Đây là ngôi làng tự cách ly ngăn bệnh dịch hạch cứu hàng nghìn người
Câu chuyện về Eyam, một ngôi làng ở Derbyshire, nước Anh tự cô lập, cách ly để ngăn chặn sự bùng phát của bệnh dịch hạch ở thế kỷ 17, cứu hàng nghìn người ngày nay vẫn được nhắc đến như là một trong những ví dụ về “ hàng rào bao vây dịch bệnh” sớm nhất trên thế giới.
Làng Eyam ngày nay.
Trong thời gian dịch bệnh, các cộng đồng buộc phải cách ly để ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh nghiêm trọng.
Ngôi làng nhỏ nằm ở Derbyshire, nước Anh là một trong những cộng đồng buộc phải hy sinh để ngăn sự bùng phát của bệnh dịch hạch vào thế kỷ 17.
Động thái này từ ngôi làng đã ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh và có khả năng cứu sống hàng nghìn người khác ở các khu vực xung quanh.
Tháng 9/1665, một thợ may tại làng Eyam đã nhận được một lô vải lớn để chuẩn bị cho lễ hội sắp tới.
Nhưng lô hàng đến từ London bị ẩm và trở thành nơi ẩn náu của hàng nghìn con bọ chét mang mầm bệnh chết người.
Trợ lý của thợ may, một người đàn ông tên là George Viccars đã mang vải ẩm đi phơi khô và không may nhiễm bệnh.
Sau vài ngày, Viccars trở thành nạn nhân đầu tiên tử vong vì bệnh dịch hạch. Căn bệnh sau đó lan khắp phần còn lại của ngôi làng và đến cuối năm đó, 41 dân làng chịu chung số phận với Viccars.
Video đang HOT
Dấu tích của trận dịch hạch năm xưa vẫn còn ở làng Eyam
Vào mùa xuân năm sau, nhiều người dân trong làng muốn bỏ làng ra đi để tránh nguy cơ nhiễm căn bệnh hiểm nghèo nhưng làm như vậy, có khả năng bệnh dịch sẽ lây lan sang các khu vực khác.
Mục sư mới được bổ nhiệm William Mompesson muốn ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh đã đưa ra quyết định khó khăn khi đặt Eyam dưới sự cô lập.
Tháng 6/1666, mục sư Mompesson tuyên bố với dân làng rằng, Eyam sẽ tự phong tỏa với phần còn lại của thế giới. Không ai được phép vào hoặc ra khỏi làng. Người dân trong làng bất đắc dĩ chấp nhận hy sinh để dịch bệnh không lan rộng hơn nữa.
Những tảng đá lớn được đặt xung quanh ngôi làng để đánh dấu “hàng rào bao vây dịch bệnh” và không ai được phép vượt qua nó.
Nguồn cung cấp thực phẩm và thuốc men được chuyển từ các khu lân cận đến những tảng đá này. Người dân cũng để lại tiền tại các tảng đá để trả tiền thực phẩm, thuốc men.
Tháng 8/1666, có đến 5 hoặc 6 người ở Eyam tử vong mỗi ngày vì sức nóng của mùa hè khiến bọ chét hoạt động mạnh hơn dẫn đến việc bệnh dịch hạch càng nghiêm trọng hơn. Vợ của mục sư Mompesson, Catherine cũng qua đời vào thời điểm này ở tuổi 27.
Trong cùng tháng đó, một cư dân tên là Elizabeth Hancock không bị nhiễm bệnh nhưng đã buộc phải chôn cất 6 người con và chồng mình trong 8 ngày liên tiếp. Riley Graves, được đặt tên theo trang trại gia đình họ sống, đến nay vẫn nằm ở ngoại ô ngôi làng và được bảo vệ như một di sản.
Ảnh mô tả một phụ nữ kéo thi thể người thân bị bệnh đi chôn cất.
Bất chấp những đau thương, mất mát mà dân làng Eyam phải đối mặt mỗi ngày, họ vẫn kiên định không rời đi.
Sau mùa hè chết chóc, số ca mắc bệnh dịch hạch đã giảm đáng kể và đến đầu tháng 11, căn bệnh này biến mất khỏi ngôi làng Eyam, trả lại cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây.
Ngôi làng hiện đang quảng bá chính mình là làng dịch hạch để làm du lịch và đã đón rất nhiều người đến tham quan hàng năm.
Theo danviet.vn
Bloomberg: Vì một thế giới không Covid-19, hãy ngừng... hôn nhau!
Nhiều chuyên gia dịch tễ học cho rằng việc hạn chế tiếp xúc cơ thể có thể làm chậm quá trình lây lan dịch bệnh Covid-19.
Ảnh minh họa
Vào năm 1439, Vua Henry VI của Anh đã ban hành lệnh cấm hôn nhau nhằm chống lại bệnh dịch hạch đang hoành hành khắp cả nước.
Ngày nay, khi cả thế giới đang tìm cách chống lại dịch Covid-19, một số quan chức y tế cũng cho rằng mọi người nên giảm thiểu những hành động tiếp xúc thân mật nhằm tránh sự lây lan của dịch Corona.
Nhiều chuyên gia dịch tễ học cho rằng việc hạn chế tiếp xúc cơ thể có thể làm chậm quá trình lây lan dịch bệnh Covid-19, vốn đã khiến hơn 2.700 người thiệt mạng và lây cho hơn 80.000 người trên thế giới. Các chuyên gia cũng khuyến cáo thói quen chào hỏi nhau bằng những cái ôm hôn tại các nước Phương Tây như Mỹ. Thậm chí việc đập tay nhau ăn mừng hay hôn lên má thân mật chào hỏi tại Pháp và Italy cũng bị khuyến cáo là nên hạn chế.
"Rõ ràng nếu virus đang lây lan trong cộng đồng của bạn thì đây là một giải pháp khôn ngoan. Đó rõ ràng là một trong vài biện pháp chủ động mà bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh", chuyên gia Michael Osterholm về dịch bệnh lây truyền tại trường đại học Minnesota nhấn mạnh.
Tại Italy, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh với 7 người tử vong và virus lây lan qua đường ho, hắt hơi từ người bệnh thì mọi người đã bắt đầu chú ý hơn đến việc tiếp xúc lẫn nhau. Cô Giorgia Nigri, chuyên gia kinh tế 38 tuổi tại thủ đô Rome cho biết mọi người hiện nay đã giảm việc tiếp xúc quá thân mật hay những hành vi chào hỏi nhau theo cách truyền thống.
"Các diễn đàn bắt đầu khuyến cáo mọi người không nên thơm má chào hỏi nhau như thường lệ. Ban đầu tôi cũng không để ý và có chút buồn khi mọi người từ chối chào nhau kiểu vậy nhưng với những người lạ, việc hạn chế tiếp xúc này có vẻ hợp lý", cô Nigri cho biết.
Một số nhà thờ tại Italy thậm chí đã ngừng việc ban bánh thánh vào miệng các con chiên, thay vào đó là đặt vào bàn tay của họ. Một số nhà thờ khác thì hủy bỏ hoàn toàn các nghi thức này nhằm chống lây lan dịch bệnh.
Các quan chức y tế tại Singapore, Ấn Độ, Nga và Iran đều đã công khai khuyến nghị người dân hạn chế ôm, hôn hay thậm chí bắt tay nhau khi dịch Covid-19 đang lây lan một cách phức tạp.
Tại Anh, chuyên gia nghiên cứu John Oxford khuyên người dân hãy giữ thái độ lạnh nhạt hơn dù có thể không lịch sự khi chào hỏi nhau, tránh những cử chỉ quá thân mật.
"Chúng ta cần thay đổi thói quen vì mạng sống của những người khác. Tôi đề nghị mọi người hãy nghe theo khuyến cáo cho đến khi dịch bệnh được giải quyết", chuyên gia Oxford, đồng thời là giảng viên của trường đại học Queen Mary University tại thủ đô London-Anh, nhận định.
Tại một số quốc gia như Nhật Bản, việc chào hỏi nhau bằng cách cúi đầu khiến mọi người dễ dàng tránh được sự lây lan qua các cử chỉ xã giao thân mật. Trong khi đó tại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng nói rằng mọi người nên hạn chế bắt tay nhằm tránh lây lan dịch Covid-19.
Hiện Tổ chức y tế thế giới (WHO) chưa khuyến nghị về việc hạn chế tiếp xúc xã giao thân mật như ôm hôn nhưng những hướng dẫn của tổ chức này về phóng chống dịch cho thấy đây có thể là một ý tưởng không tồi.
Cụ thể, WHO khuyến cáo người dân không tiếp xúc thân mật với những người có triệu chứng lây bệnh và giữ khoảng cách ít nhất 1m. Chuyên gia Bruce Aylward của WHO được cử đến Vũ Hán mới đây cũng đã nhấn mạnh việc giữ khoảng cách khi tiếp xúc xã giao nhằm tự bảo vệ bản thân và làm chậm quá trình lây lan của dịch bệnh.
Chuyên gia dịch tễ học Arnaud Fontanet của Viện Institute Pasteur tại Paris thì khuyến nghị người dân nên hành xử đúng mực trong mùa dịch, như lấy tay che miệng khi ho, chỉ sử dụng một chiếc khăn nhằm tránh vứt bừa bãi gây lây nhiễm hay việc rửa tay thường xuyên.
Một số nhà khoa học hiện đang lo ngại virus Corona có thể lây qua các khẩu trang thông thường do kích thước quá nhỏ. Trái với dịch Sars hay Mers trước đây, người mắc bệnh Covid-19 không có triệu chứng nhiễm bệnh ngay lập tức, qua đó gây khó khăn cho quá trình phát hiện cũng như ngăn chặn lây lan.
"Cuộc chiến chống dịch này đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người chứ không riêng gì các y bác sĩ và nhà khoa học. Chỉ cần có 1 người nhiễm bệnh thôi là mọi thứ sẽ trở nên vô cùng tồi tệ trong cộng đồng", chuyên gia Oxford cho biết.
Theo afamily.vn
Nhìn lại 'Cái chết đen', đại dịch hạch giết chết một phần ba dân số châu Âu Từ năm 1346 đến năm 1353, đại dịch hạch gây ra "Cái chết đen" tàn phá châu Âu, châu Phi và châu Á, số người chết ước tính từ 75 đến 200 triệu người. "Cái chết đen" (1346 - 1353) là một trong những đại dịch chết chóc kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại. Khi các nhà sử học thảo luận về...