Đây là lý do mà game 4 nút được các game thủ chuyên nghiệp thế giới ưa chuộng
Ai cũng biết game 4 nút là game chơi trên hệ máy tay cầm và cái tay cầm đó có 4 nút mỗi bên. Thật ra lịch sử của dòng game và dòng máy này còn kinh khủng hơn nếu không muốn nói là huyền thoại
Khi nhắc tới game 4 nút người ta nghĩ ngay đến những game cũ, lỗi thời, hình ảnh không đẹp chỉ còn là trong ký ức của thế hệ 8x, 9x đời đầu như Contra, Tetris, Mario…. Nhưng có một sự thật bất ngờ là nếu bạn chơi tốt các game 4 nút huyền thoại thì các bạn sẽ có khả năng xử lý cực bá đạo.
Ai cũng biết Game 4 nút là game chơi trên hệ máy tay cầm và cái tay cầm đó có 4 nút mỗi bên. Thật ra lịch sử của dòng game và dòng máy này còn kinh khủng hơn nếu không muốn nói là huyền thoại, một bước đột phá lịch sử trong ngành công nghiệp game ví như bước chân đầu tiên của loài người trên mặt trăng.
Ngày nay, mọi người biết nhiều đến các game 4 nút với tên NES hoặc FAMI, vì sao có hai tên này và khác nhau như thế nào? Về cơ bản, thì các tính năng, hình ảnh của cùng 1 game (lấy ví dụ ở đây là Contra) ở 2 hệ NES và FAMI đều giống nhau, điểm khác nhau đặc trưng nhất là ngôn ngữ, FAMI là viết tắt cho chữ Family Computer do Nhật sản xuất nên thường các game FAMI thường có tiếng Nhật, còn NES là tên viết tắt của Nintendo Entertainment System được sản xuất tại Bắc Mỹ nên các game NES thường có tiếng Anh và trong những ngày đầu du nhập vào Việt Nam thì chủ yếu là các game NES, các ROM (dùng để chơi game 4 nút giả lập trên máy tính) trên mạng cũng thường ghi rõ là bản JP (tiếng Nhật) hoặc US, EU (Tiếng Anh).
Hãy cùng quay ngược thời gian trở lại những năm 80, 90 của thế kỷ trước, một game 4 nút chỉ có dung lượng vài chục MB tối đa là ~150 MB được gói ghém trong một bảng mạch nhỏ xinh nên hình ảnh rất đơn giản, được mọi người gọi thân thương bằng cái tên hình ảnh 8-bit. Vậy nên, để thu hút người chơi tiếp tục bỏ hàng giờ liền ra chơi game thì nhà phát triển phải đầu tư vào nội dung game cũng như độ khó tăng dần để người chơi có thêm động lực thử thách bản thân.
Và nếu bạn có một tuổi thơ đã kinh qua các game 4 nút thì sẽ biết rõ độ khó nhất của tất cả các game 4 nút so với các game hiện giờ chính là: không có nút chơi lại và tiếp tục, bạn chỉ có vài “mạng” để hoàn thành một trò chơi ngày càng khó và có thể mất đến 1 giờ đồng hồ tập trung cao độ để hoàn thành. Chưa kể đến các combo: dép lào, chổi…của phụ huynh nếu bạn chơi quá lâu, quả là một áp lực khủng khiếp dành cho các game thủ thời ấy.
Video đang HOT
Nếu bạn đã trải qua một tuổi thơ cùng game 4 nút: chỉ có vài mạng để chơi, không thể “save” ngưng lại giữa chừng, cấp độ game càng ngày càng khó, áp lực phải hoàn thành game sớm để về nhà báo cáo phụ huynh thì chúc mừng bạn đã có một tuổi thơ thật đẹp và chắc chắn bạn là một game thủ với “tay to”. Ngày nay, các game thủ chuyên nghiệp thế giới vẫn dùng các mini game tương tự như các game 4 nút để luyện tập phản xạ, kỹ năng của mình.
Faker – Game thủ nổi tiếng của game LMHT
Ngoài ra, game 4 nút vẫn chứa đựng rất nhiều bí mật bên trong mình chờ khám phá, có thể kể đến “trứng Phục Sinh” được để lại ở những nơi bí mật trong game mà người chơi phải dày công tìm kiếm mới có thể tìm ra. Đây là các đoạn code ẩn của nhà phát triển để lại cho người chơi: có thể là tên của đội ngũ phát triển, 1 tấm ảnh gia đình… đến ngày nay vẫn đang có rất nhiều game thủ tìm kiếm các trứng phục sinh đó như là một phần thưởng cho niềm đam mê bất tận của họ dành cho game.
Dự án hồi sinh game cũ của người Việt trên Steam
Dự án được Trần Vũ Trúc thực hiện cách đây 5 năm. Giờ đây, 3dSen dường như nghệ thuật hóa việc chuyển đổi đồ họa 3D cho các tựa game cũ.
3dSen được hình thành từ 5 năm trước do Trần Vũ Trúc thực hiện. Ban đầu dự án có tên 3DNes, ngay từ khi còn là bản demo, phần mềm đã rất được chú ý.
Giờ đây, khi sản phẩm đã hoàn thiện, Trần Vũ Trúc quyết định ra mắt trên Steam. Phiên bản VR của 3dSen cũng được bán trên Itch.io.
3dSen là trình giả lập NES (Nintendo Entertainment System), cần có ROM để chơi. Trình giả lập này có thể chạy hầu hết game Nintendo ở mức độ vừa phải, khoảng 70 game điện tử 4 nút kinh điển.
3dSen khiến các tựa game Nintendo cũ như được hồi sinh. Ảnh: Kotaku.
Khối lượng công việc đồ sộ
70 là con số không lớn, nhưng việc chuyển đổi đồ họa của một game NES đơn giản sang dạng voxel, polygon và skybox tốn rất nhiều công sức.
"Số lượng công việc phụ thuộc vào độ phức tạp của đồ họa, thời lượng trò chơi hoặc yếu tố 3D xuất hiện trong game. Ví dụ, các trò đơn giản như Mario Bros, Dr. Mario, Donkey Kong, Galaga chỉ tốn vài ngày. Với các trò như Super Mario Bros 3, The Legend of Zelda, Excitebike là những game có yếu tố 3D, cần đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng", Vũ Trúc chia sẻ.
Việc điều chỉnh đồ họa 2D của các trò 8 bit sang 3D là lĩnh vực chưa nhiều người thực hiện. Khi bắt đầu dự án, Trần Vũ Trúc phải tự mình hoàn thành nhiều thứ, về mặt kỹ thuật lẫn nghệ thuật.
Vũ Trúc cũng cho biết thường gặp khó khăn khi tìm cách hiểu rõ đồ họa pixel trong các trò NES. "Những game này có nhiều yếu tố rất trừu tượng, đôi khi cần nhiều thời gian để biết chi tiết đó đại diện cho điều gì", Vũ Trúc chia sẻ.
Vào những ngày đầu dự án, Vũ Trúc đã thử nhiều cách khác nhau như chuyển đổi tự động, chuyển đổi bằng thuật toán. Nhưng sau đó anh nhận ra chỉ có chuyển đổi bằng cách thủ công mới mang lại kết quả tỉ mỉ, tinh tế nhất.
Dù 3D hoá game không phải trào lưu mới, sản phẩm được chuyển đổi bởi 3dSen lại mang những cá tính riêng
Thực tế, đoạn giới thiệu trên YouTube về 3dSen cho thấy các chi tiết nhỏ trong những game như Super Mario Bros, Castlevania được chăm chút rất chi tiết. Vũ Trúc chia sẻ đã dành thời gian hoàn thiện từng game để đạt chất lượng tốt nhất.
3dSen khiến việc chuyển đổi đồ họa NES thành một môn nghệ thuật. Theo Kotaku, ai đó có thể thử tự mình chuyển đổi một game bất kỳ, nhưng chắc chắn kết quả sẽ khác hoàn toàn với 3dSen.
Trong thời gian tới, bước tiếp theo của dự án là phát hành công cụ 3dSen Maker để người dùng tự 3D hóa trò chơi ưa thích.
Tối ưu hóa phần nhìn và chơi
Kỳ lạ là các game 3D lại khó 3D hóa hơn game 2D. "Các trò chơi với phối cảnh, đồ họa giả 3D và các trò có gameplay 3D rất khó để 3D hóa bằng công cụ 3dSen hiện tại. Để làm được điều đó, 3dSen sẽ phải cải thiện nhiều hơn", Vũ Trúc cho hay.
Vì phải mất quá nhiều công sức chỉ để chuyển đổi một trò chơi, Trần Vũ Trúc sẽ loại bỏ các trò khó chuyển đổi về mặt kỹ thuật và lọc lại những trò anh sẽ tập trung làm.
Tương lai, người chơi có thể tự 3D hóa game yêu thích bằng công cụ 3dSen maker.
Những trò được chọn có độ phổ biến cao, được người dùng 3dSen yêu cầu, cả những game kinh điển mà anh thích. Dù vậy, Vũ Trúc dự định sẽ chuyển đổi nhiều game nhất có thể.
Bên cạnh việc 3D hóa, phiên bản VR của 3dSen còn hỗ trợ bộ điều khiển VR tiêu chuẩn, đem đến nhiều trải nghiệm thú vị. Tương lai, 3D hóa game vẫn còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác như thêm giả lập chuyển động các cú đấm trong các game như Punch-Out.
3dSen là trình giả lập hiếm hoi không tập trung vào độ chính xác hay khả năng tương thích, mà có những sự độc đáo, cá tính riêng. Việc chuyển đổi đồ họa game NES cũ thành 3D không phải xu hướng mới, nhưng các chuyển đổi của 3dSen lại rất thú vị để người dùng trải nghiệm cả về phần nhìn và chơi.
Phận "bảy nổi ba chìm" của game thủ chuyên nghiệp khi nhà phát hành nắm "quyền sinh sát" Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn quyết định hy sinh tất cả để trở thành game thủ chuyên nghiệp để rồi phải nhận lại trái đắng từ phía nhà phát hành. Với những ai hay quan tâm và theo dõi ngành công nghiệp eSports chắc hẳn cũng đã quá quen thuộc với những khó khăn, gian khổ mà các vận động viên thi...