Đây là mẫu xe ô tô có tầm ảnh hưởng và quan trọng nhất mà bạn có thể chưa từng nghe đến
Autobianchi Primula có là là một cái tên vô cùng xa lạ đối với nhiều người, nhưng thực tế nó lại có một trò rất lớn trong lịch sử ngành xe ô tô hiện đại.
Nếu bạn được hỏi chọn mẫu xe mà có tầm ảnh hưởng kỹ thuật nhất lên số lượng xe hiện đại nhiều nhất, bạn sẽ chọn mẫu xe nào? Liệu bạn có đi xa tới mức chọn Ford Model T, phương tiện được coi là “cụ tổ” của ô tô? Hay một chiếc Panhard, thứ đã định nghĩa “Systeme Panhard”, bố cục dẫn động cầu sau và động cơ đặt trước đã định nghĩa thế giới xe trong suốt một quãng thời gian dài?
Hoặc có thể bạn sẽ khôn khéo và chọn BMC Mini mà với bố cục dẫn động cầu trước, động cơ đặt trước nằm ngang của nó đã tạo nên khuôn mẫu cho đại đa số xe hiện đại? Thế nhưng có một mẫu xe mà đa phần mọi người sẽ không nghĩ tới và chọn lựa đó là Autobianchi Primula, và đó có lẽ là một sai lầm lớn.
Autobianchi Primula là mẫu xe có sức ảnh hưởng lớn trên mặt kỹ thuật nhưng ít ai biết đến
Autobianchi Primula được cho là mẫu xe có ảnh hưởng kỹ thuật nhất trong lịch sử, bởi vì lý thuyết cơ bản và thiết kế của nó đã tạo nên khuôn mẫu mà hầu hết xe hiện đại sử dụng ngày nay.
Khuôn mẫu đó là thiết kế hệ dẫn động bánh trước/động cơ phía trước nằm ngang gần như có mặt ở mọi nơi. Đúng là các mẫu xe dẫn động cầu trước sản xuất hàng loạt đã tồn tại từ lâu trước khi Primula ra đời, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng: ví dụ mẫu Citron Traction Avant là xe dẫn động cầu trước theo chiều dọc, giống như các xe DKW và Saab cũ.
Mẫu Mini đã đến rất gần tới vai trò định nghĩa thị trường đại chúng hiện tại, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng, và chính điểm khác biệt này mà Primula đã sáng tạo ra, và định nghĩa cả tương lai của ngành xe.
Mô hình hộp số đặt bên dưới động cơ
Sự khác biệt là khi Alec Issigonis thiết kế mẫu Mini nguyên bản xuất chúng, giữ cho kích thước của xe thật nhỏ là điều quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao ông ấy đã thiết kế một hệ truyền động có thể nhét hộp số vào hốc dầu của động cơ, hiệu quả đặt động cơ ngay lên trên của hộp số.
Video đang HOT
Đây là một nỗ lực xuất sắc từ khía cạnh sắp xếp máy móc, nhưng có những vấn đề của riêng nó. Kỹ sư Fiat nổi tiếng đứng sau Autobianchi Primula, Dante Giacosa, người đã thiết kế một hệ thống tương tự cho Mini từ hồi năm 1947, đã miêu tả nó như thế sau:
“Phụ tùng của động cơ và hộp số được đặt trong cùng một vỏ hộp. Điều này đồng nghĩa rằng chúng không thể tách rời và thử nghiệm riêng biệt ở các công xưởng khác nhau… Cần phải dùng thêm các bánh răng hoặc một sợi dây xích để truyền lái từ mô tơ tới hộp số. Điều này tương đương các biến chứng bổ sung, độ ồn cao hơn, tăng mất mát công suất do ma sát, trọng lượng nặng hơn và chi phí cáo hơn.”
Giải pháp của Mini mặc dù thông minh, nhưng đã có các vấn đề đối với sản xuất, bảo dưỡng và sửa chữa, tiếng ồn và không phải là phương pháp truyền công suất hiệu quả nhất. Ông Giacosa đã có một giải pháp thông minh và đơn giản hơn đó là: gắn hộp số vào bên cạnh của động cơ.
Mô hình hộp số đặt bên cạnh động cơ
Thực sự, đây chỉ giống như cách xe dẫn động cầu sau/động cơ đặt trước theo chiều dọc thông thường có hộp số đặt sau động cơ, nhưng lật một góc 90 độ.
Bố cục này của Giacosa đã chứng minh là một phép màu sắp xếp: nó mang tới sự tiếp cận tốt tới động cơ và hộp số trong khi giữ mọi thứ ngăn nắp ở phía trước, và để mở phần còn lại của chiếc xe cho con người và đủ thứ vật dụng của họ. Thiết kế hatchback của Primula, được vẽ bởi Pininfarrina, trong cả hai lựa chọn 2 và 4 cửa, đã tận dụng điều này và tạo nên một chiếc nhỏ bên ngoài và to bên trong.
Tuy nhiên, Fiat vẫn không thực sự tin vào ý tưởng này, bởi cảm thấy bấy lâu rằng xe cỡ nhỏ tốt nhất nên chế tạo với động cơ phía sau, nhưng họ đã đồng ý bật đèn xanh, miễn là họ có thể thử đánh cược bằng cách bán thử nghiệm táo bạo đầu tiên này dưới cái tên Autobianchi. Vậy nên nếu Primula có là một thảm họa, Fiat có thể dứt áo ra đi không vấn đề gì.
Fiat đã chế tạo gần 75.000 chiếc Primula kể từ năm 1964 tới 1970. Đây không phải là một con số quá lớn, nhưng nó đủ để chứng minh rằng thiết kế của Giacosa hoàn toàn hợp lý, hợp lý đến mức Fiat cảm thấy muốn giới thiệu nó lên mẫu xe thị trường đại trà tiếp theo của họ, mẫu Fiat 128 1969.
Autobianchi Primula với thông điệp 20% dành cho động cơ, và 80% dành cho con người
Câu chuyện về sau thì ai cũng rõ, Fiat 128 đã cực kỳ thành công, nhưng công lao người đi tiên phong mở ra thế giới cho tất cả những Honda Civic, Hyundai Excel, Volkswagen Golf và khoảng 80% mọi thứ bạn muốn mua ngày nay học theo thì phải kể đến Autobianchi Primula.
Theo tin xe
Liệu chiếc Rolls-Royce trị giá 1 triệu USD này có là sự "tối thượng" của sang trọng?
Một chiếc Rolls-Royce mang dáng vẻ limousine mui trần với thân vỏ và nội thất được chế tạo riêng hoàn toàn chắc chắn là thứ khiến vạn người phải ngoái nhìn.
Một chiếc Rolls-Royce không chỉ đơn giản là một chiếc xe sang trọng dành cho những người giàu có đủ điều kiện mua nó. Nó là một biểu tượng, một phương tiện 4 bánh hiện thân của sự khát vọng mà cho cả phần còn lại của thế giới biết rằng bạn đã làm được. Giống một chiếc đồng hồ Rolex hoặc một chai sâm-panh Dom Pérignon, nhãn hiệu xe này đồng điệu với thành công.
Rolls-Royce Silver Spirit I Emperor State Landaulet 1989
Tuy nhiên, viếng thăm Monte Carlo hoặc Abu Dhabi và bạn sẽ thấy có kha khá người "thành công", đồng nghĩa bạn cần một thứ gì đó đặc biệt hơn nữa để trở nên nổi bật. Vậy nếu chiếc Rolls-Royce của bạn là hàng độc nhất vô nhị, được chế tạo riêng mà chỉ bạn sở hữu thì sao? Đó là lý do tại sao lại có sự tồn tại của chiếc Rolls-Royce Silver Spirit I Emperor State Landaulet 1989 được chế tạo bởi công ty Hooper.
Góc nhìn từ phía sau
Chế tạo thân vỏ đã từng là một chuyện phổ biến trong thế giới ô tô. Bạn sẽ mua khung gầm và động cơ từ một nhãn hiệu mình ưa thích, trước khi lựa chọn một nhà thiết kế để chế tạo thân vỏ theo đúng những gì mình mong muốn. Truyền thống này đã mất đi với sự phát triển kỹ thuật chế tạo hiện đại và sự áp dụng rộng rãi của thiết kế thân xe liền. Nhưng ở một thời quá chưa quá xa của năm 1989, Hooper đã được giao nhiệm vụ chế tạo thân vỏ kỳ diệu lên chiếc Silver Spirit này.
Hệ thống lái của xe
Hooper từng là công ty chế tạo thân vỏ được ưu ái của Gia đình Hoàng gia Anh Quốc nhờ sự khéo léo và để tâm tới từng chi tiết của họ. Họ đã bắt đầu công việc trên chiếc Rolls-Royce bằng cách kéo dài trục cơ sở và nâng cao trần xe để tạo nên không gian nội thất lớn hơn của chiếc limousine. Cửa sau và kính đặc biệt đã được làm thủ công cũng như khu vực mui trần phía sau. Màu sơn Masons Black và Royal Claret đặc thù hoàn thiện cỗ máy sang trọng.
Các trang bị cực chất trong xe
Nội thất của xe ấn tượng không kém bên ngoài, với chất liệu nhung và gỗ cây óc chó trang trí khoang lái đi trước thời đại đối với năm 1989. Các công nghệ ví như màn hình TV LCD ở chỗ tựa tay trung tâm, đầu máy CD, một bộ máy tính và máy in hoạt động hoàn chỉnh, cộng thêm một tủ lạnh, đều được trang bị. Ở thời đó, không gì có thể chạm tới sự long trọng và tiện ích của chiếc Rolls-Royce này, và vì thế nó đã được đặt biệt hiệu là "Cỗ xe của những Giấc mơ".
Khi mọi thứ được cất gọn
Silver Spirit vốn được chế tạo để thực hiện nhiệm vụ quảng bá các quỹ từ thiện và giúp người chiến thắng có cơ hội được trải nghiệm trong một chiếc xe Hạng Nhất, nhưng kế hoạch đó đã thất bại. Chiếc xe được gửi trở lại Hooper sau cái giá 1 triệu USD đắt đỏ. Nó đã ở lại với Hooper cho tới năm 2010, khi nó được bán cho Calumet Collection ở Thụy Sĩ.
Giờ đây, chiếc Rolls-Royce độc nhất vô nhị này sẽ tiến đến sàn đấu giá RM Sotheby ở sự kiện Arizona 2019.
Theo tinxe.vn
CabinSense - Công nghệ hệ thống xe học tuổi tác, giới tính, và đủ chỉ số khác của hành khách CabinSense có khả năng mang tới nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhưng nó cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu được dùng sai mục đích. Thử tưởng tượng ngồi trong một chiếc xe của người khác và chiếc xe học hết mọi thứ về bạn chỉ trong vài giây. Nghe có vẻ như là một cảnh trong phim viễn tưởng...