Đây là người ngăn được chiến tranh Mỹ-Iran, không phải Putin
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa gặp Thủ lĩnh tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm nay 13/6 khi ông tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa Cộng hòa Hồi giáo và Mỹ – đồng minh ruột của Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Cung điện Saadabad ở Tehran, Iran hôm nay 13/6
Trong chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản tới Iran kể từ cuộc cách mạng năm 1979, ông Shinzo Abe cảnh báo Iran và Mỹ có thể bị lún sâu vào một “cuộc xung đột ngẫu nhiên” khi căng thẳng giữa 2 nước và trong khu vực tiếp tục gia tăng.
Cảnh báo của ông Abe được đưa ra chỉ vài giờ sau khi phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn tấn công một sân bay của Ả Rập Saudi bằng một tên lửa hành trình, làm 26 người bị thương.
Cuộc tấn công này chỉ là vụ mới nhất trong làn sóng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của phiến quân Hoithi nhắm vào Ả Rập Saudi – nước đang bị sa lầy trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm qua ở Yemen khiến khoảng 60.000 người thiệt mạng.
Liên minh Hồi giáo Sunni do phương Tây hậu thuẫn đang chống lại phiến quân Houthi ở Yemen cáo buộc cuộc tấn công là bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ của Iran cho cái được họ gọi là “khủng bố xuyên biên giới”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Iran đang đe dọa sẽ tiếp tục làm giàu uranium gần hơn với cấp độ vũ khí nếu các đồng minh châu Âu không cung cấp cho họ các điều khoản mới để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của Mỹ vào ngày 7/7. Chuyến thăm của ông Abe đến Iran là nỗ lực cấp cao nhất để giảm căng thẳng khi Tehran dường như sẵn sàng phá bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã ký với các cường quốc thế giới sau khi chính quyền Trump tuyên bố rút vào năm ngoái.
Vẫn quá sớm để nói liệu chuyến đi của ông Abe có thành công hay không nhưng tại Tehran, Thủ tướng Nhật đã kêu gọi các bên “kiên nhẫn hơn” trên mọi phương diện bởi nếu không mọi thứ có thể vượt tầm kiểm soát.
“Hiện tại căng thẳng đang tăng lên. Chúng ta nên làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn một cuộc xung đột ngẫu nhiên xảy ra và Iran nên đóng vai trò mang tính xây dựng của họ. Có khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên và xung đột quân sự phải được ngăn chặn bằng mọi giá”, Abe nói trong một bài phát biểu trước các nhà báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Về phần mình, ông Rouhani nhắc lại một cảnh báo rằng Iran sẽ trả thù bằng cách “nghiền nát” Mỹ nếu bị tấn công.
“Bất cứ khi nào chiến tranh kinh tế chấm dứt, chúng ta sẽ thấy một sự phát triển rất tích cực trong khu vực và thế giới”, ông Rouhani nói. Máy bay của ông Abe hạ cánh tại sân bay quốc tế Mehrabad của Tehran vào chiều thứ Tư 12/6 và được Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tiếp đón.
Sau đó, ông Abe ngay lập tức gặp ông Rouhani tại Cung điện Sadabad ở phía bắc Tehran. Ông Abe sẽ gặp Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khameini vào thứ năm.
Thủ tướng Nhật Bản được coi là một người thương thuyết cho Tổng thống Trump. Ông Abe vừa mới mời Tổng thống Mỹ đến Nhật Bản vào tháng trước và đang trong quá trình đàm phán với ông về các vấn đề kinh tế.
Hòa bình Trung Đông là điều bắt buộc đối với Nhật Bản, vì Nhật Bản nhập khẩu phần lớn lượng dầu mỏ để thúc đẩy nền kinh tế từ đây. Các mối đe dọa gần đây từ Iran để đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 1/3 lượng dầu được giao dịch qua đường biển đi qua đã gây lo ngại cho Tokyo.
Theo Danviet
Putin sẽ làm gì nếu Mỹ chiến tranh với Iran?
Tổng thống Putin sẽ không muốn bị cuốn vào một cuộc xung đột quân sự giữa Iran và Mỹ nhưng sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và thông tin tình báo cho Cộng hòa Hồi giáo nếu chiến tranh giữa 2 nước trên bùng nổ, theo The Moscow Times.
Tổng thống Putin được cho là sẽ không thể giữ lập trường trung lập nếu chiến tranh giữa Mỹ và Iran bùng nổ.
Các nhà phân tích tin rằng, việc Nga sự tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Mỹ-Iran sẽ rất khó xảy ra khi Tổng thống Putin đã đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng, Iran không nên kỳ vọng quá nhiều vào sự giúp đỡ của Nga.
Tuy nhiên, các nhà phân tích suy đoán rằng phản ứng của ông chủ Điện Kremlin một khi cuộc xung đột toàn diện giữa Iran và Mỹ nổ ra có thể sẽ khác so với những gì ông đã tuyên bố. Nga rõ ràng không có khả năng giữ lâp trường trung lập nếu Mỹ và Iran đi đến chiến tranh, các nhà phân tích nhận định giữa bối cảnh quan ngại xung đột bùng nổ Washington và Tehran.
Theo đó, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nga quyết định thực hiện một bước vượt ra ngoài sự hỗ trợ ngoại giao đơn thuần để bảo vệ lợi ích của nước này ở Trung Đông, bao gồm cả việc hỗ trợ quân sự cho Iran trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Mỹ và Cộng hòa Hồi giáo. Cụ thể, Moscow có thể thực hiện các bước thận trọng nhất định để tăng cường năng lực răn đe của Iran như cung cấp vũ khí và các tài sản quân sự của nước này cho Iran một cách nhanh chóng.
Teheran cũng có khả năng muốn quân đội Nga đóng quân trên lãnh thổ Iran. Cuối cùng, Nga có thể cung cấp cho Iran thông tin tình báo trước hoặc trong thời gian nổ ra chiến tranh với Mỹ.
Lý do là, chính sách Trung Đông của Nga được đánh dấu bằng các hành động cân bằng nhằm đảm bảo vai trò của đất nước này trong khu vực, theo The Moscow Times.
Sự sụp đổ của Cộng hòa Hồi giáo Iran được nhận định là có thể làm suy yếu khả năng cân bằng của Moscow ở khu vực Trung Đông. Nó có khả năng làm tê liệt chính sách của Nga ở Syria bằng cách trao thêm sự tự do hành động cho các nhóm đồng minh của Mỹ ở nước này, làm suy yếu thêm chính phủ Assad vốn đang phục hồi nhanh chóng.
Đồng thời, Nga và Iran đã tạo ra một liên minh nhằm chống lại các mối đe dọa chung, bao gồm Mỹ. Đặc biệt, một cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu vào Iran sẽ mở đường cho kiến trúc an ninh do Mỹ đứng đầu ở Trung Đông, cung cấp cho Washington đòn bẩy lớn. Tất cả những điều trên mở ra nền tảng cho những suy đoán về lập trường của Moscow trong cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra giữa Iran và Mỹ.
Mặc dù Moscow có thể thu lợi về tài chính từ một Iran bị cô lập về chính trị nhưng sự sụp đổ về địa chính trị từ sự thay đổi chế độ ở Teheran sẽ gây ra những thiệt hại vượt xa đáng kể lợi ích kinh tế tiềm năng.
Đặc biệt, một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Tehran và Washington có thể dẫn đến sự huy động quân sự lớn của Mỹ - một thách thức địa chính trị đe dọa đến lợi ích của Nga ở Trung Đông. Moscow đã đổ lỗi cho Mỹ vì đã kích động Iran và thể hiện sự phản đối việc Mỹ thắt chặt áp lực đối với chương trình quốc phòng của Tehran bằng cách công nhận quyền lợi quốc phòng hợp pháp của Iran.
Nhìn chung, Moscow rõ ràng không có ý định bị cuốn vào một cuộc xung đột quân sự giữa Iran và Mỹ và theo đó họ sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để giảm thiểu rủi ro trong cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai cường quốc.
Nga được cho là không phải là người thay đổi cuộc chơi, cũng không có khả năng xoay chuyển tình thế chiến tranh, nhưng họ chắc chắn có thể tạo ra những trở ngại khá lớn cho những nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Những lựa chọn trên của Nga sẽ khiến cho cuộc phiêu lưu của Mỹ ở Iran phức tạp hơn nhiều.
Theo Danviet
Động thái trái ngược của Mỹ, Iran trước bờ vực chiến tranh Trong khi Mỹ tăng cường các lực lượng quân sự, phô trương sức mạnh "cơ bắp" giữa nguy cơ chiến tranh với Iran thì Cộng hòa Hồi giáo lại có bước tiếp cận tích cực khi đẩy mạnh ngoại giao khu vực. Iran và Mỹ có những động thái trái ngược nhau trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước leo thang thổi...