tài liệu, bà Hoàng Thị Nga từng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học (một số nguồn là trường Cao đẳng Khoa học). Bà giữ chức vụ trong một thời gian ngắn, sau đó quay về Pháp sinh sống. Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào mà tên tuổ.i TS Hoàng Thị Nga mất hút hoàn toàn trong lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam.
Khi các bệnh nhân ung thư định nghĩa về "chữ K" trong cuộc đời mình: Có câu chuyện nghe xong chỉ muốn khóc!
Khi nhắc đến ung thư, mọi người thường mường tượng về những chuỗi ngày dài mệt mỏi sống cùng bệnh tật, tinh thần và sức khỏe kiệt quệ.
Video đang HOT
Nhưng với "Happy K", lần đầu tiên chúng ta được nghe về một lăng kính khác của các "chiến binh", của gia đình và những người đồng hành cùng họ.
Tháng 1 năm 2020, "Nữ hoàng khởi nghiệp" Trương Thanh Thủy (Thủy Muối) dừng chân ở tuổ.i 35 sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư, nhưng Salt Cancer Initiative (SCI) - Tổ chức Sáng kiến ung thư Muối do chị sáng lập vẫn bền bỉ đồng hành cùng bệnh nhân cho đến ngày hôm nay.
Chiến binh K và người thân cùng nói về "chữ K" của cuộc đời mình
Tháng 10 - Tháng nâng cao nhận thức về ung thư vú đồng thời cũng là tháng tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, SCI đã ra mắt bộ ảnh "HAPPY K" - dự án đặc biệt nằm trong khuôn khổ chương trình "5000 Bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ đồng hành cùng bệnh nhân ung thư 2024", để kể lại những câu chuyện cảm động của bệnh nhân thông qua góc nhìn nghệ thuật.
Xoay quanh câu hỏi đầy ý nghĩa: "Chữ K hạnh phúc của bạn là gì?", bộ ảnh Happy K với "K" không chỉ là viết tắt của "ung thư", mà còn mang nhiều ý nghĩa tích cực khác như: "Khoẻ mạnh, Kết nối, Kiên cường, Kỷ luật, Khát vọng...". Mỗi bức ảnh mang tới các góc nhìn khác nhau về cuộc sống của bệnh nhân ung thư - tình yêu, gia đình, bạn bè, công việc, và cả những đam mê vẫn đang rực cháy.
Bộ ảnh Happy K không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bên ngoài, mà còn mang tới những câu chuyện đời thực của bệnh nhân ung thư với mong muốn truyền tải thông điệp "Bạn không phải chiến đấu với ung thư một mình". Bằng cách sử dụng kỹ thuật thể hiện hình ảnh qua ống kính góc rộng - 'fisheye lens', bộ ảnh Happy K làm nổi bật chủ thể trung tâm với nhân vật chính không chỉ là bệnh nhân ung thư, mà còn là những người thân yêu và những mối quan hệ đang xoay quanh họ trong cuộc sống, giúp khắc họa sâu hơn về bệnh nhân và đưa người xem vào chính hành trình cảm xúc của chủ thể.
Những nhân vật tham gia và dự án, chụp ảnh và kể câu chuyện "chữ K" của chính mình
Thông qua bộ ảnh truyền cảm hứng, SCI không chỉ tôn vinh những người đã và đang mạnh mẽ vượt qua bệnh tật, mà còn trân trọng sự đồng hành của những người thân yêu luôn bên cạnh bệnh nhân, tiếp thêm động lực và lan tỏa yêu thương.
Current Time0:01
/
Duration8:47
HD
auto
Những "chiến binh K" và người thân của họ trải lòng về hành trình của mình - Clip" Lan Anh
"Keo sơn" và "Anh, em cảm ơn anh rất nhiều!"
Góp mặt trong bộ ảnh HAPPY K, Cô Nguyễn Huế Phượng (67 tuổ.i), chú Phạm Văn Hai (71 tuổ.i) là cặp vợ chồng lớn tuổ.i đã cùng nhau nhiều năm điều trị căn bệnh ung thư vú. Khi nói đến "Chữ K hạnh phúc" của riêng mình, cô Phương rạng rỡ nói về từ "Keo sơn": "Cả những niềm đam mê của chú, mà chú từng cống hiến cho nó, chú cũng từ bỏ hết để đồng hành cùng cô trên hành trình chữa trị", cô Phượng chia sẻ.
Cuối năm 2015, sau một lần đi khám sức khỏe tổng quát, cô Phượng bàng hoàng khi nhận kết quả mình bị ung thư vú. Chú Phạm Văn Hai khi ấy đang có một công việc rất tốt, công việc đã gắn bó với đam mê của chú từ nhiều năm qua. Phải mất đến nửa năm cân nhắc, cuối cùng chú đã quyết định gác lại công việc để toàn tâm toàn sức đồng hành cùng vợ trong hành trình này.
"Chú mất nửa năm để suy nghĩ về đam mê, về công việc, cuối cùng chú tự hỏi người ở với mình lâu dài là ai, đó là vợ mình, nên chú quyết định xin nghỉ", chú Hai tâm sự.
Hai vợ chồng già dìu nhau đi đi về về bệnh viện, có những lần tái khám hoặc phải vào thuố.c điều trị, cả hai đến từ 2-3 giờ sáng để lấy số thứ tự, chờ đến 7 giờ sáng để được khám. Bất cứ lúc nào cô Phượng đi, chú Hai đều ngồi ở hàng lang bệnh viện, có khi chờ đợi vợ điều trị tận 6 giờ đồng hồ, chú vẫn không "rời vị trí" nửa bước.
"Trong cuộc sống mặc dù có lúc thăng trầm, không phải lúc nào cũng dịu dàng với nhau được, có những lúc cô nóng nảy, nói nặng lời nhưng chú đều bỏ qua hết cho cô, không có bắt lỗi", nói đoạn, cô Phượng lại quay sang nhìn chồng: "Anh, em cảm ơn anh rất nhiều..."
Trong quá trình hóa trị, cô Phượng chịu nhiều đau , nôn mửa liên tục. "Đó là ý chí kiên cường mà chính chú phải phục vợ mình. Nhiều đêm nằm suy nghĩ, thôi mình cố gắng bên bà xã để trị cho hết bệnh, chú mong cô bên chú suốt cuộc đời, càng lâu càng tốt, lúc nào chú cũng nghĩ như vậy. Thỉnh thoảng chú còn nói với vợ: Không có bà chắc tôi buồn lắm..."
"Keo sơn" không chỉ là khi chú kiên nhẫn chờ cô suốt 6 tiếng ngoài phòng phẫu thuật, là những chuyến xe đưa cô đi hóa trị, tái khám, vật lý trị liệu, và theo cô vào tất cả các lớp yoga của SCI để cô không cảm thấy ngại, luôn đồng hành cùng cô trên mọi hành trình chữa bệnh. "Nhiều khi cô cũng thấy ái ngại, nhưng thấy chú cũng chẳng nề hà bất cứ điều gì" - cô chia sẻ trong hạnh phúc. Với cô, trong chữ "Keo sơn" ấy chắc chắn phải có rất nhiều "Kiên nhẫn" - cảm xúc vỡ oà khi cô quay sang nói lời cám ơn với người bạn đời của mình.
Tình yêu và tình nghĩa đã tô lại cho chữ "K" của cô Phượng gam màu tươi sáng, hạnh phúc. Câu chuyện của cô Nguyễn Huế Phượng và chú Phạm Văn Hai tiếp thêm cho chúng ta biết bao hy vọng và niềm yêu đời. Qua lăng kính, SCI muốn đưa các bạn cùng ngắm nhìn câu chuyện về đời sống của một chiến binh ung thư với một góc nhìn khác, đẹp màu sự sống và rực rỡ tình yêu.
"Mẹ ơi đừng sợ"
Cùng mẹ trải qua giai đoạn điều trị ung thư đầy khó khăn khi mới chỉ là một c.ô b.é tuổi dậy thì, chữ K mà Hoa hậu Đoàn Thiên Ân chia sẻ qua bộ ảnh là "Không sợ hãi". "Bởi Ân tin rằng khi chúng ta không sợ hãi để đối mặt bằng lòng dũng cảm và sự tích cực, giá trị của niềm tin và khát vọng sẽ phát huy sức mạnh, mở ra hy vọng mới về một tương lai tươi sáng đầy tình yêu thương. Tương lai ấy được dệt nên từ chính thái độ của chúng ta hôm nay" - Thiên Ân chia sẻ.
Sẽ có những lúc u uất, sẽ có những lúc khóc, sẽ có những lúc nhìn được nỗi sợ của mẹ khi mẹ không biết sẽ sống được bao lâu với Ân nữa, nhưng cô luôn động viên mẹ đừng-sợ-hãi.
Hành trình đối mặt với căn bệnh ung thư cùng mẹ không làm Thiên Ân ngừng mơ ước. Trái lại, nó thổi bùng lên trong cô ngọn lửa khát vọng, giúp Thiên Ân sống với niềm tin mạnh mẽ và khát khao được cống hiến, chia sẻ với những người đã và đang phải đối mặt với ung thư. Bằng tất cả sự thấu hiểu và yêu thương, Thiên Ân mong câu chuyện và tiếng nói của mình sẽ góp phần đồng hành và lan tỏa tinh thần tích cực tới cộng đồng bệnh nhân ung thư
Kiên định, kỷ luật và.... kệ nó!
Với chú Nguyễn Ngọc Huấn, một bệnh nhân ung thư thận đã 10 năm, nhưng chú chưa bao giờ từ bỏ và luôn hoàn thành những mục tiêu của mình một cách Kiên định, Kỷ luật nhất.
Mỗi ngày, chú đều cố gắng đạp xe đến 30 - 40km, hơn hết còn đi bộ 2 tiếng và vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe, về cả thể chất lẫn ý chí và tinh thần. Không chỉ chiến đấu một mình, mỗi cuối tuần chú Huấn cũng đến lớp yoga của SCI để tập cùng các "đồng bệnh" để có thể cùng nhau chia sẻ, kết nối, mang lại những điều tích cực hơn cho cuộc sống của mình.
"Chú từng bị thận, rồi bây giờ là ung thư, chú luôn nói với những người cùng hoàn cảnh là sống làm sao thì sống, tinh thần phải thong thả thoải mái. Đừng sợ hãi cái bệnh này, nó không chấp nhận sự sợ hãi. Kệ nó, mình lỡ vướng cái bệnh này rồi thì cứ kệ. Cứ bắt tay nó ôm hôn nó rồi nó sẽ không... cắn mình đâu", chú Huấn hài hước khi nói về cách mình vượt qua bệnh K chỉ với một tâm thế thoải mái nhất có thể.
Kiên cường - Khám Phá - Kết Nối và Không từ bỏ chính mình
Đó là những "chữ K" khác của các chiến binh và người đồng hành cùng chiến binh K.
Chữ K hạnh phúc riêng của cô Phạm Thị Thao - Bệnh nhân ung thư vú (50 tuổ.i) là "Khám phá" bởi sau khi mắc ung thư lần đầu tiên cô cầm cọ vẽ là tại lớp vẽ miễn phí dành cho bệnh nhân ung thư của SCI: "Nếu không bị bệnh, có lẽ tôi sẽ không bao giờ nghĩ mình có thể vẽ", cô Thao chia sẻ. Sau khi biết mình mắc bệnh, cô cũng thường xuyên đi du lịch để khám phá những vùng đất mới. Cứ 2 tháng sẽ lên lịch để đi biển 1 lần.
Chị Trương Thị Mỹ Tiên thì tìm thấy "Kiên cường" qua những cuộc trò chuyện thân mật, tiếp xúc với những người tích cực và làm những hành động tích cực như sinh hoạt với SCI. Từ một bệnh nhân, chị trở thành tình nguyện viên trong tổ chức chỗ trợ các bệnh nhân ung thư khác của SCI, đưa cánh tay mình ra để kéo lấy những bệnh nhân ung thư khác về phía ánh sáng. Những điều tốt đẹp mang đến sức mạnh to lớn giúp chị như quay lại những năm trước khi bị bệnh. "Ngày trước chị đâu dám nhảy mấy bài hiphop đâu, giờ chị nhảy luôn!"
Kiên cường - Chị Trương Thị Mỹ Tiên (Bệnh nhân K vú)
Từ bước ngoặt bất ngờ - bệnh ung thư, chị Tiên tìm lại chính mình, tìm thấy những cái mình dám làm. Bộ ảnh với SCI là lần đầu tiên chị chụp hình với xương rồng, trước đây thì chị sợ nó làm mình bị thương đấy, nhưng giờ thì không! Chân dung người phụ nữ kiên cường một cách đầy dịu dàng, tính nữ được khắc hoạ trong bức ảnh của SCI, hy vọng sẽ là niềm động lực cho các bệnh nhân nữ ngoài kia thêm kiên cường trên hành trình này.
"Khám phá những giá trị sống, những sự kết nối với gia đình, bạn bè, với các tổ chức xã hội như SCI" - Cô Nguyễn Cát Tiên hứng khởi chia sẻ về những khám phá của riêng mình trong hành trình đối diện với ung thư.
Khám phá ra những kết nối gia đình mà trước khi bị ung thư, tình cảm này chưa có dịp được bộc lộ rõ. Niềm vui lấp lánh trên đôi mắt cô Tiên khi kể về kỉ niệm "nhờ có ung thư" mà giờ cô được chồng con cưng chiều như em bé trong nhà. Các con cô từ rất ngại dậy sớm tập thể dục thì giờ đây, vì mẹ mà tự rủ nhau dậy sớm, cùng nhau đi bộ từ 6h sáng cho mẹ vui, động viên mẹ rèn luyện sức khoẻ. Những khám phá và kết nối này giúp cô Tiên thay đổi cái nhìn về ung thư, về số phận của một người mắc ung thư. "Nó không đáng sợ nữa, không còn quá khủng khiếp như ngày xưa. Mình cứ tin tưởng: vào bản thân, vào gia đình, vào bác sĩ, tin tưởng rằng mọi điều tốt đẹp sẽ tới".
"Trước đây tôi lười lắm, công việc cứ cuốn mình theo. Nhưng khi bị ung thư, mấy đứa nhỏ cũng chịu khó dậy sớm rồi đi bộ chung với mẹ, có khi đứa lớn nhất cũng đi luôn là thành 5 mẹ con tập thể dục cùng nhau", cô Cát Tiên chia sẻ.
Với anh Trần Minh Hoàng, người từng đồng hành với mẹ trải qua ung thư, nay trở thành giáo viên tình nguyện tại SCI, chữ "K" lần đầu xuất hiện với anh như một dấu ấn buồn đau, nhưng chính mẹ lại là người khơi dậy ánh sáng hy vọng. Mẹ luôn lạc quan nói "Không sao đâu, mẹ sẽ cùng cả nhà vượt qua", chính mẹ là người đã giúp anh nhìn thấy ánh sáng và niềm tin. Đồng hành cùng mẹ 10 năm đi qua ung tư, chữ "K" ý nghĩa với anh là "không từ bỏ chính mình" để đón nhận những "Khởi đầu mới". Khởi đầu hành trình bén duyên với trị liệu chuông xoay, với việc làm thiện nguyện tại SCI, khởi đầu cho những đón nhận mới rộng mở hơn từ tâm thức, sẻ chia giá trị với những người xung quanh.
Anh Trần Minh Hoàng, người từng đồng hành với mẹ trải qua ung thư, nay trở thành giáo viên tình nguyện tại SCI
Bộ ảnh "HAPPY K" không chỉ mang đến một góc nhìn nghệ thuật về "chữ K" và những câu chuyện của các bệnh nhân ung thư, mà còn là một minh chứng cho sự kiên cường và lạc quan của họ với cuộc sống, thông qua mỗi hoàn cảnh, mỗi nụ cười hay mỗi sự kết nối đặc biệt.
Mong rằng với bộ ảnh này, những ai đang trong cuộc chiến với ung thư sẽ cảm nhận được sự động viên khích lệ, và biết rằng "Bạn không phải chiến đấu một mình" trong hành trình này.
Nửa đêm đang ngủ tài khoản bị trừ sạch 1,5 tỷ đồng, người phụ nữ hốt hoảng báo cảnh sát, ngân hàng từ chối giải quyết Nửa đêm, người phụ nữ đang ngủ thì tiề.n trong thẻ ngân hàng đã "không cánh mà bay". Đến khi tỉnh dậy, toàn bộ số tiề.n tiết kiệm trong tài khoản đã mất sạch. Đây là câu chuyện của cô Trương, một phụ nữ ở Trung Quốc vừa diễn ra cách đây không lâu. Tối hôm đó, cô đi ngủ như bình thường...