Đây là lý do bác sĩ khuyến nghị mọi đứa trẻ nên được kiểm tra thính lực ngay khi chào đời
Khám sàng lọc kiểm tra thính lực là một trong những bài kiểm tra mà chuyên gia khuyên cha mẹ cho trẻ sơ sinh thực hiện, nhưng vì đây không phải là kiểm tra bắt buộc nên nhiều người bỏ qua.
Ngay khi vừa chào đời, dường như các bé đã phải trải qua đủ các loại xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe các em không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Các bậc cha mẹ hẳn rất sốt ruột và lo lắng, tuy nhiên những xét nghiệm này được thực hiện rất nhanh chóng và sớm trả kết quả, lúc đó cha mẹ có thể yên tâm rằng con mình khỏe mạnh.
Trong vòng vài tiếng sau khi chào đời, các bé sẽ phải trải qua nhiều xét nghiệm để đảm bảo các em khỏe mạnh. Bài kiểm tra đầu tiên chính là đo chỉ số Apgar, được thực hiện vào lúc 1 phút và 5 phút ngay sau khi bé sinh ra. Đo chỉ số Apgar hoàn toàn không đau đớn và chỉ thực hiện bên ngoài, cung cấp các thông tin về màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động và hô hấp. Chỉ số này giúp đánh giá liệu con bạn có cần trợ giúp để thích ứng với cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ hay không.
Khám sàng lọc thính lực là một trong những bài kiểm tra mà chuyên gia khuyên cha mẹ cho trẻ sơ sinh thực hiện (Ảnh minh họa).
Những xét nghiệm khác bao gồm sàng lọc cho trẻ sơ sinh, trong đó máu được lấy mẫu để giúp phát hiện sớm các rối loạn chuyển hóa, bệnh nội tiết, bệnh hồng cầu hình liềm, dị tật tim bẩm sinh, bệnh xơ nang và suy giảm miễn dịch kết hợp nặng (SCID)…
Kiểm tra thính lực là một trong những bài kiểm tra mà chuyên gia khuyên cha mẹ cho trẻ sơ sinh thực hiện, nhưng vì đây không phải là kiểm tra bắt buộc nên nhiều người bỏ qua.
Theo Tổ chức Hearing Foundation của Canada (tổ chức phi chính phủ chuyên thúc đẩy nghiên cứu về thính giác), quan tâm sức khỏe của thính giác bắt đầu với việc khám sàng lọc xem liệu trẻ có bị khiếm thính khi mới sinh hay không. Tuy nhiên, đáng tiếc là khám sàng lọc thính giác cho trẻ sơ sinh không được đề xuất tại tất cả các bệnh viện như các loại khám sàng lọc khác, do vậy, đôi khi đến 2,5-3 tuổi thì nhiều em mới được phát hiện bị khiếm thính. Đến lúc này, các em sẽ khó mà theo kịp các bạn đồng trang lứa không bị khiếm thính – đặc biệt về phát âm, giao tiếp và kĩ năng xã hội. Tại Canada, mỗi năm có hơn 2000 em sinh ra mắc bệnh khiếm thính, một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất có thể được khám sàng lọc.
Lời kêu gọi sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh được hưởng ứng trên toàn thế giới. Bác sĩ Selvarani Moodley là một chuyên gia thính học và trị liệu ngữ âm tại tổ chức Hi Hopes, một tổ chức giúp đỡ trẻ em khiếm thính được phát triển và học tập trong một thế giới mà các em không thể nghe. Bác sĩ Moodley mới đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra thính lực của trẻ em khi sinh ra khi bác sĩ được mời đến nói chuyện trên kênh radio 720 nổi tiếng của Nam Phi.
Nếu bạn nghi ngờ bé nhà mình có biểu hiện khiếm thính, hãy liên hệ với các bác sĩ để bé được kiểm tra càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
“ Chúng ta phát triển ngôn ngữ từ thính giác. Đây là cơ sở để xây dựng kĩ năng cảm xúc – xã hội, kĩ năng nhận thức và sau đó là khả năng đọc hiểu và các kĩ năng học tập. Ngôn ngữ không nhất thiết phải là những lời được nói ra. Ngôn ngữ cũng có thể là kí hiệu, nên nếu một đứa trẻ được chẩn đoán mắc khiếm thính, em vẫn có cơ hội được tiếp cận với ngôn ngữ“.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mĩ đã liệt kê những dấu hiệu khiếm thính ở trẻ sơ sinh:
- Không giật mình khi nghe thấy âm thanh to đột ngột.
- Không quay đầu sang hướng phát ra âm thanh sau 6 tháng tuổi.
- Không nói các từ đơn lẻ như “dada” và “mama” khi được 1 tuổi.
- Quay đầu khi nhìn thấy có người nhưng không trả lời khi được gọi tên.
- Dường như nghe được một số âm thanh nhất định, ngoài ra không nghe được âm thanh khác.
Nếu bạn nghi ngờ bé nhà mình có biểu hiện khiếm thính, hãy liên hệ với các bác sĩ để bé được kiểm tra càng sớm càng tốt.
Theo Helino
Quảng Nam: Hơn 2.000 trẻ em được khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí
"Mỗi lần xem ti vi, tôi chỉ ước ngày nào đó cháu mình được tài trợ để mổ tim. Thế rồi hôm nay, tôi không ngờ gia đình mình được đón nhận niềm vui ấy. Tôi chỉ biết cảm ơn trời phật", trên đây là tâm sự của bà Hồ Thị Mười, bà nội cháu Bùi Thảo Nguyên (4 tháng rưỡi), ở thôn Phú Mỹ, xã Đại Hiệp, Quảng Nam) khi tham gia chương trình "Trái tim cho em" vừa qua tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Trong hai ngày làm việc nhiệt tình, trách nhiệm và đầy tình thương của các bác sĩ, y tá thuộc Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Trung Ương Huế trong Chương trình "Trái tim cho em" lần đầu tiên đến với tỉnh Quảng Nam, khoảng 2.300 trẻ em vừa được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh.
Có hơn 100 trường hợp phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh cần tái khám và theo dõi định kỳ, 19 trường hợp có chỉ định phẫu thuật/can thiệp. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bệnh trạng chuyển nặng, cơ hội chữa trị là vô cùng ít do gia đình thiếu quan tâm, đưa trẻ đi khám quá muộn dẫn đến qua giai đoạn "vàng" để can thiệp phẫu thuật.
Mặc dù nắng nóng nhưng ngay từ sáng sớm, hàng trăm gia đình đã đưa con em đến khám sàng lọc. Có gia đình phải đi từ 4h sáng, vượt hàng trăm km để đến với chương trình.
Chị Hồ Thị Tiệp cho PV Dân trí biết, hai vợ chồng chị đều là người dân tộc thiểu số. Gia đình đã vượt 50km về bệnh viện Đa khoa Quảng Nam để khám cho con.
Bế con trai mới 9 tháng tuổi trên tay, chị Hồ Thị Tiệp cho PV Dân trí biết, mình vượt 50km về bệnh viện Đa khoa Quảng Nam để khám cho con. Từ lúc 3 tháng trở ra, con chị tím môi, khóc không ra tiếng và toàn thân tím tái. Chị sợ quá nhưng không có điều kiện đưa con đi khám ở bệnh viện.
"Lên tháng thứ 4, con bị viêm phổi nằm viện cả tháng nhưng cũng không biết con bị tim bẩm sinh. May hôm nay được biết đến chương trình, được biết con sẽ có tên trong danh sách các cháu được tài trợ tiền mổ hàng chục triệu đồng, tôi mừng rớt nước mắt", chị Tiệp nói.
Được biết chị Tiệp là người dân tộc Ka dong còn chồng là dân tộc Co. Hai vợ chồng làm nông, không ruộng, không nghề nghiệp ổn định nên ai thuê gì làm nấy. Ăn còn không đủ nên trước đó chị chưa có ý định đưa con đi chữa trị.
Cũng tại chương trình, chúng tôi để ý đến ông bố trẻ tay bế cháu bé nhỏ xíu trên tay. Thi thoảng, anh cúi xuống hôn vào vầng trán con rồi đưa tay áo quệt mồ hôi trên trán đứa trẻ bé bỏng.
Anh là Võ Văn Hòa, ở thôn Tam Hòa, xã Đại Lộc, Quảng Nam. Được biết từ khi sinh ra, con trai anh- cháu Võ Hoàng Thiên đã phải nằm lồng kính cả tháng do yếu ớt. Được 3 tháng, con bị bệnh phải đi khám ở Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng và được biết con bị đao, bị suy dinh dưỡng, bệnh tim bẩm sinh thể nặng có tên "tứ chứng Fallot" (T4F).
Anh Võ Văn Hòa, ở thôn Tam Hòa, xã Đại Lộc, Quảng Nam cho biết, con mình bị T4F. Anh đã tự liên lạc với nhiều chương trình trên mạng nhưng đây là lần đầu tiên, con anh được mổ tim miễn phí.
"Tôi lò mò lên mạng tìm hiểu thông tin một số chương trình và liên lạc để xin tài trợ nhưng đều bặt vô âm tín. Tôi nhờ bạn bè liên lạc giúp cũng không được. Con thì ngày càng oặt oẹo, không tăng cân, ăn gì cũng nôn. Hiện đã được 5 tháng nhưng con chỉ được 5kg, vợ chồng tôi sốt ruột quá.
Chúng tôi đều không có nghề nghiệp, hiện đang làm thuê. May ông bà chủ thương tình cho chúng tôi ở trọ miễn phí trong căn phòng nhỏ tầm 15m2, tiền đâu ra để phẫu thuật. Hai vợ chồng cũng vận động vay mượn họ hàng nhưng ai cũng nghèo. Đang tuyệt vọng thì chúng tôi biết được chương trình này", anh Hòa rưng rưng chia sẻ.
Được biết, bệnh nhân Võ Hoàng Thiên đã được BS chỉ định mổ. Trung bình mỗi ca mổ T4F có chi phí khoảng 40 đến hàng trăm triệu đồng, tùy độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân. Chi phí mổ sẽ được chương trình và bảo hiểm tài trợ toàn bộ.
Cháu Thảo Nguyên cũng được chẩn đoán bị T4F. Như một số bệnh nhân khác của đợt khám này, các bác sĩ ở Bệnh viện T.Ư Huế sẽ đảm nhận ca phẫu thuật.
"Mỗi lần xem ti vi, tôi chỉ ước ngày nào đó cháu mình được tài trợ để mổ tim. Thế rồi hôm nay, tôi không ngờ gia đình mình được đón nhận niềm vui ấy. Tôi chỉ biết cảm ơn trời phật", đây là tâm sự của bà Hồ Thị Mười, bà nội cháu Bùi Thảo Nguyên (4 tháng rưỡi), ở thôn Phú Mỹ, xã Đại Hiệp, Quảng Nam). Cháu Thảo Nguyên cũng được chẩn đoán bị T4F. Như một số bệnh nhân khác của đợt khám này, các bác sĩ ở Bệnh viện T.Ư Huế sẽ đảm nhận ca phẫu thuật.
Khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi tại các địa phương đã trở thành hoạt động thường xuyên của chương trình "Trái tim cho em". Chương trình do Quỹ Tấm lòng Việt, Đài THVN, Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel thực hiện từ năm 2008 đến nay . Chương trình đang hợp tác với 18 bệnh viện, trung tâm tim mạch lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để chữa trị cho các bệnh nhân nghèo.
Hiện, đã có hơn 60.000 trẻ em tại hơn 40 tỉnh được khám sàng lọc và phát hiện hơn 1.000 trường hợp bị tim bẩm sinh. Sau gần 10 năm, chương trình hỗ trợ cho hơn 4.000 trẻ em được mổ tim trên cả nước.
Hạnh Nguyên
Theo Dân trí
Sản phụ sau sinh MUỐN UỐNG NƯỚC ĐƯỜNG, không ngờ bác sỹ đẩy ngay vào phòng cấp cứu gấp Khi nghe sản phụ xin uống nước đường và bảo cảm giác nôn nao khó chịu, bác sĩ đã yêu cầu đưa sản phụ vào phòng cấp cứu ngay. Ngày 30/6 vừa qua, chị Hạ hạ sinh thành công con gái thứ 2 tại Bệnh viện sức khỏe Bà mẹ và trẻ ở Nam Kinh. Cả quá trình mang bầu và sinh nở...