Đây là lý do tại sao vũ khí của Quan Vũ lại có tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao
Xem qua phim Tam Quốc Diễn Nghĩa có lẽ ai cũng biết đến thanh đại đao nổi tiếng này của Quan Vũ, nó đã cùng ông xông pha biết bao trận mạc đến tận giây phút cuối đời. Tuy nhiên tại sao có tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao thì không phải ai cũng biết.
Ở bài viết trước đã tiết lộ sự thật trong lịch sử hình tượng Quan Vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao là hoàn toàn hư cấu. Dù vậy nhưng trong văn hóa giân gian và nhất là văn học, hình tượng đó vẫn luôn là đề tài để người đời ca tụng và xây dựng nhiều câu chuyện, truyền thuyết liên quan đến “Võ Thánh Quan Vũ”. Trong đó bao gồm cả những câu chuyện về việc rèn lưỡi đao và cái tên của thanh đao gắn liền với Quan Vũ.
Quan vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã trở thành hình tượng quen thuộc với game thủ
Tương truyền, Quan Vũ muốn làm cho mình một vũ khí thật vừa ý, đã tìm rất nhiều bậc thầy về rèn để thảo luận. Các vị sư phụ đó đều thống nhất rằng dùng đại đao là uy nghiêm hơn cả. Đại đao lại chia làm 5 cấp bậc là: Thiết đao, Cương Đao, Nhu Cương Đao, Thanh Cương Đao, Bảo Đao. Trong đó bảo đao là loại trong truyền thuyết, vì ngay cả thợ rèn giỏi nhất luyện cả ngàn cây đao may mắn mới có được một Thanh Cương Đao chứ đừng đừng nghĩ đến Bảo Đao.
Trong lịch sử có rất nhiều loại đại đao, nhưng bảo đao luôn là thứ khó chế tác nhất
Nhưng Quan Vũ thì nhất quyết rằng, dù tốn kém bao nhiêu cũng trả, nhưng nhất định phải có một “Bảo Đao”. Quan Vũ không chỉ đãi ngộ rất hậu, ngày đêm tha thiết hầu hạ, tự mình đi tìm mọi vật liệu họ yêu cầu dù khó tới đâu. Vì vậy hơn chục vị đại tông sư về luyện khí cảm kích, thêm vào sự háo hức luyện thành võ khí truyền thuyết, nên dốc hết tâm lực làm.
Sau hơn 1 tháng, những người thợ rèn được hơn chục chiếc Nhu Cương Đao, nhưng không chiếc nào khiến Quan Vũ vừa ý. Một tháng tiếp theo, thì luyện được một Thanh Cương Đao, nhưng Quan Vũ vẫn chưa vừa ý, yêu cầu luyện tiếp.
Thần tích xuất hiện trong truyền thuyết
Vào một đêm trăng sáng, một vài sư phụ đang tập trung luyện khí, Quan Vũ ngồi đàm đạo với một vài vị khác, bỗng nhiên chén rượu tình cờ đổ vào miếng ngọc bội ông đeo trên người từ bé. Miếng ngọc bội bỗng phát sáng và tỏa ra ánh sáng mờ mát lạnh, đồng thời lửa trong lò rèn bên cạnh đột nhiên sáng rực.
Một vị sư phụ nghi hoặc: “Dấu hiệu cảm ứng lạ thường, ta đã từng đọc trong sách xưa rằng, dị tượng xuất hiện cùng với lửa trong lò rèn là dấu hiệu thần vật xuất thế, mảnh ngọc bội đó ngài đã mang theo người từ bé phải không?”.
Quan Vũ gật đầu, vị sư phụ bèn bảo Quan Vũ gắn mảnh ngọc vào lưỡi đao khi vừa ra khỏi lò rèn. Lúc tôi vào nước, mảnh ngọc đột nhiên phát sáng, một luồng bạch khí lao vút lên không trung, bất ngờ chém trúng một con rồng xanh đang ẩn hiện trên trời.
Video đang HOT
Hình tượng Thanh Long trong truyền thuyết về đại đao của Quan Vũ
1780 giọt mưa máu rơi xuống lưỡi đao, bỗng bật ra âm vang rung động không gian nghe như tiếng sấm. Mọi người sợ hãi bỏ chạy, chỉ mình Quan Vũ đứng ngây người nhìn thanh bảo đao sáng loáng. Các Nho sĩ ở đó đã phân tích rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh), vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Quan Vũ thấy trước mặt mình là cây Bảo Đao với vầng hào quang sáng chói, lưỡi hình cong bán nguyệt, vì dùng máu rồng xanh tôi tuyện, liền gọi là: Thanh Long Yển Nguyệt Đao.
Sau này khi nghe chuyện trong gia tộc, ông mới biết mảnh ngọc bội đó vốn là Long Lân (vảy rồng) của một con Thanh Long, được tổ tiên yểm vào trong miếng ngọc bội. Có lẽ vì cảm ứng được ý chí kiên định, cứng cỏi của Quan Vũ mà nó tự phát ra tín hiệu muốn ông dùng nó làm vũ khí của mình.
Trở thành vũ khí gắn liền với hình tượng Quan Vũ
Theo truyền thuyết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao là thần binh được Quan Vũ nam chinh bắc chiến, trở thành tướng lĩnh vĩ đại nhất bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, được muôn đời sau ca tụng. Sau này có một câu chuyện hư cấu khác cho có vẻ trùng khớp, đó là trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, cùng với Thanh Long Yển Nguyệt Đao, ông đã trảm đúng 1780 người bằng chính cây đao này. Điều đó hẳn là rất khó để chứng minh, tuy nhiên trong Võ Thánh Mobile, việc này là hoàn toàn có thể nếu người chơi kiên trì vượt phụ bản.
Sức mạnh của Quan Vũ được tái hiện chân thực trong Võ Thánh Mobile
Quan Vũ cùng chiếc đao này đã giết không ít võ tướng, do đó người đời sau đã gọi Thanh Long Yển Nguyệt Đao là Quan Đao. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã bị Phan Chương tướng lĩnh của Đông Ngô chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng con của Quan Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại chiếc Thanh Long Yển Nguyệt Đao này. Do đó Thanh Long Yển Nguyệt Đao và Quan Vũ đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời.
Hình tượng Quan Vũ trong Võ Thánh Mobile luôn đi cùng Thanh Long Yển Nguyệt Đao
Trong trận chiến Hổ Lao Quan, Lã Bố đã nói: “Đánh nhau kịch liệt không phân thắng bại, trước trận chỉ sầu não trước Quan Vân Trường. Thanh Long Bảo Đao rực rỡ trong sương tuyết, Chiến bào Anh Vũ bay như cánh bướm”. Quan Vân Trường được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt đó đã đi sâu vào trái tim của biết bao người.
Nếu yêu thích Quan Vũ và những câu chuyện thú vị về Tam Quốc, chắc chắn Võ Thánh Mobile sẽ là tựa game đậm chất điện ảnh không nên bỏ lỡ. Tham gia fanpage trò chơi tại: https://www.facebook.com/vothanhmobile.vn
Sưu tầm từ nhiều nguồn trên Internet
Theo GameK
Sự thật Sốc: Quan Vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao là hoàn toàn hư cấu!
Hình tượng Quan Công cầm Thanh Long đao đã đi vào văn hóa dân gian Trung Quốc. Tuy nhiên, phân tích tài liệu lịch sử cho thấy, có thể Quan Vũ chưa từng có cơ hội chạm tay vào binh khí này.
Thanh Long Yển Nguyệt đao là binh khí lừng danh nhất thời Tam Quốc, thuộc về Võ Thánh Quan Vân Trường - một trong Ngũ hổ thượng tướng nhà Thục. Thanh đao này được xem như "người đao hợp nhất" cùng Quan Vũ, và hình ảnh Quan Công mặt đỏ, râu dài cầm Thanh Long đao đã được văn hóa dân gian Trung Quốc xem như "tạo hình mặc định".
Hình ảnh quen thuộc Quan Vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao trong các tác phẩm đương đại
Thanh Long Yển Nguyệt đao là "bạn đồng hành" cùng Quan Vũ trong rất nhiều điển tích về ông mà những người đọc Tam Quốc đều thuộc: ôn tửu trảm Hoa Hùng, trảm Nhan Lương - Văn Xú, qua năm ải chém sáu tướng...
Sức mạnh của Quan Vũ và Thanh Long Yển Nguyệt Đao được tái hiện trong Võ Thánh Mobile
Thậm chí, trong quan niệm dân gian đương đại, tạo hình của thanh đao này cũng trở thành nhận thức chung của người dân nhiều khu vực, và được gọi chung là "Quan Đao" hay "Quan Vương Đao", qua đó thấy được địa vị của "thần binh" này trong tín ngưỡng dân gian.
Quan Vũ sử dụng binh khí đến từ... tương lai 700 năm sau?
Mặc dù trở thành hình ảnh phổ biến và gần như "mặc định" gắn với hình tượng Quan Vũ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu Trung Quốc lại chỉ ra rằng, binh khí mà Quan Vân Trường thực sự sử dụng trong lịch sử thực tế không phải là Thanh Long Yển Nguyệt đao, mà là một món vũ khí "tương tự như mâu".
Dựa trên các thư tịch lịch sử Trung Quốc, thời kỳ Tam Quốc không có nhân vật nào từng sử dụng vũ khí có tên gọi "Thanh Long Yển Nguyệt đao". Trong sách "Tam Quốc Chí" có nói tới việc Quan Vũ "thúc ngựa đâm (Nhan) Lương giữa vạn quân", cho thấy vũ khí mà ông sử dụng rất có khả năng là mâu hoặc thương, kết hợp với đoản đao để chém đầu đối thủ.
Như vậy là tạo hình của Quan Vũ trên phim cũng không hề chính xác mặc dù đã lược bớt sự rườm r
Về sau, tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của tác giả đời Minh La Quán Trung được đánh giá là đã mang nhiều màu sắc văn học hư cấu. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", La Quán Trung mô tả Quan Vũ sử dụng Thanh Long Yển Nguyệt đao còn mang ý nghĩa tuyên truyền, tô đậm hình tượng anh dũng của nhân vật này.
Để tạo ấn tượng mạnh mẽ, Quan Vũ trong game online ngày nay luôn được gắn liền với Thanh Long Yển Nguyệt Đao
Thực tế, mãi đến thời Tống, "Yển Nguyệt đao" mới xuất hiện, còn gọi là "Yểm Nguyệt đao", nghĩa là thanh đao hình bán nguyệt. Trong sách "Võ kinh tổng yếu" đời Tống đã xuất hiện hình ảnh loại vũ khí này.
Yển Nguyệt Đao thời Tống mới xuất hiện, cách tới 700 năm so với thời Quan Vũ sống
Tam Quốc "hoàn thủ đao" là vũ khí phổ biến thời Quan Vũ sống
Các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời đại Tam Quốc, công nghệ chế tạo binh khí chưa đủ "độ chín" để làm ra loại đại đao lưỡi lớn như Thanh Long Đao được mô tả. Đao được sử dụng thời Tam Quốc đa số có lưỡi đao hẹp, độ dài khoảng 1 m. Trường đao của Đông Ngô chỉ dài 60 cm, của Thục là 1.2 m, có độ dày khá lớn và có 1 lưỡi. Ở cán đao có vòng dùng để luồn vải buộc vào cổ tay, tránh bị... rơi đao khi chiến đấu, ngày nay gọi chung là "Tam Quốc hoàn thủ đao".
Tam Quốc "hoàn thủ đao" rất có thể chính là vũ khí mà Quan Vũ đã từng sử dụng
Mặc dù Thanh Long Yển Nguyệt đao chưa thể xuất hiện vào thời Tam Quốc, song đối với các game thủ yêu thích Quan Vũ và đề tài game này, chắc chắn hình tượng một mãnh tướng râu dài cầm đao vẫn luôn là vẻ đẹp gắn liền với những kỉ niệm khó quên khi đọc truyện, xem phim. Dù biết rằng đó chỉ là hư cấu, nhưng vẫn sẽ yêu thích mà thôi. Mà nghĩ lại thì, chẳng phải Tôn Ngộ Không và toàn bộ các nhân vật Tây Du Ký cũng đều là hư cấu sao? vẫn có hàng triệu người yêu thích đấy thôi.
Với game thủ, Quan Vũ không phải nhân vật lịch sử, mà là hình tượng hư cấu được yêu thích qua nhiều thời đại
Nếu yêu thích Quan Vũ và mong muốn sở hữu vị tướng "chiến thần địch vạn nhân" này, các game thủ đừng bỏ lỡ tựa game Võ Thánh Mobile sẽ ra mắt dịp cuối tháng 4 này. Đây là tựa game 3D mang đậm chất điện ảnh không kém gì những thước phim hoành tráng về đề tài Tam Quốc. Tham gia fanpage tại đây: https://www.facebook.com/vothanhmobile.vn
Sưu tầm từ Internet
Theo GameK
Quan Vũ nổi tiếng vì "Vượt ngũ ải chém lục tướng", nhưng sự thật còn kinh hoàng hơn thế Ai cũng biết điển tích Quan Vũ qua ải trảm tướng vang danh Tam Quốc, nhưng không phải ai cũng nắm rõ chiến tích này một cách chi tiết. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, tác giả La Quán Trung lấy nhà Hán làm chính thống và ủng hộ Lưu Bị, do đó Quan Vũ - người trợ giúp đắc lực của Lưu Bị...