Đây là loài rùa ‘khủng’ nhất từng sống trên Trái Đất, có thể ăn thịt cả cá sấu
Carbonemys cofrinii là một loài rùa thuộc chi đơn của rùa cổ đại. Với chiều dài mai có thể lên tới 1,72m và bộ hàm cực khỏe, nó có thể giết chết nhiều loài động vật khác để làm thức ăn, ngay cả cá sấu cũng không phải là ngoại lệ.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng, Carbonemys cofrinii đã từng sinh sống trên mảnh đất mà ngày nay là Nam Mỹ cách đây khoảng 60 triệu năm, tức là sau sự kiện tuyệt chủng của khủng long khoảng 5 triệu năm.
Đến năm 2005, hóa thạch của loài rùa này đã được con người phát hiện tại một mỏ than ở Columbia. Sau khi phục chế thành công, các nhà khoa học đã công bố kích thước khổng lồ của Carbonemys cofrinii.
Rùa khổng lồ Carbonemys cofrinii.
Theo đó, hộp sọ của Carbonemys cofrinii có kích thước ngang với quả bóng đá và mai dài 1,72m. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định, loài rùa này có bộ hàm cực kỳ khỏe mạnh, đủ sức nghiền nát cả cá sấu.
Đáng chú ý, ở nơi phát hiện ra hóa thạch khổng lồ của Carbonemys cofrinii, các nhà khoa học không thể tìm thấy được hóa thạch của những con rùa cùng loại hoặc động vật nhỏ hơn. Điều này cho thấy, có thể nó đã tiêu diệt tất cả sinh vật nhỏ hơn để làm thức ăn.
Trả lời phỏng vấn với báo giới, nhà nghiên cứu Dan Ksepka thuộc Đại học bang North Carolina đã tiết lộ: “Nó giống như là vị vua ở cái hồ mà nó sinh sống. Carbonemys cofrinii sống sót duy nhất ở đó vì nó đã ăn thịt tất cả đối thủ cạnh tranh và nguồn thức ăn.”
Video đang HOT
Được biết, toàn bộ nghiên cứu về loài rùa khổng lồ này được công bố trên Tạp chí Cổ sinh vật học (Journal of Systematic Paleontology).
Quốc Bảo
Theo doanhnghiepvn.vn/Roaring Earth
Linh miêu tai đen chết thảm khi đối đầu với báo hoa mai
Nhiếp ảnh gia Dietmar Willuhn đã ghi lại được một khoảnh khắc cực hiếm trong thế giới động vật hoang dã tại khu bảo tồn động vật hoang dã Selinda ở Botswana. Đó chính là cảnh báo hoa mai giết chết và ăn thịt linh miêu tai đen
Thông thường, các loài mèo lớn như linh miêu, báo hay sư tử rất ít khi chọn nhau làm thức ăn, mà chúng chỉ giết đối thủ để cạnh tranh nguồn thức ăn hoặc lãnh thổ. Thế nhưng, chú báo hoa mai này lại khiến nhiều người ngỡ ngàng khi giết chết rồi ăn thịt linh miêu tai đen.
Được biết, khoảnh khắc này do nhiếp ảnh gia Dietmar Willuhn ghi lại được tại khu bảo tồn động vật hoang dã Selinda ở Botswana.
Trước đó, khi đang mải mê tìm kiếm thức ăn, chú linh miêu tai đen đã rơi vào "ổ phục kích" của kẻ săn mồi.
Với thể hình vượt trội, bộ móng vuốt và hàm răng sắc bén, con báo hoa mai dễ dàng kết liễu đối thủ chỉ trong ít phút.
Sau khi giết chết chú linh miêu, con báo nhanh chóng tha mồi lên một cái cây gần đó để tránh bị những kẻ săn mồi khác như linh cẩu hay sư tử cướp mồi.
Chứng kiến điều này, các nhà bảo tồn động vật hoang dã đã tỏ ra vô cùng lo ngại.
Bởi vì, hành vi này cho thấy con báo quá đói nên mới chọn loài "mèo lớn" khác làm thức ăn và điều đó cho thấy nguồn thức ăn của chúng đang bị giảm sút nghiêm trọng.
Quốc Bảo
Theodoanhnghiepvn.vn/ETN
Kiến ngủ thế nào, tại sao kiến 'thống trị' thế giới? Theo thống kê của các nhà khoa học thì có khoảng 20.000 loài kiến khác nhau được phát hiện trên Trái Đất. Làm cách nào mà loài kiến có mặt khắp các ngóc ngách trên thế giới? Và tại sao kiến chúa được ngủ say còn kiện thợ lại ngủ gật hàng trăm lần mỗi ngày? Các nhà khoa học ước tính loài...