Đây là lý do khiến một số xe Toyota có thể bị bán ‘bia kèm lạc’ trong thời gian tới
Toyota cuối cùng cũng đã thấm nỗi đau mà các tập đoàn xe lớn khác trên toàn cầu phải đối diện suốt những tháng qua.
Tập đoàn xe số 1 thế giới là Toyota trong tuần này đã công bố tạm thời cắt 40% sản lượng do thiếu hụt chip bán dẫn. Họ là đơn vị lớn duy nhất không chịu ảnh hưởng ban đầu từ “cơn sóng thần” mang tên chip bán dẫn nhờ các biện pháp đối phó từ trước, chủ yếu là nhờ tích trữ phòng ngừa thiên tai – bài học được hãng rút ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima Nhật Bản vào năm 2011.
Nhờ đó, trong giai đoạn 6 tháng qua, Toyota có thể “kê cao gối ngủ” trong khi các hãng xe khác chật vật tìm bài toán giải quyết. Tới thời điểm nguồn cung đã cạn kiệt, hãng cũng chọn phương thức mạnh tay hơn các đối thủ rất nhiều khi ngừng hẳn sản xuất tại 40% nhà máy khi không chấp nhận sản xuất xe “thiếu trang bị” cho người dùng.
Các tập đoàn lớn khác chẳng hạn như GM hay Ford có xu hướng duy trì sản lượng như thường ngày nhưng số xe thiếu chip không lắp các tính năng thông minh. Phần lớn xe dạng này được bán ra thị trường cho người dùng với giá rẻ hơn nhưng một phần không nhỏ (hàng ngàn xe/ngày mỗi hãng) cũng được giữ lại tại các bãi đỗ trống chờ ngày thêm chip.
Với trữ lượng chip bán dẫn cạn kiệt từ Toyota, cuộc đua cho danh hiệu tập đoàn xe số 1 toàn cầu trong năm 2021 lại trở lại nóng bỏng hơn bao giờ hết khi Volkswagen có thể bắt kịp đối thủ. Trong 6 tháng đầu năm nay Toyota đã làm chủ cuộc đua với hơn 5 triệu xe bán ra (Volkswagen là tròn 5 triệu), tăng mạnh 32,7% so với 2020 và 4,5% so với 2019. Trước đó vào năm 2020 Toyota nhờ mức giảm nhẹ hơn từ COVID-19 đã chiếm lấy danh hiệu tập đoàn số 1 toàn cầu của đối thủ Đức.
Suzuki Motor đối mặt thiếu hụt chip bán dẫn
Suzuki Motor Corp. cảnh báo nguồn cung pin và các sản phẩm bán dẫn có thể sẽ thắt chặt trong thời gian tới, và công ty sẽ phải có những đối sách phù hợp, trong đó có thể tính đến tạm dừng hoặc hạn chế sản xuất xe để dồn sức cho các mẫu xe đang bán tốt tại các thị trường lớn.
Osamu Honda, giám đốc đại diện của Suzuki, cho biết các nhà sản xuất ô tô sẽ sử dụng nhiều pin và chip hơn, và trong trường hợp đó, Suzuki dự đoán nguồn cung các mặt hàng chip và pin sẽ hạn chế, và công ty sẽ phải có những đối sách phù hợp.
Hồi tháng Tư do thiếu chip, Suzuki đã giảm thêm 10.000 ô tô trong kế hoạch sản xuất ô tô trong nước trong tháng đó, xuống còn khoảng 71.000 ô tô, trong khi mục tiêu đưa ra hồi đầu năm là 89.000 ô tô.
Đại diện Suzuki cho biết hãng chưa thể tăng sản lượng xe nhưng đang nỗ lực sản xuất nhiều nhất có thể bằng cách thay thế một số phụ tùng hay tìm nguồn cung cấp khác nếu có thể.
Tình trạng thiếu hụt chip do một loạt nguyên nhân, từ đại dịch COVID-19, vụ hỏa hoạn tại một nhà máy chip ở Nhật Bản và thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ hồi đầu năm đã làm trì trệ hoạt động sản xuất nhiều sản phẩm, từ ô tô đến bảng điều khiển trò chơi điện tử, đồng thời khiến chính phủ nhiều nước tìm cách gia tăng nguồn cung trong nước.
Nhật Bản, quốc gia phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu, hiện đang xem xét đầu tư hàng nghìn tỷ yen để vực dậy ngành sản xuất bán dẫn. Với xu hướng chuyển dịch sang các loại xe điện và xe tự hành "trăm năm mới có một lần" này, các nhà sản xuất ô tô sẽ cần số lượng lớn các loại bán dẫn công nghệ cao.
Doanh số ô tô của Ford tăng thấp do thiếu chip Hãng sản xuất ô tô Ford (Mỹ) đã chứng kiến doanh số bán xe trong quý II vừa qua chỉ tăng khiêm tốn 9,6% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh số bán của riêng tháng Sáu giảm gần 27%. Hãng sản xuất ô tô Ford đã chứng kiến doanh số bán xe trong quý II vừa qua chỉ tăng khiêm...