Đây là lý do khiến cho người hâm mộ “mê đắm” các show sống còn của Kpop?
Trong những năm gần đây, các show truyền hình tìm kiếm tài năng trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với người hâm mộ, đặc biệt là fan Kpop. Những giải thích của các chuyên gia sau đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do khiến người người luôn dõi mắt theo những show như thế này.
Ngoài âm nhạc và phim ảnh, đất nước Hàn Quốc còn có một loại hình nội dung khác thu hút người xem không kém, đó chính là những show truyền hình sống còn. Theo format của chương trình, các thí sinh phải thi đấu với nhau để tranh ngôi vị cao nhất hoặc là một suất debut trong nhóm nhạc. Có rất nhiều nhóm nhạc bước ra từ các chương trình này và thành công có thể kể đến như: TWICE, Winner, Stray Kids. Hay các nhóm nhạc trong chuỗi chương trình “ Produce” là I.O.I, IZ*ONE, Wanna One và gần đây nhất là ENHYPEN đến từ “I-LAND”, TREASURE đến từ “YG Treasure Box”.
ENHYPEN được tạo ra từ “I-LAND”, một chương trình do đài Mnet kết hợp công ty Big Hit sản xuất.
Thậm chí trước cả khi Kpop trở nên nổi tiếng thế giới, các chương trình với concept thi đấu “một mất một còn” vẫn tạo nên hiện tượng như “Superstar K” (2009-2016) và “K-Pop Star” (2011-2017). Mới đây và đang thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả đó chính là chương trình “Kingdom” của Mnet – nơi dành cho những nhóm nhạc idol nam đã có tên tuổi cùng nhau thi tài. Ngoài ra, trong thời gian tới kênh truyền hình này cũng đang chuẩn bị sẵn sàng để vận hành một show mới mang tên “Girls Planet 999″ – một sân chơi phiên bản nâng cấp hơn của “Produce” từ những năm trước. Tuy mọc lên như nấm sau mưa nhưng các chương trình với format như trên vẫn luôn có được một lượng khán giả theo dõi nhất định, thậm chí là còn hot hơn bất cứ dự án ra mắt nhóm nhạc mới nào khác.
Video giới thiệu về show sống còn “Girl Planet 999″.
Để lý giải vì sao các show sống còn lại trở nên thịnh hành, nhà phê bình Kpop Seo Jeong Min Gap cho biết: “Người xem ngày nay dường như càng trở nên nghiện các show sống còn”. Trên thực tế, cô cho rằng khán giả còn chìm đắm vào đó hơn cả những chương trình âm nhạc hàng tuần – một trong những yếu tố đặc trưng quan trọng của ngành công nghiệp Kpop. Nhà phê bình này còn chỉ ra rằng một số chê trách sân khấu biễu diễn mỗi tuần của các nhà đài thật nhàm chán vì không có tính cạnh tranh trong đó.
Khi xem những chương trình có tính cạnh tranh cao như show sống còn, khán giả sẽ đi từ những cảm xúc này đến cảm xúc khác, từ cảm động, phẫn nộ cho đến vui vẻ. Bởi vì những thí sinh trong chương trình sống thường cạnh tranh dựa trên năng lực biểu diễn của chính mình nên người hâm mộ cho rằng sự công bằng được đề cao thông qua điều, thay vì để công ty tự lựa chọn idol ra mắt theo ý mình trong bí mật.
IZ*ONE được hình thành từ 12 thực tập sinh chiến thắng chương trình “Produce 48″.
Tất nhiên, các nhà đài còn “ưu ái” show sống còn hơn cả người hâm mộ, có thể nhìn thấy được qua lượng show được sản xuất và lên sóng trong năm. Đầu tiên là kiểu show này rất dễ thực hiện đối với tổ sản xuất. Họ chỉ cần một thông báo tuyển chọn đơn giản là đã có thể mang tất cả mọi thí sinh đến với họ. Hình thức này vừa tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc về khoản casting và sắp xếp lịch trình.
Hơn thế nữa, lượng người xem ấn tượng giúp nhà đài thu hút được nhiều quảng cáo có giá trị, mang về khoản lợi nhuận lớn. Thậm chí số tiền đó vẫn tiếp tục tăng cả sau khi các chương trình đã ngừng phát sóng. Nhà phê bình âm nhạc Han Dong Yoon chỉ ra rằng các ca khúc nổi lên từ những show này, chẳng hạn như “VVS” từ “Show Me the Money 9″ có thể đứng đầu bảng xếp hạng trong nhiều tháng và dễ dàng có lượt xem cao trên YouTube. Tất cả những yếu tố này giúp cho các đài truyền hình kiếm được lợi nhuận ổn định .
Wanna One là nhóm nhạc chiến thắng có thành công lớn ngay sau khi chương trình “Produce 101″ mùa 2 kết thúc.
Do đó, các chuyên gia K-Pop cho rằng số lượng chương trình sống còn vẫn sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian tới, thậm chí là ở quy mô ngoài lãnh thổ Hàn quốc. Vừa qua, SM Entertainment và CJ ENM bắt đầu có ý định làm chương trình theo dạng này ở Mỹ và Mỹ Latin. Han Dong Yoon giải thích: “Họ cho rằng các thành viên nước ngoài có thể giúp một nhóm nhạc K-pop xây dựng cơ sở fandom toàn cầu mạnh mẽ hơn. Nhiều chương trình dành cho idol không phải người Hàn Quốc đang là dự án được kỳ vọng lớn trong tương lai của họ”.
Nhóm MAMAMOO trong chương trình “Queendom”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng “đam mê” loạt show sống còn này. Sau vụ việc liên quan đến gian lận phiếu bầu từ chương trình “Produce” đình đám, khán giả dần trở nên mất niềm tin vào tính công bằng và nghi ngờ về sự thao túng kết quả đằng sau màn ảnh. Một số ý kiến cho biết họ cảm thấy những show mang tính chất thi đấu dần trở nên sáo rỗng và mang nội dung lặp đi lặp lại. Các chuyên gia cho biết nhà sản xuất cũng khó để tạo ra những nội dung mới mẻ hơn trong hoàn cảnh này, nhưng cũng có một số chương trình thoát khỏi cái bóng chung như “Miss/Mr. Trot” thi đấu về nhạc Trot hay “Kingdom/Queendom” dành cho những nhóm nhạc nổi tiếng cạnh tranh.
Tuy nhiên, nhà đài cần nghiêm ngặt hơn trong quá trình loại bỏ cái gọi là mặt tối của các chương trình sống còn. Các thí sinh cũng cần được đối xử tốt hơn thay vì bị lợi dụng như một công cụ để tăng lượng người xem. Nhà sản xuất nên ngừng bóp méo sự thật thông qua việc biên tập ác ý chỉ với mục đích tăng rating.
Kpop và sự thay đổi lớn ở thế hệ thứ 4
Theo Allkpop, ngành công nghiệp Kpop đang trải qua một số biến đổi mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Đó là khi những chuẩn mực được áp dụng trong quá khứ đang dần trở nên lỗi thời.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp Kpop đã tuân theo một số quy tắc và chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng điều này đang dần thay đổi khi một số nhóm nhạc thế hệ thứ 4 bắt đầu cho thấy sức ảnh hưởng trong ngành công nghiệp giải trí.
Thế hệ mới (hay còn được gọi là thế hệ gen 4) đề cập đến những ban nhạc ra mắt vào năm 2018 trở về sau. Trong đó, những cái tên tiêu biểu cho thế hệ này gồm ITZY, TXT, (g)i-dle, ENHYPEN, TREASURE, ATEEZ, EVERGLOW, Stray Kids, Aespa...
Vị thế thị trường
Trong quá khứ, 3 công ty Big 3 của Kpop gồm SM, YG và JYP nắm quyền tuyệt đối trong việc kiểm soát các quy tắc và chuẩn mực của ngành công nghiệp thần tượng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, Big 3 không còn duy trì vị thế cao nhất ở Kpop. Cả ba công ty lớn là SM, YG và JYP đều chứng kiến phong độ sụt giảm rất nhiều so với trước đây.
Thành công của BlackPink vẫn không thể giúp YG giữ được vị thế hàng đầu giới giải trí Kpop.
Trong đó, YG là công ty có sự tụt dốc lớn nhất trong Big 3 Kpop. Năm 2019 trở thành thời kỳ khủng hoảng của nhãn hiệu này với loạt scandal nghiêm trọng, đặc biệt là chuỗi bê bối của thành viên nhóm Big Bang - Seungri. Nổi tiếng song những hoạt động của BlackPink, WINNER, iKON... chỉ mang về cho YG số lợi nhuận ít ỏi là 6,4 triệu USD, giảm 63% so với 2018.
Trong khi đó, một số công ty từng được xếp hạng nhỏ lẻ ở thị trường Kpop lại vươn lên dẫn đầu với quy mô mang tầm cỡ toàn cầu. Trong đó, sự phát triển vượt bậc của HYBE Labels là minh chứng rõ ràng nhất cho thời đại của những cải tiến và giải pháp mới.
Nhờ những thành công vang dội của BTS và đường hướng mới mẻ dành cho "gà nhà", Big Hit đã vươn lên trở thành công ty giải trí có lợi nhuận cao nhất Hàn Quốc. Hãng đạt doanh thu 507 triệu USD và kiếm 63 triệu USD lợi nhuận ròng trong năm 2019.
Big Hit vượt qua Big 3 giành vị thế đứng đầu Kpop.
Giá cổ phiếu của Big Hit hiện giao dịch ở mức 235 USD/cổ phiếu, gần gấp đôi giá dự kiến. Nhờ đó, giá trị vốn hóa của công ty đạt tới 7,85 tỷ USD. Con số này cao gấp 3 lần tổng giá trị vốn hóa của cả 3 công ty Big 3 là SM, YG và JYP. Từ năm 2016-2019, doanh thu hàng năm Big Hit tăng hơn 1.500% và thu nhập ròng tăng đến 8 lần.
Định hướng phát triển
Nếu trong quá khứ, hầu hết thần tượng muốn quảng bá bản thân với công chúng, họ phải tìm cách để xuất hiện trên các chương trình tạp kỹ truyền hình, điều này hiện không còn được áp dụng ở Kpop.
Thực tế, đa số giới trẻ không còn xem truyền hình cáp mà thay vào đó là các ứng dụng trực tuyến. Bên cạnh đó, mục tiêu của mỗi công ty giải trí cũng như nghệ sĩ hoạt động ở Kpop không đơn giản chỉ là sự công nhận trong phạm vi Hàn Quốc mà phải hướng đến thị trường rộng lớn hơn là toàn cầu.
Các nhóm nhạc trẻ hiện nay dễ dàng tiếp cận công chúng.
Vì vậy, Kpop đang phục vụ cho lượng khán giả rộng hơn nhưng cũng cụ thể hơn. Các nhóm nhạc thần tượng thế hệ thứ 4 tiếp cận công chúng thông qua nội dung do chính họ tạo ra để đáp ứng nhu cầu của những đối tượng khán giả sẵn sàng ủng hộ cho các hoạt động và sản phẩm của họ.
Kang Tae Gyu - nhà báo phụ trách chuyên mục văn hóa chia sẻ: "Khi chương trình âm nhạc trở nên ít ảnh hưởng, việc tìm kiếm phương pháp hiệu quả để quảng bá cho các nghệ sĩ, đã trở thành bài học mới nhất cho các cơ quan quản lý. Hiện tại, họ đang sử dụng YouTube và các trang web âm nhạc trực tuyến làm nền tảng, phát triển thị trường cho các nghệ sĩ của họ".
Trước đây, hầu hết nghệ sĩ Kpop đều nỗ lực để có được chỗ đứng trong ngành công nghiệp nội địa, trước khi tính đến việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, các nhóm nhạc thần tượng hiện nay lại đặt mục tiêu phát triển ở quốc tế ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp.
Điển hình như nhóm nam nhà Big Hit - TXT và nhóm nhạc nữ ITZY của JYP Entertainment đều bắt đầu đẩy mạnh hoạt động quảng bá tại Mỹ ngay từ khi ra mắt.
Thậm chí, JYP còn đang từng bước đưa ITZY đến gần hơn với thị trường quốc tế bằng cách thường xuyên lưu diễn đến nhiều quốc gia trên thế giới cũng như sản xuất những show thực tế mà ở đó các thành viên đều giao tiếp và trò chuyện bằng tiếng Anh.
Ngoài ITZY và TXT, ATEEZ cũng là nhóm nhạc trẻ nuôi tham vọng Mỹ tiến với chuyến biểu diễn ở Bắc Mỹ, chỉ khoảng 4 tháng sau khi debut.
Các nhóm nhạc thế hệ 4 hướng đến phát triển ở thị trường quốc tế.
Cũng vì thế, thước đo về sự thành công ngày càng được nâng lên. Thay vì thành tích hạng nhất trên các BXH âm nhạc trong nước, các nghệ sĩ đều mong muốn có sản phẩm lọt vào BXH quốc tế dù không đứng top đầu. Bởi lẽ, khi một bài hát lọt vào BXH quốc tế đã phần nào chứng tỏ sức ảnh hưởng sâu rộng của ca sĩ cũng như chất lượng sản phẩm âm nhạc của họ.
Quy trình đào tạo
Theo Allkpop , sự thành công của series chương trình sống còn Produce 101 đã thay đổi quá trình tạo ra một nhóm nhạc thần tượng. Hầu hết idol thế hệ trước muốn debut hoặc được khán giả biết đến đều phải trải qua thời gian dài tập luyện và đào tạo khắc nghiệt để hoàn thiện kỹ năng, các thần tượng thuộc thế hệ thứ 4 đã sớm được tiếp cận người hâm mộ ngay từ trước khi ra mắt.
Nói cách khác, họ bắt đầu có lượng khán giả của riêng mình sau khi tham gia các cuộc thi tuyển chọn tài năng như Produce 101, MIXNINE, Treasure Box ... Người hâm mộ cũng đã thay đổi cách mà họ đánh giá và yêu thích các thần tượng Kpop. Những nhóm nhạc thần tượng được tạo ra không còn đòi hỏi sự hoàn hảo về kỹ năng mà tập trung vào tiềm năng và sức hút với người hâm mộ.
Những nhóm nhạc bước ra từ chương trình sống còn có thời gian đào tạo ngắn nhưng vẫn đạt được nhiều thành tích ấn tượng.
Sự ra đời và thành công vượt bậc của WANNA ONE - nhóm nhạc dự án bước ra từ chương trình sống còn Produce 101 mùa 2 là ví dụ điển hình cho luận điểm trên. Nhóm bao gồm 11 thành viên nhưng hầu hết đều là những thực tập sinh chưa được đào tạo kỹ lưỡng về kỹ năng.
Thậm chí, một số thành viên chỉ mới gia nhập công ty được vài tháng, còn thiếu sót nhiều về kỹ năng song vẫn có tên trong đội hình cuối cùng bởi họ nhận được nhiều cảm tình từ khán giả. Bởi lẽ người hâm mộ chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một nghệ sĩ.
Fandom Kpop lọt danh sách 100 nhân vật châu Á có tầm ảnh hưởng nhất Theo nhận định từ tổ chức Gold House, cộng đồng người hâm mộ Kpop khắp thế giới đã sử dụng tiếng nói và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình để ủng hộ cho các lợi ích xã hội thông qua sức mạnh của các nền tảng kỹ thuật số. Gold House là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm bảo vệ tiếng...