Đây là lý do tại sao lốp xe hiện đại có màu đen
Ngày nay, lốp xe có màu đen là chuyện đương nhiên và ai cũng biết như thế, nhưng không phải ai cũng biết rằng ở thời xa xưa, lốp xe vốn có màu trắng sáng hơn cơ.
Công nghệ đã đi một chặng đường đai kể từ khi chiếc Ford Model T đầu tiên lăn bánh khỏi nhà máy trong năm 1908. Lốp xe hiện đại không chỉ khác biệt về kích thước, hợp chất, và tổng thể cấu trúc, mà chúng còn có một màu sắc khác nữa. Đó là bởi các lốp xe thời xưa đã có màu trắng, và chỉ đến thời Thế Chiến I, chúng mới chuyển sang màu đen.
“ Lốp xe nguyên bản đã có một màu sáng hơn bởi vì màu tự nhiên của cao su,” một người đại diện của nhà sản xuất lốp xe Michelin cho biết. “ Carbon đen đã được bổ sung vào hợp chất cao su trong năm 1917 và giúp tăng gấp 10 lần sức chống mòn lốp xe.“
Lốp xe thời xưa vốn có màu trắng sáng theo màu tự nhiên của cao su
Điều này được khẳng định bởi kỹ sư hóa học Jack Koenig, người nói trong cuốn sách “ Spectroscopy of Polymers” của ông ấy rằng một lốp xe không có carbon đen sẽ chỉ tồn tại được “ít hơn 8.000 km.” So sánh với chuyện hầu hết lốp xe thời nay đều chạy khoảng 19.200 km – 24.000 km một năm, và tồn tại khoảng 3 hoặc 4 năm hoặc hơn nữa, bạn sẽ thấy con số 8.000 km thời xưa là thấp đến thế nào.
Người đại diện của Michelin nói tiếp rằng carbon đen đại diện khoảng 25% cho tới 30% của hợp chất cao su sử dụng trong lốp xe ngày nay, và bên cạnh việc khiến chúng chống mòn tốt hơn, chất liệu này còn mang tới cho lốp xe màu đen có tác dụng bảo vệ khỏi tia cực tím mà có thể gây nên rạn nứt, và nó cũng cải thiện độ bám và khả năng xử lý trên đường thông thường.
Carbon đen là gì?
Carbon đen là sản phẩm của hydrocarbon đã đi qua quá trình đốt cháy không hoàn toàn, và “khói” của nó đã được bắt lại làm các hạt đen mịn bao gồm hầu như hoàn toàn nguyên tố carbon.
Carden đen là một yếu tố khiến lốp xe có màu đen và bền hơn hẳn trước đây
Nó đã được sản xuất theo nhiều phương pháp khác nhau theo năm tháng. Dựa theo nhà sản xuất carbon đen Orion Engineered Carbons, một trong những phương pháp cổ nhất liên quan tới chuyện cho một ngọn lửa từ đèn dầu tương tác lên bè mặt mát, và rồi sau đó cạo bột bồ hóng khỏi bề mặt đó. Thứ bột bồ hóng đó đã được gọi là muội đèn, và được sử dụng làm mực trong nhiều thế kỷ.
Nhưng trong những năm 1870, dựa theo cuốn sách Developments in Rubber Technology, Volume 1, một quá trình sản xuất carbon đen đột phá đã ra đời và được gọi là “channel process”. Về cơ bản, nó liên quan tới việc đốt khí tự nhiên trong những đường ống kim loại chữ H có nhiệt độ mát như nước, và thu thập carbon lắng lại. Quá trình mới này, và đặc biệt là các hạt carbon mịn hơn mà nó tạo ra, đã là một bước tiến quan trọng trong việc chế tạo lốp xe mạnh mẽ hơn trong ngành công nghiệp ô tô.
Nhưng quá trình này đã không thực sự có hiệu suất cao hay thân thiện môi trường, như bạn có thể thấy ở bức hình dưới đây. Những nhà xưởng sản xuất này có thể tạo nên đám khói đen xì đủ để thấy từ cách xa hàng km.
Hình ảnh các nhà xưởng sả xuất carbon đen theo “channel process”
Ngày nay, phương pháp thu thập carbon đen hàng đầu được gọi là “furnace process”, liên quan tới chuyện đưa nguyên liệu dầu nặng hoặc khí tự nhiên vào một lò đốt nơi khí ga hoặc không khí nóng trước được đốt cháy. Nhiệt độ cao của phản ứng này khiến nguyên liệu “nứt vỡ” và biến thành khói, và khói này được làm mát bởi nước và lọc ra thành những hạt carbon đen tí hon. Bột carbon đen mịn sau đó được đóng thành viên thông qua nước và một chất kết dính để dễ dàng xử lý và vận chuyển.
Phương pháp sản xuất carbon đen “furnace process” hiện đại
Bột carbon đen có bản chất cực kỳ mịn, và để nhìn thấy hình dạng thực sự của chất liệu nó sẽ cần sử dụng đến một kính hiển vi điện tử. Nó có dạng những hạt siêu nhỏ, thường chỉ cỡ 10 – 500 nanomet, hợp nhất với nhau thành nhiều hình dạng chuỗi khác nhau. Dựa theo nhà sản xuất carbon đen Birla Carbon, kích cỡ của các hạt, cũng như khả năng hợp nhất, và hình dáng tổng thể tạo nên các hiệu quả như khả năng chống thời tiết, độ dẫn điện, màu đen, sức căng, chịu mài mòn của cao su.
Video đang HOT
Một sự thiếu hụt nguồn cung trong Thế Chiến I đã có thể là lý do cho lốp xe màu đen như thế nào?
Lịch sử chuyện lốp xe có màu đen như thế nào là hết sức phức tạp và thú vị, nhưng cũng có sự thiếu rõ ràng. Dựa theo lời chia sẻ của Jack Seavitt, một người dẫn du lịch ở nhà máy Ford Piquette, lốp xe có thể chuyển sang màu đen bởi kết quả của một sự thiếu hụt đạn dược trong Thế Chiến I. Cho dù Seavitt cũng thừa nhận rằng anh ấy và các đồng nghiệp có những câu chuyện khác nhau về việc tại sao lốp xe có màu đen.
B.F. Goodrich là công ty đã đưa công nghệ sản xuất lốp xe với carbon đen trở nên phổ biến
Cụ thể, Seavitt nói rằng trong đầu những năm 1900, các nhà sản xuất lốp xe phát hiện ra rằng họ có thể bổ sung magiê oxit để gia tăng sức bền. “ Nhưng magiê oxit đã cần trong ngành đạn dược trong thời gian Thế Chiến I. Vậy nên họ nói với ngành ô tô rằng: Các anh không thể sử dụng đồng thau nữa, và các anh cũng không thể sử dụng magiê oxit trong lốp xe nữa,” Seavitt kể. Vì lẽ đó mà các nhà sản xuất lốp đã phải tìm kiếm một thứ khác thay thế, và họ tìm thấy carbon đen.
Lốp xe của một chiếc Ferrari thời nay
Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng carbon đen không phải được sử dụng để thay thế cho magiê oxit mà là kẽm oxit trong Thế Chiến I dựa theo một vài nguồn tài liệu khác như tạp chí Reinforced Plastics hay cuốn sách The World Rubber Industry. Nói cách khác không rõ Thế Chiến I đã có sức ảnh hưởng thế nào tới chuyện lốp xe trở thành màu đen, nhưng chắc chắn là chuyện đó đã xảy ra trong quãng thời gian này và carbon đen là để thay thế cho kẽm oxit, và lốp xe đã chuyển thành màu đen từ khi đó cho tới tận bây giờ.
Theo tinxe .vn
10 mẫu xe ô tô có tên gọi kỳ lạ từ khắp nơi trên thế giới
Việc đặt tên cho một mẫu xe có thể quan trọng đến sự thành công của nó như việc chọn thời điểm ra mắt hay thị trường tiếp cận.
Các công ty sản xuất xe hơi thường có hai cách đặt tên cơ bản: Cách thứ nhất theo hướng tiếp cận an toàn, thường sử dụng số hoặc những concept trừu tượng, như BMW hoặc Mercedes-Benz; và cách còn lại là sử dụng những từ ngữ có sẵn hoặc tự đặt ra.
Trong đó cách thứ hai là dễ gặp rủi ro lựa chọn sai lầm hơn. Cách này đã và đang tiếp tục đem đến cho chúng ta những tuyệt tác vượt vượt thời gian như Coolbear, Bimbo, Naked hoặc Mysterious. Tuy nhiên, không phải cái tên xe nào cũng được đặt một cách hay ho và lôi cuốn như thế.
Sau đây là 10 ví dụ giúp bạn thấy được ngay cả những hãng xe hàng đầu cũng không tránh khỏi chuyện đặt tên xe một cách ngớ ngẩn và quái lạ.
Ford Probe
Hãng Ford thường rất cẩn trọng khi đặt tên cho những chiếc xe của họ. Phải nói vậy vì chúng ta đang đề cập đến một công ty mang đến những cái tên lịch sử như Bronco, Escort hay Expedition.
Tuy nhiên, trở lại cuối những năm 1980, Ford đã quyết định hợp tác với một nhà vô địch của chuyện chọn tên xấu, Mazda. Mục tiêu của họ là tạo ra một chiếc liftback coupe thay thế cho mẫu Capri trước đó.
Sử dụng khung gầm cơ sở của mẫu Mazda G, một mẫu xe mới đã được tạo ra và đặt tên là Probe. Từ này mang nhiều nghĩa như " một thiết bị phẫu thuật không có mũi nhọn" hay " hành động kiểm tra thứ gì đó", và nó thực sự khiến người ta nghi ngờ về tính liên kết giữa chiếc xe và cái tên lạ lùng của nó.
Dù Ford có bất kỳ ẩn ý gì với cái tên đó, mẫu xe này tồn tại chưa đến một thập kỷ trên thị trường, và đã bị thay thế bởi mẫu Cougar ở Châu Âu và ZX2 ở Bắc Mỹ.
Suzuki Mighty Boy
Cũng như hầu hết các các nhà sản xuất xe Nhật Bản, Suzuki cũng có sở thích tạo ra những chiếc xe được đặt tên đầy tính hài hước hay vui vẻ. Thực sự không chắc rằng sở thích đặt những cái tên kỳ cục là một trong những tiêu chuẩn công nghiệp tại Nhật Bản hay không nhưng kết quả thật vô giá.
Trong giai đoạn đầu thập niên của những năm 1980, Suzuki giới thiệu mẫu Mighty Boy, một chiếc coupe có khoang chở đồ phía sau cố gắng trở thành một thứ như dòng xe Kei khá được ưa chuộng trên đảo quốc.
Được bán ra tại Nhật Bản, cũng như tại Đảo Síp và Úc, mẫu Mighty Boy không thực sự mạnh mẽ, ấn tượng như ý nghĩa cái tên của nó, nên việc sản xuất cũng chấm dứt sau 5 năm kể từ khi chiếc đầu tiên xuất xưởng và không bao giờ được thay thế nữa.
Toyota Deliboy
Quyết định của Toyota nhằm cung cấp thêm lựa chọn cho ngành công nghiệp chuyển phát vào đầu những năm 1990 dẫn đến việc ra mắt mẫu xe bán tải mang vai trò một biến thể rẻ hơn của mẫu van Quick Delivery.
Có lẽ là một phép chơi chữ tắt của cụm "delivery boy", Toyota đã đưa ra mẫu van với cái tên Deliboy. Tuy nhiên cái tên này cũng không tồn tại lâu khi bị ngắt dây nguồn sau 6 năm sản xuất.
Mặt khác, dù có một trong những dòng sản phẩm lớn nhất hành tinh, Toyota đã bằng cách nào đó cân bằng trong việc đặt ra những cái tên mà chẳng thể khiến khách hàng của họ cười hoặc cau mày.
Mazda Scrum Van Buster
Scrum là một từ mô tả đội hình bắt đầu trong môn bóng rugby. Ở vài nơi, nó cũng ám chỉ tro tàn còn lại của điếu thuốc lá, hoặc một bộ dụng cụ máy tính, hay thậm chí một nhóm chim cánh cụt.
Thực sự không ai hiểu sao Mazda lại chọn Scrum là tên gọi cho mẫu xe microvan lai xe kei được giới thiệu năm 1989. Trong thực tế, nó là một phiên bản đóng lại nhãn hiệu của một mẫu xe có tên xấu khác, Suzuki Every, mẫu xe ban đầu được thiết kế để chở hàng hóa, nhưng sau đó sớm có một phiên bản chở hành khách. Bản này được đặt tên là Scrum Van Buster.
Buick Lucerne
Lucerne là một giống cây họ đậu có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Thông thường, giống cây này, còn được gọi là cỏ linh lăng, được trồng làm thức ăn cho chăn nuôi. Lucerne cũng là một thành phố của Thụy Sĩ.
Vì một vài lí do, Buick cảm thấy cái tên này đủ hấp dẫn để đặt cho mẫu sedan cỡ lớn được bán từ năm 2005 đến 2011. Mẫu xe này đã ra đời để thay thế cho LeSabre và Park Avenue, kết hợp yếu tố mức giá thấp hơn của một mẫu xe với động cơ V8 của một mẫu xe khác.
Lần đặt cược này đã không đạt kết quả, và mẫu LaCrosse được đưa ra để thay thế cho mẫu Lucerne theo sau một vòng đời sản xuất chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 năm.
Peugeot Bipper Beep Beep
Những người Pháp đến từ hãng Peugeot cũng nằm trong nhóm nhà sản xuất xe ô tô thường chọn những con số để đặt tên cho xe của họ. Nhưng trong trường hợp một mẫu van được họ bán ra, Peugeot đã ra một ngoại lệ. Và trong trường hợp này, đó là một cái tên tồi.
Dòng xe van của họ đến gần đây đã vẫn được gọi là Bipper, một cái tên không mang ý nghĩa gì và nghe cũng không đến nỗi tệ lắm. Nhưng để đặt tên cho các biến thể khác nhau của dòng xe van này, Peugeot đã thêm những từ mới vào tên của chúng. Do vậy chúng ta có cái tên Bipper Beep Beep, một concept năm 2007 và mẫu Bipper Tepee được bắt đầu sản xuất vào năm 2008.
Chrysler Valiant Galant
Trở lại những năm 1960, đơn vị tại Úc của Chrysler đã tạo ra mẫu sedan Valiant. Mẫu xe này đã đạt được những thành công nhất định, được biến đổi cho một số thị trường khác với tên Charger hay Regal. Tuy nhiên, ở Anh Quốc, vùng đất của các hiệp sĩ và nữ hoàng, một sự kết hợp với nhà sản xuất Mitsubishi và mẫu Galant của họ đã dẫn đến sự ra đời của Valiant Galant đầy dũng cảm và thanh lịch.
Chevrolet Citation
Thời gian 5 năm của mẫu xe cỡ C Citiation trên thị trường vào đầu những năm 1980 là đủ để GM nhận ra sản phẩm này không phải thứ người tiêu dùng mong muốn. Được giới thiệu là một sự thay thế cho mẫu Nova, Citation là mẫu Chevrolet đầu tiên được trang bị hệ dẫn động cầu trước. Mặc dù vậy, nó cũng chỉ tồn tại được 5 đến 6 năm trên thị trường.
Renault Le Car
Liệu bạn có biết xe ô tô trong tiếng Pháp gọi là gì không? Không phải là "le car ", mà là "la voiture ".
Trở lại những năm 1970, Renault, nhà sản xuất xe từ Pháp, đã cách mạng hóa việc lái xe trên những con đường châu Âu bằng mẫu 5 - một chiếc hatchback siêu nhỏ mà vẫn được sử dụng đến tận ngày nay tại một số nơi trên thế giới.
Được yêu cầu làm cho chiếc xe trở nên hấp dẫn tại thị trường Bắc Mỹ, người Pháp đã hợp tác với American Motors Corporation sản xuất một phiên bản của mẫu 5 dành cho thị trường địa phương. Vì 5 không phải là một cái tên phù hợp do người Mỹ thường sử dụng các con số cho những con đường của họ, một vài cuộc đàm phán được đưa ra.
Vì lí do nào đó, hai công ty đã quyết định chọn 1 cái tên có 2 từ được kết hợp giữa mạo từ "le " trong tiếng Pháp với từ "car " trong tiếng Anh. Hợp lại thành Renault Le Car.
Volkswagen Parati Surf
Trở lại những năm 1980, ở Nam Mỹ, Volkswagen quyết định làm ra một thứ chưa ai từng nghĩ đến và tạo ra một chiếc station wagon 2 cửa. Vì điều này, nó đã được sử dụng làm khởi điểm cho mẫu xe cỡ B Gol, một mẫu xe đã là sản phẩm bán chạy nhất ở Brazil trong vòng 27 năm.
Mẫu station wagon 3 cửa, sau này được phát triển thêm phiên bản 5 cửa, được đặt tên là Parati, đây có thể là cách viết lái đi từ chữ "para ti ", nghĩa là "dành cho bạn " trong tiếng Bồ Đào Nha, nhưng đương nhiên đây chỉ là phỏng đoán. Volkswagen đã tiếp tục sản xuất mẫu xe này từ năm 1982 đến năm 1999, bao gồm cả phiên bản được đặt tên là Parati Surf.
Theo tin xe
Chỉ mất 12 phút để bạn học cách chế tạo một chiếc xe bằng bìa cứng với đèn LED Có ước mơ được chế tạo xe ô tô nhưng không có cơ hội trở thành một kỹ sư chính hiệu, bạn có thể dành chút thời gian để học cách chế tạo xe từ bìa cứng để phần nào thỏa mãn ước mơ. Video hướng dẫn cách chế tạo một chiếc xe đồ chơi Chế tạo xe ô tô không phải la...