Đây là lý do bố mẹ nhất định phải lấy máu gót chân sau sinh cho con
Chỉ cần lấy vài giọt máu sẽ giúp phát hiện kịp thời những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết đến dịch vụ lấy máu gót chân cho bé sau sinh.
Lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh là xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào đời. Từ đó, các bác sỹ sẽ có hướng điều trị kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển tâm thần kinh và thể chất, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Sự cần thiết của việc lấy máu gót chân
Phần lớn các bệnh lý rất khó phát hiện và chẩn đoán trong thời kỳ sơ sinh. Đến khi có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đã được chứng minh thì đã là giai đoạn muộn, không còn khả năng hồi phục hoàn toàn, đặc biệt đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.
Vì vậy, việc lấy máu gót chân sơ sinh và làm sàng lọc ngay khi trẻ sinh ra là cực kỳ cần thiết, có ý nghĩa bởi vì khi mới chào đời trẻ chưa có triệu chứng bệnh gì. Khi đã có triệu chứng, các tổn thương lên não, trẻ đã bị tàn phế thì mọi thứ trở nên mất hoặc giảm giá trị.
Trong khi đó, việc được sàng lọc sớm và điều trị ngay trong thời kỳ sơ sinh sẽ mang lại hiệu quả rất cao, giúp trẻ có cơ hội trở thành người bình thường, đồng thời chi phí điều trị cũng rất rẻ.
Việc lấy máu gót chân sơ sinh và làm sàng lọc ngay khi trẻ sinh ra là cực kỳ cần thiết (Ảnh minh họa).
Các xét nghiệm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh hiện nay
Hiện nay nay, các nhà khoa học đã có thể xác định trên 500 rối loạn chuyển hoá liên quan đến nội tiết, chuyển hóa di truyền. Tuy nhiên, mỗi quốc gia dựa vào tình hình kinh tế, tỷ lệ mắc bệnh, khả năng chẩn đoán và điều trị khỏi để lựa chọn những bệnh lý để đưa vào chương trình sàng lọc sơ sinh một cách phù hợp.
Hiện nay, tại Việt Nam, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện sàng lọc được 3 bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của trẻ. Bao gồm:
Xét nghiệm bệnh thiếu men G6PD: Đây là xét nghiệm tầm soát sự thiếu hụt của enzym G6PD của trẻ. Trẻ bị thiếu men G6PD thường không có đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Màng tế bào hồng cầu sẽ dễ bị vỡ, đưa đến hiện tượng tán huyết. Nếu tán huyết kéo dài sẽ làm trẻ thiếu máu. Cơ thể bé sơ sinh bị thiếu men G6PD, hoạt động tế bào gan giảm, không kịp chuyển hóa để đào thải kịp chất này làm cho em bé bị vàng da và vàng mắt. Việc phát hiện sớm và thận trọng khi dùng thuốc, theo dõi vàng da kéo dài bất thường ngay trong những ngày đầu là vô cùng quan trọng.
Xét nghiệm bệnh suy giáp bẩm sinh: Đây là xét nghiệm phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh, khi mà cơ thể trẻ không tự sản xuất hoặc sản xuất hormon tuyến giáp không đủ. Hormon tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển của não bộ và cơ thể trẻ từ lúc sinh ra cho đến tuổi trưởng thành. Việc phát hiện sớm và điều trị bổ sung đủ lượng hormon ngay trong 2 tuần đầu sẽ giúp trẻ phát triển bình thường cả thể chất và tinh thần.
Xét nghiệm tăng tuyến thượng thận: Đây là xét nghiệm phát hiện bệnh tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, một bệnh lý rối loạn tổng hợp hormon tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh dẫn đến biểu hiện ở các thể bệnh khác: mất muối gây tử vong, mơ hồ về giới tính ở bé gái. Việc phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, giảm thiểu tình trạng nam hóa cơ quan sinh dục ngoài gây nhầm lẫn giới tính ở trẻ gái. Việc điều trị sớm ít bị ảnh hưởng tâm lý và giảm khả năng phải tạo hình cơ quan sinh dục ngoài khi bé gái lớn lên.
Video đang HOT
Ngoài ra, ở một số bệnh viện và trung tâm sàng lọc còn tiến hành thực hiện được thêm nhiều gói sàng lọc sơ sinh cao cấp với số bệnh phát hiện được rất cao, lên tới hơn 50 bệnh, trong đó có thêm một số nhóm bệnh thuộc rối loạn chuyển hóa axit béo, rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ, rối loạn chuyển hóa axit amin…
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh có thể được thực hiện ngay tại bệnh viện nơi mẹ sinh bé sau 48 giờ (Ảnh minh họa).
Phương pháp tiến hành
Các bé sơ sinh từ 2-7 ngày tuổi là đối tượng được tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Lý tưởng nhất, xét nghiệm nên được diễn ra khi bé đủ 48 giờ sau sinh để sớm có kết quả và giúp bảo vệ bé hiệu quả nhất. Trong trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20.
Bé sẽ được lấy 2 giọt máu ở gót chân vào giấy thấm máu và để khô rồi được gửi đến trung tâm tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được trả về sau khoảng 24-72 giờ. Nếu các bé mắc bệnh, bố mẹ sẽ được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn các biện pháp xử lý, chữa trị đồng thời cách chăm sóc bé để con có thể hồi phục sớm và phát triển bình thường.
Dịch vụ sàng lọc sơ sinh tại Việt Nam
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn đều có dịch vụ lấy máu gót chân để xét nghiệp sàng lọc sơ sinh như: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Vinmec… Một số bệnh viện, chi phí sinh nở có bao gồm dịch vụ này.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều trung tâm sàng lọc sơ sinh tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước có dịch vụ tiến hành làm xét nghiệm tại nhà và với nhiều lựa chọn gói sàng lọc bệnh lý khác nhau. Giá dịch vụ này khoảng hơn 3 triệu đồng.
Tốt nhất trước khi sinh, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ, trao đổi trực tiếp với bệnh viện đăng kí sinh để được thực hiện dịch vụ sàng lọc sơ sinh cho bé. Vì việc lấy vài giọt máu ở chân hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho trẻ mà lại giúp trẻ được phát triển toàn diện hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể làm trẻ bị khuyết tật hoặc tử vong.
Theo afamily
Cách nhận biết và chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Làm thế nào để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường có những dấu hiệu sau đây, các ông bố và bà mẹ hãy thử kiểm tra nhé!
1. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có những dấu hiệu sau đây:
Bé chậm tăng cân
Cân nặng chính là chỉ số là ban đầu nói lên sự phát triển thể chất của con. Trẻ trong giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao tăng chậm hơn trước, nên đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con, không phát hiện hoặc lơ là việc con bị đứng cân. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng. Mẹ có thể theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng trẻ hàng tháng: cân, đo chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ. Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới vùng chuẩn bình thường của biểu đồ, trẻ bị đe dọa suy dinh dưỡng nếu cân nặng nằm dưới đường chuẩn.
Suy dinh dưỡng về cân nặng nếu phát hiện điều trị sớm sẽ nhanh chóng phục hồi, nếu không phát hiện dần dần trẻ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến chiều cao, sẽ khó điều trị và để lại nhiều hậu quả về lâu dài.
Bé chậm phát triển về thể chất
Việc này mẹ rất dễ nhận thấy bằng cách theo dõi chiều cao và cân nặng của bé. Sau đó so sánh với bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình. Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên theo dõi các mốc phát triển vận động của trẻ như: lật, ngồi, đi đứng, nói... có phù hợp với lứa tuổi hay không.
Bé có biểu hiện mệt mỏi và đau yếu, kém linh hoạt
Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên nhân để giúp trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng... cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng.
2. Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng
Những nguyên nhân thường gặp của suy dinh dưỡng là:
- Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
- Trẻ biếng ăn.
- Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,...
3. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé
- Trong bữa ăn của trẻ cần có đủ tám nhóm thực phẩm sau đây: Ngũ cốc, ( gạo, mì, khoai, củ), thịt, cá, tôm, trứng, sữa, dầu (mỡ), rau xanh, rau củ, quả chín.
- Khi trẻ đã bị mắc bệnh suy dinh dưỡng sẽ thường rất biếng ăn, lười ăn nên cần cho cho bé ăn nhiều bữa trong ngày.
- Các mẹ hãy thay đổi nhiều cách chế biến món ăn cho hợp khẩu vị của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bổ sung các món ăn giàu dưỡngdễ tiêu như cháo, súp, sữa...
Vệ sinh ăn uống
- Đảm bảo việc ăn chín uống sôi, khi nấu xong thức ăn cần cho trẻ ăn ngay. Nếu để lâu quá hai tiếng cần nấu lại cho nóng lên.
- Cần tránh ăn những thự phẩm bị nhiễm bẩn, ô nhiễm.
- Các dụng cụ để chế biến đồ ăn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho các bé.
Vệ sinh cá nhân
- Phải tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch, cho bé thoải mái, giữ ấm và tránh bị gió lùa vào mùa đông hoặc gió quạt để tránh bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp.
- Trẻ sơ sinh cần mặc đồ vải cotton, giữ quần áo sạch sẽ, không được ăn nhiều đồ ngọt, sau khi ăn xong cần đánh răng, xúc miệng.
- Trẻ nhỏ thường hay cắn tay, bò xoài và cầm bất cứ vật gì để tìm tòi khám phá, vì thế cần taọ thói quen sạch sẽ tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng, thường xuyên cắt móng tay cho các bé.
Chăm sóc tâm lý
- Nên thường xuyên bày tỏ các xúc âu yếm, lộ tình cảm vỗ về yêu thương các bé.
- Hay khích lệ tinh thần, trò chuyện, nô đùa, tránh những cảnh thô bạo đánh đập trước mặt trẻ.
Theo www.phunutoday.vn
Cách cấp cứu tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não có thể gây tổn thương đến thần kinh và não bộ nghiêm trọng. Bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Tai biến mạch máu não là gì ? Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm thuộc hệ thần kinh trung ương với tỉ lệ gây tử...