Đây là một chiếc ảo ảnh thị giác đang “hot rần rần” trên mạng xã hội, và nó cho thấy não bộ của chúng ta dễ bị lừa đến mức nào
Bỏ qua tính “creepy” của tấm hình, thì đây là một ảo ảnh thị giác khá thú vị.
Nhìn chung thì với một bộ phận cư dân mạng, ảo ảnh thị giác vẫn luôn là một chủ đề được yêu thích. Đó là những hình ảnh có thể cho bạn thấy cảm nhận và giác quan của con người có thể dễ bị lừa đến mức nào, và chẳng ai ngoại lệ cả.
Ảnh minh họa
Mới đây, Bác sĩ Julie Smith – nhà tâm lý học đã đăng tải lên TikTok cá nhân video về một ảo ảnh thị giác như thế. Và nó có liên quan đến những tấm hình âm bản, giống như bức hình trên đây.
Mở đầu video, Bác sĩ Smith cho biết cô có thể lừa não bộ của chúng ta nhìn một tấm ảnh đen trắng thành có màu. Video lúc này cũng sẽ có màu đen trắng.
Bác sĩ Julie Smith
Video đang HOT
Nhưng làm thế nào để nhìn bức ảnh trên ra có màu được? Đó là một tấm ảnh khác được đặt dưới dạng âm bản. Hãy thử nhìn vào dấu X trên trán Smith trong tấm ảnh dưới đây một cách thật tập trung, không chớp mắt trong vòng 30 – 45s rồi kéo tấm hình sang phải, bạn sẽ thấy sự kỳ diệu xảy ra.
Hiện tượng gì đã xảy ra
Nó được gọi là hiệu ứng Troxler – đặt theo tên của nhà khoa học tìm ra nó. Căn nguyên của hiện tượng này là những thụ thể cảm nhận ánh sáng có trong võng mạc. Thông thường, các tế bào này nhận ánh sáng rồi chuyển thành tín hiệu gửi đến não bộ. Não phân tích tín hiệu rồi tạo ra hình ảnh mà chúng ta thấy.
Nhưng khi ép được mắt giữ yên vào một điểm, có nghĩa những tín hiệu ánh sáng mắt thu được là giống nhau. Sau một khoảng thời gian, sự nhạy cảm với tín hiệu này sẽ yếu đi, buộc não phải giảm cường độ các tín hiệu khác để tập trung xử lý. Kết quả, các hình ảnh xung quanh sẽ dần tan biến.
Và dành cho những ai chưa biết, các hình ảnh âm bản có tính chất kích thích khá mạnh. Khi nhìn vào nó trong thời gian dài, các tế bào hình nón trong mắt bắt đầu mất dần khả năng cảm nhận sắc màu, qua đó gửi đi những tín hiệu yếu hơn.
Nhưng để hiểu hơn một chút, hãy đến với thuyết đối lập màu sắc. Theo đó cảm nhận màu được quản lý bằng cơ chế đối nghịch, với 3 kênh là: lam đối vàng; đỏ đối lục; trắng đối đen. Các kênh có thể kết hợp với nhau, tạo ra các màu như lục lam, vàng đỏ (cam), nhưng mỗi kênh chỉ cho chúng ta cảm nhận 1 màu duy nhất trong 1 thời điểm. Vậy nên bạn sẽ không bao giờ thấy được màu lục đỏ cả.
Quay trở lại với ảo ảnh thị giác trên, do tấm hình âm bản có một phần màu lục, các tế bào hình nón sẽ giảm khả năng cảm nhận màu sắc này xuống, gửi đi các tín hiệu yếu hơn. Nhưng khi chuyển về trắng đen, thụ thể đối nghịch – là đỏ – lại phát ra tín hiệu mạnh hơn. Thiếu đi lục, não bộ sẽ nghĩ bạn đang nhìn vào màu đỏ, dù thực tế thì không phải.
Điều tương tự xảy ra với các màu sắc khác trong tấm hình âm bản. Và rốt cục, bạn sẽ nhìn thấy một tấm hình màu hoàn chỉnh (trong thời gian ngắn thôi), dù nó thực chất có màu đen trắng.
Loạt ảnh đánh lừa thị giác khiến dân mạng tranh cãi "Cái đằng sau to hơn", sự thật là gì?
Ảo ảnh thị giác là kỹ thuật được sử dụng phổ biến và dân mạng hoàn toàn có thể bị đánh lừa nếu nhìn lướt qua.
Người dùng MXH Twitter, Facebook đang lan truyền một bức ảnh gây tranh cãi. Một số Fanpage giải trí không ngần ngại đặt ra câu hỏi có liên quan tới bức ảnh này. Điều này trực tiếp tạo ra những suy luận, tranh cãi về tính xác thực của nó. Thực tế thì đây chỉ là một tấm ảnh đánh lừa thị giác và nó không phải ảnh chụp khung cảnh trong thực tế. Theo tìm hiểu, khởi nguồn của tấm ảnh này tới từ Akiyoshi Kitaoka, một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về ảo ảnh thị giác, hiện đang làm việc tại trường Đại học Ritsumeikan (Kyoto, Nhật Bản) chia sẻ trên Twitter.
Dân mạng tranh cãi: Xe sau to hơn xe trước?
Cần nói thêm, ảo ảnh thị giác là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thiết kế và hội họa nhằm tạo nên những hình có khả năng đánh lừa đôi mắt người xem. Bức ảnh với điểm nhấn là 2 chiếc ô tô với kích thước gây tranh cãi do chính Kitaoka tạo ra. Dân mạng khi nhìn lướt qua sẽ khẳng định chiếc xe đằng sau to hơn đằng trước. Nhưng sự thật khá phũ: kích thước của chúng hoàn toàn bằng nhau.
Cắt ảnh và so sánh kích thước 2 chiếc xe.
Một số cư dân mạng không đồng tình với quan điểm "bằng nhau" nên đã thử tải tấm hình gây tranh cãi ra giấy. Sau đó, họ thử cắt ảnh và so sánh kích thước 2 chiếc xe. Kết quả sau đó khiến nhiều người ngỡ ngàng, hình ảnh chiếc xe đằng sau được ướm lên chiếc xe đằng trước thì cực vừa vặn.
Xe đằng sau được ướm lên chiếc xe đằng trước rất vừa vặn.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến đa phần cư dân mạng bị lừa và chính họ khẳng định "xe sau lớn hơn xe trước"? Câu trả lời đó là do hiện tưởng ảo giác khoảng cách gây ra. Khi người bình thường nhìn vào tổng thể tấm hình sẽ thấy cả xe lẫn đường kẻ vạch trên đường. Trong đó, đường kẻ vạch là thứ trực tiếp đánh lừa thị giác. Chỉ cần xóa những đường kẻ này đi thì kích thước cả 2 xe đều sẽ tương đương nhau.
Góc nhìn và khung cảnh 2 bước tường chạy song song là nguyên nhân dân mạng bị ảo giác.
Akiyoshi Kitaoka cũng chia sẻ một hình ảnh đánh lừa thị giác khác. Góc nhìn và khung cảnh 2 bước tường chạy song song là nguyên nhân khiến dân mạng tiếp tục tầm tưởng con búp bê phía sau to hơn còn đằng trước. Người quan sát chỉ việc lấy tay che 2 bên tường sẽ thấy được sự thật.
Tâm lý học đằng sau những buổi livestream triệu view: Thứ gì đang thao túng chúng ta? Những video livestream này đặc biệt thành công ở chỗ nó đã thao túng được chúng ta theo một cách rất khó tin, đó là bằng NỖI SỢ. Livestream hội thảo, livestream bán hàng, livestream chơi game, livestream "bóc phốt"... chúng ta đang sống trong thời đại của những video trực tiếp - nơi mọi lời nói, hành động được truyền tải không...