Đây là lý do tỉnh An Giang thả trên 100.000 con cá giống đặc sản xuống sông Vàm Nao
Số lượng cá được thả xuống sông Vàm Nao để tái tạo nguồn lợi thủy sản đợt này là 18.730kg và 100.550 con cá giống đặc sản các loại, bao gồm cá bông lau, cá hô, mè hôi, vồ đém, chạch lấu, lăng nha, nang hai…
Sáng 31/10, tại xã Tân Trung, huyện Phú Tân (An Giang), Sở NNPTNT tỉnh An Giang phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), UBND huyện Phú Tân, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh và Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh tổ chức lễ phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản khu vực sông Vàm Nao, huyện Phú Tân.
Theo đó, đã vận động 146 tổ chức và 323 cá nhân với tổng kinh phí là hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, Tổng cục Thủy sản hỗ trợ 16.000 con cá hô và bông lau; số lượng cá được thả tái tạo nguồn lợi đợt này là 18.730kg và 100.550 con cá giống đặc sản các loại, bao gồm cá bông lau, cá hô, mè hôi, vồ đém, chạch lấu, lăng nha, nang hai…
Các đại biểu tham gia thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: CTV.
Việc thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản; đồng thời tăng cường tuyên truyền để hạn chế các hoạt động tiêu cực của con người tới thiên nhiên, làm biến đổi môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là việc khai thác thủy sản bằng xung điện, lưới mắt nhỏ… làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
Video đang HOT
Qua đó góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững.
Được biết, từ năm 2012 – 2019, tỉnh đã thả 118,6 tấn cá giống các loại, gồm: Cá Hô, cá Ét, cá mè hôi, cá cóc, cá chép, cá basa, cá vồ đém, cá chạch lấu, cá chày, cá bông lau; cá điêu hồng, cá tra… Với số tiền quy đổi tương tương 5,8 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn ngân sách là 811 triệu đồng, nguồn vận động từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ là gần 5 tỷ đồng.
An Giang: Mùa lũ thấp dân buồn đành đi bắt chuột, giá rắn đồng, cua đồng tăng cao chót vót
Sắp hết tháng 8 (âm lịch), nhưng mực nước đầu nguồn huyện An Phú, TX Tân Châu (tỉnh An Giang) vẫn còn thấp hơn khoảng 1m so cùng kỳ năm trước.
Mùa lũ vốn là cơ hội mưu sinh của người dân đầu nguồn. Nên khi lũ không về, nguồn lợi thủy sản khan hiếm khiến cuộc sống của người dân thêm vất vả.
Câu nói "Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ" đã không còn ứng nghiệm cho vùng đầu nguồn khi mà tình hình lũ hàng năm diễn biến ngày càng thất thường.
Còn nhớ mùa lũ năm 2018, dòng kênh Bảy Xã đỏ ngập phù sa theo con nước từ thượng nguồn đổ về những ngày cuối tháng 7. Cả quãng đồng mênh mông nước tiếp giáp với phía Campuchia nước ngập loang loáng xa tít tầm mắt.
Ngư dân vùng thượng nguồn huyện An Phú, TX Tân Châu, tỉnh An Giang chờ con nước cuối mùa để có thêm thu nhập. Ảnh: HỮU HUYNH
Ở phía Tây sông Hậu là các xã: Nhơn Hội, Phú Hội, Vĩnh Hội Đông, nước lên nhanh. Kèm theo đó là sản vật từ mùa lũ mang về vô cùng phong phú, thu nhập của người dân vùng lũ cũng tốt hơn...
Người dân vùng đầu nguồn xem lũ là cơ hội mưu sinh, bởi đã quen với cảnh "sống chung với lũ" nên ai cũng chủ động để thích ứng, đồng thời sẵn sàng khai thác nguồn lợi từ lũ mang lại.
Năm nay đã sắp bước vào tháng 9 (âm lịch), nhưng lũ vẫn "kiệt", nhiều nơi ngoài vùng đê bao vẫn còn rất cao. Khu vực kênh Bảy Xã nước còn rất thấp, nhiều vùng "rốn lũ" hàng năm thì nay nước mới ăm ắp. Người dân không lên đồng đánh bắt được (do không có lũ), chỉ còn biết đánh bắt trên các nhánh sông, kênh, rạch, tuy nhiên thu nhập rất ít ỏi.
Cà Mau: Vọp là loài gì mà dân ở đây thả ở vuông tôm, chả phải cho ăn, bắt lên toàn con to, bán đắt?
Nhảy ùm xuống kênh nước ngập lút đầu, ông Lưu Văn Ba vừa kéo lưới, vừa cho biết: "Kéo lưới trên sông khó khăn hơn trên đồng trống, xuồng ghe chạy tới lui hoài nên tôm cá chạy mất hết. Năm nay lũ không về, tôm cá càng ít ỏi. Mỗi ngày kéo cật lực kiếm được 200.000-300.000 đồng là may mắn lắm rồi".
Ở vùng kênh Bảy Xã, hầu hết người dân sống bằng nghề câu lưới, lọp, lờ... khai thác thủy sản. Gắn bó với nghề câu lưới gần trọn cuộc đời, ông Huỳnh Văn Đằng (63 tuổi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết: "Chưa năm nào khó khăn như năm nay. Lũ không về, tôm cá không có, người dân sống bằng nghề câu lưới không còn biết mưu sinh bằng cách nào".
Ở xóm đặt lọp cua đồng thuộc ấp Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang), tình hình càng thêm khó khăn. "Trước đây, bà con thuê đồng bên Campuchia để đặt lọp nhưng mấy năm nay không được thuê nữa, cộng với lũ không về nên người dân phải chuyển đổi nghề. Tụi trẻ đi Bình Dương làm công nhân, người già ở lại ai thuê gì làm nấy"- một người dân thông tin.
Ngược lên chợ Khánh An, đây vốn dĩ là nơi mua bán sản vật mùa lũ sôi động của huyện đầu nguồn An Phú, thì nay cũng đìu hiu, vắng vẻ. Nhớ mấy năm trước, mỗi sáng sớm, hàng chục xuồng máy từ các nơi tấp nập cập bến các vựa cua, ốc, cá đồng... tại chợ biên giới Khánh An.
Năm nay, không khí nhộn nhịp đặc trưng mùa lũ ấy không còn, chỉ lác đác vài xuồng nhỏ chở cua, ốc đến bán rồi đi. "Lũ không về, tôm cá ít quá chú ơi. Trước đây, mỗi ngày cân gần chục tấn cua đồng, giao cho mối lái tận TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ... Năm nay chỉ thu mua lẻ tẻ. Sản lượng ít nên giá cả cũng rất đắt đỏ"- một chủ vựa cho biết.
Năm nay lũ không về, người dân đầu nguồn đối mặt thêm tình trạng chuột cắn phá lúa, hoa màu, cây trái. Các địa phương triển khai cho nông dân tích cực săn bắt chuột, vừa bảo vệ sản xuất, vừa có thêm thu nhập.
Dị nhân ở tỉnh An Giang 20 năm dùng tay không bắt cá tôm dưới đáy sông Dùng tay không bắt tôm, cá dưới đáy sông, chuyện nghe qua tưởng đùa thế nhưng có một dị nhân đã làm điều thú vị ấy suốt 20 năm. Đoạn sông Vàm Nao giữa 2 bờ tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp là nơi anh mưu sinh hằng ngày của dị nhân này với cách bắt cá, tôm độc đáo. Công cụ...