Đây là “miếng sushi” tươi nhất quả đất, đến mức còn sống, còn thở, có cả mắt và chân
Mà khoan, đừng vội lấy nước tương, miếng sushi này có gì đó không ổn.
Đừng vội lấy nước tương, những gì bạn nhìn thấy trước mắt không phải một miếng sushi ngon lành, mà là một động vật biển có thật, đang sống và thở hiện đang được trưng bày trong một thủy cung của Nhật Bản – một sinh vật trông giống hệt như miếng sushi cá hồi.
Đây là một trong những sinh vật đang rất nổi tiếng của Aquamarine Fukushima, một thủy cung lớn ở bờ biển phía đông Nhật Bản. Trong một bài đăng trên Twitter, các nhân viên thủy cung đã xác định sinh vật này là một loài động vật chân đều (isopod) – một nhóm động vật giáp xác dài, dẹt, có rất nhiều loại khác nhau sinh sống trên đất liền và dưới biển.
Sinh vật trông như miếng sushi này có thể thuộc chi Rocinela, bao gồm hơn 40 loài, nhân viên chăm sóc thủy cung, Mai Hibino, cho biết.
Trong khi nhiều isopod ăn thịt động vật chết hoặc thối rữa, Rocinela lại có xu hướng là loài ký sinh, chúng tìm thấy “ngôi nhà ấm cúng” và thức ăn trên lưng hoặc giữa các cơ quan nội tạng của các sinh vật biển khác.
Hầu hết các thành viên của chi này đều có vẻ ngoài xỉn màu và nâu, nhưng có thể loại “sushi” nổi tiếng của thủy cung Fukushima có được màu sắc bắt mắt này từ vật chủ của nó. “Bởi vì chúng ký sinh, chúng tôi nghĩ rằng có thể màu sắc của loài cá mà nó đang ăn đã chuyển sang isopod”, Hibino nói.
Video đang HOT
Màu sắc thường thấy của Rocinela
Những ngư dân đã bắt được con isopod này trong lưới gần thị trấn ven biển Rausu trên Hokkaido, hòn đảo cực bắc của Nhật Bản. Sinh vật này được bắt ở độ sâu từ 800 đến 1.200 mét và dường như có một cái bụng đầy khi đó.
Đáng tiếc là không có cách nào để biết chính xác isopod đã ăn gì để đạt được màu sắc như thịt cá tươi của nó. Với chiều dài chỉ 3 cm, isopod có thể dễ dàng ký sinh vào bất kỳ sinh vật biển lớn nào hơn, thủy cung cho biết.
Kinh hoàng hình ảnh hơn 1.400 cá heo bị giết trong 1 ngày, nhuộm đỏ cả một vùng biển
Ngư dân trên quần đảo của Faroe - một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch đã giết mổ 1.428 con cá heo hông trắng để lấy thịt gây ra phẫn nộ lớn trong cộng đồng.
Những đoạn clip và hình ảnh đẫm máu của xác cá heo nằm la liệt trên bãi biển với các vết cắt sâu trên cơ thể đang gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Hành động này khiến chính quyền quần đảo Faroe ở phía bắc Đại Tây Dương - nơi có dân số khoảng 50.000 người đang nhận về chỉ trích dữ dội bởi dư luận quốc tế cho rằng đây là một cuộc săn lùng động vật biển có vú lớn chưa từng có trên thế giới.
Tổ chức từ thiện vận động chống lại việc săn bắt cá voi và cá heo Sea Shepherd đã mô tả đây là một hành vi bất hợp pháp và man rợ.
Hình ảnh hàng nghìn con cá hông trắng bị giết thịt. Ảnh: Sea Shepherd.
Nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 1.400 con cá heo không phải thảm họa do thiên nhiên gây ra mà là do chính bàn tay con người làm ra. Đây là hoạt động săn bắn và giết cá heo lấy thịt theo phong tục truyền thống của người dân địa phương. Người ta dồn đàn cá vào vùng nước nông và giết chúng để lấy thịt.
Theo đó, một đàn cá heo hông trắng với số lượng 1.428 con đã bị lùa vào vùng nước nông của bãi biển Skálabotnur trên đảo Eysturoy và nằm quằn quại trong nhiều giờ trước khi bị giết chết.
Những con cá bị giết thịt một cách man rợ. Ảnh: Sea Shepherd.
Một tổ chức chuyên vận động để ngăn chặn những cuộc săn bắt có tên Faroese Grind cho biết, kể từ những năm 1980, vụ giết hại cá heo này là vụ giết cá heo lớn nhất trong lịch sử quần đảo. Số lượng con vật bị giết hại thậm chí còn nhiều hơn cả cả một mùa săn cá heo nổi tiếng và tàn sát nhất ở thị trấn nhỏ ven biển Taiji, phía Tây Nam của Nhật Bản.
Những con cá heo bị giết như một phần của hoạt động giết mổ động vật biển có vú truyền thống đã tồn tại hơn 400 năm ở quần đảo Faroe này. Hoạt động này được cho phép và không mang tính chất thương mại, bởi thịt của chúng sẽ được phân chia cho người dân trong vùng.
Tuy nhiên, tờ Ekstra Bladet của Đan Mạch cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt cá heo hông trắng Đại Tây Dương của người dân Faroe trên thực tế không nhiều đến như vậy.
Người Faroe thường bắt cá voi, nhưng cá heo cũng là một phần quan trọng của ngành đánh bắt cá. Theo ước tính của địa phương, có tới 100.000 con cá voi hoa tiêu sinh sống tại vùng biển xung quanh quần đảo Faroe và khoảng 600 con đã bị giết vào năm ngoái. Trong khi đó, cá heo hông trắng Đại Tây Dương cũng phát triển bền vững với số lượng ước tính khoảng 300.000 con.
Quần đảo Faroe là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland. Đây là lãnh thổ được chính thức tách ra từ Na Uy từ 1814, sau Hòa ước Kiel ký ngày 14.1.1814 và trực thuộc Đan Mạch.
Theo Luật về chế độ tự trị của quần đảo Faroe của Đan Mạch ngày 31/3/1948 thì quần đảo này là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch từ năm 1948.
Cá voi trắng lần đầu tiên sinh sản trong Thuỷ cung ở Nga Cá voi trắng Jessica 14 tuổi đã lần đầu tiên sinh sản tại Thủy cung Primorsky ở Vladivostok. Đây là trường hợp cá voi trắng sinh con trong trại nuôi độc nhất vô nhị ở Nga. Cá voi trắng Jessica đã sinh con tại Thủy cung Primorsky ở Vladivostok, Nga, là trường hợp sinh sản đầu tiên trong môi trường trại nuôi. "Cá...